Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh “quay trở lại với đồ nhựa”

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ cấm các cơ quan liên bang sử dụng ống hút giấy, với lý do chúng "không hiệu quả" và không bền. Thay vào đó, ông muốn chuyển sang sử dụng ống hút nhựa và đồ nhựa dùng một lần, điều mà các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực để hạn chế sử dụng.

Nước Mỹ đang sai hướng

“Chúng ta sẽ quay lại với ống hút nhựa”, Tổng thống Donald Trump phát biểu khi ông ký một sắc lệnh hành pháp để đảo ngược các chính sách mua sắm của liên bang trước đó của Chính quyền Biden khuyến khích sử dụng ống hút giấy và hạn chế ống hút nhựa để bảo vệ môi trường. Sắc lệnh này yêu cầu các cơ quan liên bang chấm dứt mua ống hút giấy “và đảm bảo rằng tất cả các cơ quan công quyền quay trở lại sử dụng ống hút nhựa”.

db31e89a-f02a-414a-afcb-14697ae09f10.jpg
Thư ký Nhà Trắng Will Scharf trình Tổng thống Donald Trump sắc lệnh cho phép quay lại với ống hút nhựa. Ảnh: AP

Động thái của ông Trump là muốn xóa sổ chính sách của Chính quyền Biden, vốn hướng tới loại bỏ dần việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần của liên bang, bao gồm cả ống hút, khỏi các sự kiện và bao bì vào năm 2027 và khỏi tất cả các hoạt động của liên bang vào năm 2035. Ông Trump tuyên bố chính sách của cựu Tổng thống Joe Biden đã “chết!” trong một bài đăng trên mạng xã hội vào cuối tuần.

Trong khi các chuyên gia chỉ ra rằng, ống hút nhựa và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần đang là nguyên nhân của các thảm họa ô nhiễm đại dương, gây hại cho các sinh vật biển, thì Tổng thống Trump cho biết hôm 10.2 rằng việc sử dụng đồ nhựa “không làm sao cả”. “Tôi không nghĩ rằng nhựa sẽ ảnh hưởng nhiều đến cá mập", ông nói trong một thông báo của Nhà Trắng.

Thư ký Nhà Trắng Will Scharf, người đã trình sắc lệnh hành pháp lên Tổng thống Trump, nói rằng việc thúc đẩy sử dụng ống hút giấy đã khiến chính phủ và ngành công nghiệp tư nhân “tốn kém rất nhiều và khiến người tiêu dùng trên khắp cả nước không hài lòng. Đây thực sự là điều ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người Mỹ”.

Ngành sản xuất nhựa đã ngay lập tức hoan nghênh quyết định của ông Trump. "Ống hút chỉ là sự khởi đầu", Matt Seaholm, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Hiệp hội Công nghiệp nhựa, cho biết trong một tuyên bố. “Quay lại với nhựa” là phong trào mà tất cả chúng ta nên ủng hộ.

Hiểm họa ô nhiễm trắng

Tuy nhiên, Christy Leavitt, Giám đốc chiến dịch giảm rác thải nhựa của nhóm môi trường Oceana lưu ý rằng hầu hết cử tri Hoa Kỳ đều ủng hộ các công ty giảm bao bì nhựa dùng một lần. "Tổng thống Trump đang đi sai hướng về nhựa dùng một lần", bà Leavitt nói. "Thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa và chúng ta không thể tiếp tục bỏ qua một trong những mối đe dọa môi trường lớn nhất mà đại dương và hành tinh của chúng ta đang phải đối mặt ngày nay".

Một số tiểu bang và thành phố của Mỹ đã cấm sử dụng ống hút nhựa, một số nhà hàng cũng không cung cấp ống hút cho khách hàng nữa như một phần của nỗ lực chuyển sang các sản phẩm tái chế có lợi cho môi trường hơn.

Theo nhóm vận động hạn chế dùng ống hút nhựa Straws Turtle Island Restoration Network, mỗi ngày người Mỹ sử dụng hơn 390 triệu ống hút. Nhóm này cho biết ống hút nhựa cần ít nhất 200 năm để phân hủy và gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với loài rùa và các loài động vật hoang dã khác khi chúng phân hủy thành vi nhựa.

Ống hút nhựa chỉ là một phần của vấn đề. Môi trường hiện nay đang tràn ngập các sản phẩm nhựa dùng một lần – từ hộp đựng thực phẩm, chai nước, hộp đựng đồ ăn mang về, nắp cà phê, túi nilon và nhiều thứ khác…, thứ đang gây ra cái được gọi là “nạn ô nhiễm trắng”. Trên toàn thế giới, các chuyên gia ước tính, cứ mỗi phút lại có một xe chở rác nhựa đổ vào đại dương từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm túi nhựa, bàn chải đánh răng, chai lọ, bao bì thực phẩm… Khi những vật liệu này phân hủy trong môi trường, đặc biệt là trong đại dương, các sinh vật biển sẽ ăn phải chúng và những hạt vi nhựa sẽ hiện trong dạ dày của cá, chim và các loài động vật khác, cũng như trong máu và mô của con người. Có nghiên cứu cho thấy vẹm và hàu chứa từ 0,36 đến 0,47 hạt vi nhựa mỗi gram, và việc tiêu thụ động vật có vỏ như vẹm và hàu có thể đưa vào cơ thể con người khoảng 11.000 hạt vi nhựa mỗi năm.

Quá trình sản xuất nhựa cũng thải ra khí gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân khiến trái đất nóng lên; và thải ra các chất gây ô nhiễm nguy hiểm khác. Hơn 90% sản phẩm nhựa có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch như dầu và khí tự nhiên.

Nhiều công ty đa quốc gia đã từ bỏ ống hút nhựa và coi việc giảm sử dụng nhựa trong toàn bộ hoạt động của mình là trọng tâm trong mục tiêu phát triển bền vững. Điều này khiến quyết định của ông Trump trở thành một ngoại lệ trong thế giới kinh doanh.

Trên thế giới, các quốc gia đang nỗ lực hướng tới một hiệp ước để giải quyết ô nhiễm nhựa. Năm ngoái, hơn 100 nhà lãnh đạo đã nhóm họp tại Hàn Quốc để thảo luận về vấn đề này. Các cuộc đàm phán sẽ được tiếp tục trong năm nay để hướng tới một hiệp ước cam kết hạn chế sản xuất nhựa cũng như dọn dẹp và tái chế loại rác thải này. Trong bối cảnh đó, sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump đang đi ngược lại hoàn toàn với những nỗ lực toàn cầu.

Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?
Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, một động thái mà Nhà Trắng tuyên bố sẽ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và giúp Mỹ thu về 100 tỷ USD doanh thu từ thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, điều này sẽ gây sức ép tài chính đối với các nhà sản xuất ô tô nội địa phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử
Thế giới 24h

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua Luật Bầu cử các chức vụ công sửa đổi nhằm giải quyết tình trạng các ứng cử viên lạm dụng áp phích bầu cử ngày càng gia tăng để quảng bá cho bản thân. Các quy định mới trong luật cấm nội dung không phù hợp trong áp phích vận động tranh cử, đặc biệt là khai thác các hình ảnh khiêu khích hoặc phục vụ lợi ích thương mại.

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa
Quốc tế

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa

Một loạt quốc gia đồng minh của Mỹ đã phải ban hành khuyến cáo đối với công dân du lịch đến Mỹ sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump thực hiện chính sách nhập cư đặc biệt nghiêm ngặt và hà khắc. Giới quan sát lo ngại, động thái này sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ, mà còn tạo ra làn sóng căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia.

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn
Thế giới 24h

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn

Một luật mới tại bang Paraíba, Brazil, sẽ thay đổi cách trưng bày sản phẩm trong các chuỗi siêu thị lớn như Assaí và Atacadão. Luật 13.403/2024, có hiệu lực từ năm 2025, nhằm cải thiện khả năng tiếp cận sản phẩm trên kệ hàng, giúp người khuyết tật, người cao tuổi và những ai gặp khó khăn trong di chuyển có thể mua sắm thuận tiện hơn.

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới
Thế giới 24h

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông sẽ công bố mức thuế đối với ô tô "trong vài ngày tới", làm dấy lên suy đoán rằng mức thuế mới đối với ô tô có thể được áp dụng trước khi mức thuế "có đi có lại" có hiệu lực vào đầu tháng 4.

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN
Thế giới 24h

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN

Hệ thống tài chính của ASEAN đang trải qua một cuộc chuyển đổi sâu rộng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (fintech). Tại 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực—Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam—tỷ lệ đầu tư fintech vào ASEAN đã tăng từ 2% năm 2018 lên 7% vào năm 2022, tương đương khoảng 4,3 tỷ USD.

Nguồn: ITN
Thế giới 24h

Đòn bẩy kích thích tiêu dùng và nhu cầu nội địa

Tại kỳ họp "Lưỡng hội" vừa kết thúc, Trung Quốc đã xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 là "thúc đẩy tiêu dùng và kích thích nhu cầu nội địa". Trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, Quốc Vụ Viện nhấn mạnh vai trò của chính sách "Hai đổi mới" - trụ cột chính để hiện thực hóa mục tiêu này. Chính sách này được công bố lần đầu vào năm 2023 nhưng chỉ thực sự được đẩy mạnh trong năm qua. Đáng chú ý, vào năm 2024, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành lập một doanh nghiệp tái chế cấp quốc gia, coi đây là giải pháp then chốt để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, giảm phát thải và hướng tới sự bền vững lâu dài.

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?
Thế giới 24h

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?

“Mức thuế trung bình của Trung Quốc đối với các sản phẩm của chúng tôi cao gấp đôi mức chúng tôi áp dụng cho họ. Và mức thuế trung bình của Hàn Quốc cao gấp 4 lần… Trong khi chúng tôi hỗ trợ rất nhiều về mặt quân sự và nhiều mặt khác cho Hàn Quốc”, Tổng thống Donald Trump đã phát biểu như vậy mới đây, báo hiệu nguy cơ Hàn Quốc sẽ nằm trong tầm ngắm.

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông
Thế giới 24h

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas đã bị phá vỡ sau khi quân đội Israel tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn trên khắp Dải Gaza, khiến hàng trăm người thiệt mạng. Phía Israel tuyên bố hành động này nhằm đáp trả việc Hamas từ chối thả thêm con tin theo kế hoạch trao đổi đã thỏa thuận trước đó. Việc Israel phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn đặt ra những thách thức lớn đối với tiến trình hòa bình ở Trung Đông.

OECD dự báo ảm đảm về tăng trưởng châu Âu và thế giới do lo ngại căng thẳng
Thế giới 24h

OECD dự báo ảm đảm về tăng trưởng châu Âu và thế giới do lo ngại căng thẳng

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của khu vực Eurozone xuống còn 1,0% trong năm 2025, giảm so với mức 1,3% được đưa ra vào tháng 12 năm ngoái. Tăng trưởng toàn cầu cũng bị điều chỉnh giảm xuống 3,1% do gián đoạn thương mại ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.

Dư luận phản ứng khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị đóng cửa Bộ Giáo dục
Thế giới 24h

Dư luận phản ứng khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị đóng cửa Bộ Giáo dục

Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị ký một sắc lệnh hành pháp vào ngày 20.3 (giờ Mỹ) yêu cầu đóng cửa Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, một quan chức Nhà Trắng cho biết. Quyết định này nhằm thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử là giải thể một cơ quan từ lâu đã là mục tiêu của phe bảo thủ.