Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Giải quyết tận gốc việc dạy thêm

Đánh giá sau hơn 3 năm thực hiện chính sách “giảm kép” cho thấy, chính sách này ban đầu đã tạo ra những chuyển biến tích cực. Song do nhu cầu học thêm của các gia đình quá lớn, đã xuất hiện tình trạng dạy chui với các cơ sở, tổ chức dạy thêm trá hình. Các chuyên gia cho rằng, chừng nào còn các kỳ thi khốc liệt chừng đó các gia đình sẽ còn nhu cầu luyện thi và có cầu sẽ có cung, dù ở hình thức nào.

Từ công khai trở thành ngành "công nghiệp ngầm”

Sau khi chính sách giảm kép được áp dụng, hàng loạt trung tâm dạy thêm phải đóng cửa hoặc chuyển thành tổ chức phi lợi nhuận, không trung tâm mới nào được cấp phép. Trường học cũng phải giảm bớt bài tập về nhà hàng ngày. Ông Hou Yuxin, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu đánh giá, "giảm kép" nhằm "khôi phục giáo dục như một lợi ích công cộng", để học sinh có cơ hội phát triển công bằng.

Học sinh Trung Quốc tham gia kỳ thi Cao khảo. Nguồn: Reuters
Học sinh Trung Quốc tham gia kỳ thi Cao khảo. Nguồn: Reuters

Tuy vậy, nhu cầu học thêm quá lớn đã khiến hoạt động dạy thêm trở thành ngành "công nghiệp ngầm" và đẩy học phí lên cao ngất ngưởng. Lo con cái tụt hậu trong cuộc đua, các bậc cha mẹ Trung Quốc lén đưa con đến lớp học thêm chui, dù học phí đắt gấp 10 lần so với trước khi áp dụng chính sách.

Yuan Mei, mẹ của một nam sinh 15 tuổi, ban đầu cảm thấy chính sách "giảm kép" đã giúp họ cất được gánh nặng đáng kể, cả về tâm lý lẫn tài chính. Cô nghĩ rằng chỉ cần học trên lớp, con trai mình sẽ vượt qua kỳ thi trung khảo (thi vào trung học phổ thông). Thế nhưng, nỗi lo con trai bị tụt hậu việc học cũng dần xuất hiện với cô khi các kỳ thi đến gần.

Đánh vào tâm lý lo sợ thua thiệt của phụ huynh, một trung tâm dạy thêm ở Trung Quốc, nổi tiếng với khẩu hiệu trong quảng cáo: "Hãy để chúng tôi đào tạo con bạn. Nếu không chúng tôi sẽ đào tạo đối thủ của con bạn". Đây là cách họ đánh vào nỗi lo bị trượt trong cuộc đua khốc liệt của các kỳ thi ở Trung Quốc với tỷ lệ “chọi” rất lớn. Li Miao, người từng đảm nhận vị trí chào bán các khóa học thêm, cho biết các trung tâm thường đánh vào sự lo lắng của phụ huynh. Ngay cả khi hoạt động dạy thêm bị cấm, nỗi lo lắng này vẫn tồn tại, thậm chí phụ huynh còn lo lắng hơn nữa khi nghĩ rằng không học thêm, con em họ sẽ bị tụt lại phía sau.

Trong khi đó, việc mọc lên các trung tâm dạy chui đã khiến học phí đắt đỏ hơn, đồng thời làm tăng khoảng cách giữa những học sinh có và không học thêm. Những điều này đều đi ngược lại với mục đích ban đầu của chính sách.

Trong khi các lớp học nhóm phải ngừng hoạt động, học phí gia sư 1 - 1 ngày càng tăng. Tại các thành phố hàng đầu như Bắc Kinh và Thượng Hải, một giờ học gia sư riêng tốn khoảng 3.000 NDT. Con số này đã tăng ít nhất 10 lần so với trước đây, tương đương một phần tư mức thu nhập trung bình của dân công sở.

Vì vậy, anh Gong Erkang, đã không cho hai đứa con lớp một và lớp năm của mình học thêm nữa. Phí học thêm hàng tháng trước kia tốn khoảng vài trăm nhân dân tệ, nhưng giờ, mỗi buổi đắt gấp vài lần. Theo anh Gong, chính sách "giảm kép" ảnh hưởng đến những gia đình trung lưu nhiều nhất, còn "người giàu sẽ luôn tìm ra cách".

Nhìn tận gốc vấn đề

Cuộc đua ngầm trên thị trường học thêm được cho là sẽ tiếp diễn mà theo các chuyên gia, gốc rễ của vấn đề là tình trạng cạnh tranh khốc liệt của môi trường học tập.

Năm 2024, có 13,42 triệu thí sinh Trung Quốc tham gia kỳ thi Cao khảo - kỳ thi tuyển sinh đại học. Kỳ thi Cao khảo 2024 được đánh giá là "khốc liệt bậc nhất trong lịch sử" vì đây là năm đầu tiên số lượng thí sinh tham gia kỳ thi này vượt mốc 13 triệu người (tăng 510.000 người so với năm trước). Riêng số lượng học sinh thi lại rơi vào khoảng 4,13 triệu người. Kỳ thi Cao khảo thường diễn ra vào tháng 6 hàng năm, được xem là cột mốc mang tính quyết định đối với học sinh của đất nước hơn tỉ dân. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những kỳ thi đại học có tỉ lệ cạnh tranh khốc liệt nhất thế giới.

Thực tế cho thấy điểm thi vào trường trung học phổ thông của một học sinh sẽ quyết định người đó sẽ tiếp tục con đường học thuật hay vào các trường dạy nghề. Trong đó, những học sinh có điểm số không cao sẽ vào trường dạy nghề và học kỹ năng như cơ khí, điện, làm tóc… Đối với nhiều phụ huynh, đây là sự lựa chọn "không có tương lai", vì các trường dạy nghề từ lâu đã không được xem trọng ở Trung Quốc. Năm ngoái, với mong muốn nâng cao hình ảnh của các trường dạy nghề, Trung Quốc đã sửa đổi Luật Giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông quan trọng như nhau và nước này khuyến khích phát triển đa dạng các hình thức giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ vẫn giữ nguyên quan điểm “học nghề không thể sánh bằng học đại học".

Chen Zhiqin, một nhà phát triển phần mềm giáo dục - cho rằng, nếu cơ chế tuyển chọn nhân tài của đất nước không thay đổi, cuộc cạnh tranh "lén lút" này sẽ tiếp diễn. Rất ít trẻ em thật sự cần học thêm. Thế nhưng, nhiều trung tâm dạy thêm ép học sinh học vượt chương trình trước mỗi kỳ thi vào trung học và đại học. Chuyên gia này cũng cho rằng học sinh có những xuất phát điểm khác nhau ngay từ tiểu học và bọn trẻ bị cuốn vào "cuộc đua không phù hợp với mình".

Các chuyên gia cho rằng, trọng tâm của giải pháp không phải chỉ nằm ở việc cấm dạy thêm mà cần thay đổi cách thiết kế hệ thống giáo dục để giảm thiểu áp lực cạnh tranh điểm số cho học sinh, trong đó cần tập trung cải cách các kỳ thi, chuyển đổi cách đánh giá học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học. Trung Quốc vẫn duy trì hệ thống kỳ thi tuyển sinh, trong đó các trường trung học và cao đẳng tuyển sinh học sinh dựa trên điểm số từ các bài kiểm tra một lần một năm đang còn phổ biến. Kỳ thi tuyển sinh đại học của Trung Quốc nổi tiếng là cạnh tranh, với hơn 10 triệu thí sinh tham gia mỗi năm. Chừng nào còn các kỳ thi và còn tồn tại quan điểm cho rằng, vào được một trường đại học ưu tú đồng nghĩa có nhiều cơ hội hơn để bảo đảm một công việc được trả lương cao, chừng đó nhu cầu luyện thi ở các trung tâm dạy thêm vẫn còn mạnh mẽ.

Thế giới 24h

Israel không kích Gaza khiến 326 người thiệt mạng, phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn
Thế giới 24h

Israel không kích Gaza khiến 326 người thiệt mạng, phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn

Các cuộc không kích của Israel nhằm vào Gaza đã khiến ít nhất 326 người thiệt mạng, các quan chức y tế Palestine cho biết hôm 18.3. Hành động này đã làm sụp đổ lệnh ngừng bắn kéo dài hai tháng với Hamas sau khi Israel tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực để giải thoát những con tin còn lại tại dải đất này, Reuters đưa tin.

Trung Quốc ban hành Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng
Thế giới 24h

Trung Quốc ban hành Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng

Mới đây, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành “Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng”, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang chuyển hướng lấy nhu cầu trong nước làm động lực chính và là trụ cột của tăng trưởng kinh tế.

Trung Quốc nỗ lực tạo niềm tin về an toàn thực phẩm
Thế giới 24h

Trung Quốc nỗ lực tạo niềm tin về an toàn thực phẩm

Bê bối thực phẩm xảy ra vào năm ngoái đã gây ra sự phẫn nộ của công chúng và thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với chế độ an toàn thực phẩm của Trung Quốc. Mặc dù, nước này đã ban hành các chính sách để cải thiện hệ thống an toàn thực phẩm, song vẫn còn những vấn đề trong việc thực thi các quy định, truyền thông... Các chuyên gia nhận định, chính phủ phải tăng cường hình phạt đối với các hành vi vi phạm và thu hẹp khoảng cách trong các cơ chế an toàn thực phẩm; tận dụng sự tiến bộ về công nghệ để có các phản ứng phối hợp nhằm củng cố các hệ thống về an toàn thực phẩm.

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei
Thế giới 24h

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei

Nghị viện châu Âu lại tiếp tục vướng vào một vụ bê bối tham nhũng quy mô lớn, sau khi cảnh sát Bỉ bắt giữ một số người trong khuôn khổ cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào Nghị viện châu Âu và Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc. Vụ việc một lần nữa làm dấy lên tranh cãi về tính minh bạch và trách nhiệm của các nghị sĩ trong việc ngăn chặn tiêu cực, chỉ ít lâu sau khi xảy ra vụ Qatargate năm 2022.

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu
Thế giới 24h

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố đề xuất "Đạo luật thuốc thiết yếu" với mục tiêu cải thiện khả năng cung ứng các loại thuốc quan trọng trong Liên minh châu Âu (EU). Động thái này nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu hụt thuốc, bảo vệ sức khỏe người dân và tăng cường khả năng tự chủ dược phẩm của khối.

Tổng thống Donald Trump muốn sử dụng đất Lầu Năm Góc để chế biến khoáng sản
Thế giới 24h

Tổng thống Donald Trump muốn sử dụng đất Lầu Năm Góc để chế biến khoáng sản

Tổng thống Mỹ Donald Trump có ý định xây dựng các cơ sở luyện kim tại các căn cứ quân sự của Lầu Năm Góc như một phần trong kế hoạch thúc đẩy sản xuất khoáng sản quan trọng trong nước, hạn chế sự kiểm soát của Trung Quốc đối với lĩnh vực này, hai quan chức chính quyền cấp cao nói với Reuters.

Fukushima: Tái sinh từ thảm kịch
Thế giới 24h

Fukushima: Tái sinh từ thảm kịch

14 năm sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ngày 11.3.2011, kéo theo thảm họa hạt nhân, tỉnh Fukushima đang từng bước tái thiết và chuyển mình thành trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Dù cái tên "Fukushima" vẫn gợi nhớ đến ký ức đau thương về thảm họa và ô nhiễm hạt nhân, chính quyền địa phương và trung ương đã triển khai nhiều sáng kiến quy mô lớn để biến nơi đây thành một điểm đến khởi nghiệp đầy tiềm năng.

Chỉ có 7 nước đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của WHO năm 2024
Thế giới 24h

Chỉ có 7 nước đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của WHO năm 2024

Dữ liệu công bố hôm 11.3 cho thấy chỉ 7 bảy quốc gia đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm ngoái, trong khi các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng cuộc chiến chống khói bụi sẽ chỉ trở nên khó khăn hơn sau khi Hoa Kỳ chấm dứt nỗ lực hỗ trợ giám sát chất lượng không khí toàn cầu.

Tránh nguy cơ "già" trước khi "giàu"
Thế giới 24h

Tránh nguy cơ "già" trước khi "giàu"

Với dân số trong độ tuổi lao động đang giảm dần, nhiều nền kinh tế mới nổi sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng khẩu học tương tự như các nước phát triển. Để tránh nguy cơ trở thành những nền kinh tế “già” trước khi kịp “giàu”, họ phải hành động ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho thời điểm khi lợi tức nhân khẩu học mất dần và gánh nặng hỗ trợ dân số già trở nên không thể tránh khỏi.

Chính quyền Donald Trump 2.0 có ý nghĩa gì đối với châu Phi và châu Mỹ Latin?
Thế giới 24h

Chính quyền Donald Trump 2.0 có ý nghĩa gì đối với châu Phi và châu Mỹ Latin?

Trong khi thế giới tập trung sự chú ý vào các chính sách của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đối với Châu Âu, Trung Quốc và Nga, tác động của các chính sách mà ông ban hành đối với châu Phi và châu Mỹ Latin cũng sâu sắc không kém. Đặc biệt khi ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, chính sách của Hoa Kỳ từ lâu đã là một thế lực không thể miễn dịch.