"Tháo ngòi nổ" cuộc xung đột tại Ukraine

Cuộc chiến tại Ukraine đang tiến vào giai đoạn mới đầy quan trọng khi các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga chính thức bắt đầu vào ngày 18.2. Đây có thể là cơ hội then chốt để xác định tương lai của xung đột, dấy lên hy vọng về giải pháp hòa bình sau 3 năm đẫm máu. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra không ít lo ngại, đặc biệt liên quan đến vai trò của Ukraine trong các cuộc đàm phán và sự tham gia của các quốc gia châu Âu.

Kế hoạch được xúc tiến nhanh chóng

Đoàn đàm phán của Mỹ, do Ngoại trưởng Marco Rubio, Đặc phái viên Trung Đông Steve Witkoff và Cố vấn An ninh quốc gia Mike Waltz dẫn đầu, có mặt tại Ảrập Xêút vào ngày 18.2 để tham gia các cuộc thảo luận quan trọng. Một quan chức Ảrập Xêút cho biết, quốc gia này không chỉ là nơi tổ chức các cuộc đàm phán mà còn đóng vai trò trung gian chủ động, với Cố vấn An ninh Quốc gia của Ảrập Xêút dẫn đầu đoàn.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio (giữa). Nguồn: shafaq.com
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio (giữa). Nguồn: shafaq.com

Tuy nhiên, Ukraine đã xác nhận sẽ không tham gia các cuộc đàm phán. Tuần này, ông Zelensky thông báo kế hoạch thăm một số quốc gia, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ và Ảrập Xêút, nhưng cho biết không có kế hoạch gặp các quan chức Nga hay Mỹ trong chuyến đi đó. Dù vậy, ông Keith Kellogg, đặc phái viên về Nga - Ukraine của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đã đề cập thảo luận về khả năng tổ chức một cuộc đàm phán “kép” và sẽ đến Kiev trong tuần này để thảo luận. Tổng thống Donald Trump cũng nhấn mạnh, Ukraine sẽ tham gia các cuộc đàm phán vào thời điểm thích hợp.

Trong cuộc phỏng vấn trên Fox News vào ngày 16.2, Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng Mike Waltz chia sẻ những nguyên tắc quan trọng trong các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine. Ông Waltz nhấn mạnh 4 nguyên tắc quan trọng: Thứ nhất, chiến tranh phải chấm dứt vĩnh viễn, không phải chỉ tạm thời. Thứ hai, cuộc chiến không thể kết thúc bằng con đường quân sự, mà phải dựa vào đối thoại và thương lượng. Thứ ba, cấu trúc viện trợ cũng cần phải thay đổi để bảo đảm hiệu quả lâu dài. Cuối cùng, việc hội nhập kinh tế sẽ là chìa khóa để đạt được hòa bình bền vững trong tương lai.

Heather Conley, phó trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Trung Âu trong chính quyền Tổng thống Cộng hòa George W. Bush, nhận định, với chính sách hiện tại của Tổng thống Trump đối với Moscow, Mỹ có vẻ đang "nỗ lực xây dựng cách tiếp cận quốc tế mới, dựa trên sự hòa hợp giữa các cường quốc hiện đại".

Conley giải thích: "Tương tự như thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, chỉ có các cường quốc mới quyết định số phận của các quốc gia, và họ sẽ giành lấy những gì củng cố lợi ích kinh tế và an ninh của mình, có thể bằng tiền hoặc vũ lực". Bà tiếp tục: "Mỗi cường quốc đều đưa ra yêu cầu hoặc ép buộc các quốc gia trong khu vực ảnh hưởng của mình".

Trong chính quyền Washington hiện nay đang có sự tranh luận về hướng tiếp cận đối với Moscow. Một số người ủng hộ việc nhanh chóng thắt chặt quan hệ, trong khi số khác lo ngại rằng Tổng thống Putin có thể làm suy yếu liên minh châu Âu - Đại Tây Dương khi ông đang tìm cách khôi phục vị thế và tăng cường ảnh hưởng của Nga tại châu Âu.

Vào tuần trước, Tổng thống Trump đã phát biểu, ông mong muốn thấy Nga tái gia nhập Nhóm G7. Nga đã bị đình chỉ tư cách thành viên G8 sau khi sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Nỗi lo của Ukraine và châu Âu

Cách tiếp cận nhanh chóng của Tổng thống Donald Trump nhằm chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine đã khiến các đồng minh châu Âu và quan chức Ukraine lo ngại rằng họ sẽ bị gạt ra ngoài lề khi Washington và Moscow lên kế hoạch đàm phán trực tiếp. Tuần trước, các cố vấn cấp cao của chính quyền Tổng thống Trump, trong đó có Phó Tổng thống JD Vance, đã đưa ra bình luận, hiện thực hóa những lo ngại tại Kiev và các nước châu Âu khác rằng Mỹ có ý định giải quyết nhanh chóng cuộc xung đột với sự tham gia tối thiểu từ châu Âu.

Ngay lập tức, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phải mời các nhà lãnh đạo châu Âu tham dự một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp tại Paris vào ngày 17.2 nhằm thảo luận về an ninh khu vực. Mặc dù đây là cuộc họp thượng đỉnh “không chính thức”, nhưng nó đã thu hút sự tham gia của các lãnh đạo từ Đức, Anh, Italy, Ba Lan, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đan Mạch cùng với Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu và Tổng Thư ký NATO.

Mới đây, Thủ tướng Anh Keir Starmer bày tỏ sẵn sàng triển khai quân đội Anh đến Ukraine để thực thi một thỏa thuận hòa bình nếu cần thiết. Trong bài viết trên tờ Daily Telegraph, ông nhấn mạnh, việc bảo vệ an ninh Ukraine là điều quan trọng đối với an ninh của Anh và châu Âu. Đồng thời, ông kêu gọi các quốc gia châu Âu tăng cường chi tiêu quốc phòng và đóng vai trò lớn hơn trong NATO. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định sự hỗ trợ của Mỹ là yếu tố quan trọng để bảo đảm hòa bình, đồng thời nhà lãnh đạo này dự định gặp Tổng thống Donald Trump cùng các lãnh đạo G7 để thảo luận về các giải pháp toàn diện.

Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump lại công khai khẳng định vai trò quan trọng của Ảrập Xêút trong các cuộc đàm phán hòa bình. Ông nhấn mạnh, quốc gia Trung Đông này đã là đối tác quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ từ thời ông còn là tổng thống nhiệm kỳ trước, với chuyến công du đầu tiên vào năm 2017 là đến Ảrập Xêút. Thực tế, tuần trước, Thái tử Mohammed bin Salman chính là người đã giúp thả giáo viên Marc Fogel, công dân Mỹ bị bắt tại Nga vì mang ma túy trong hành lý khi tới Moscow.

Ông Trump cũng đề cập đến khả năng thăm Nga và mời Tổng thống Putin đến Mỹ, với mục tiêu chính là chấm dứt xung đột và ngừng đổ máu. Một thay đổi đáng chú ý trong quan điểm của nhà lãnh đạo Mỹ là ông cho rằng Ukraine có thể phải nhượng lại một số lãnh thổ như một phần của thỏa thuận hòa bình. Theo ông, mục tiêu của mình là bảo đảm hòa bình, chứ không phải tranh chấp lãnh thổ, và việc Ukraine giành lại toàn bộ đất đai hay gia nhập NATO trong thỏa thuận cuối cùng là rất khó khăn.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cũng cho rằng, Ukraine cần phải thừa nhận rằng việc khôi phục toàn bộ lãnh thổ đã mất là không khả thi. Ông nhấn mạnh, một thỏa thuận hòa bình sẽ cần có các bảo đảm an ninh vững chắc, nhưng không bao gồm việc Ukraine gia nhập NATO. Các lực lượng quân đội không thuộc NATO từ các quốc gia châu Âu và ngoài châu Âu có thể tham gia vào việc duy trì hòa bình. Tuy nhiên, quan điểm này của Mỹ đã gây lo ngại cho các lãnh đạo châu Âu, vì họ lo sợ rằng chính quyền Trump có thể sẽ ưu tiên một thỏa thuận nhanh chóng với Nga, mà không bảo đảm quyền lợi của Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, mặc dù ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình, vẫn bày tỏ lo ngại về bất kỳ thỏa thuận nào có thể làm tổn hại đến chủ quyền của Ukraine. Ông thừa nhận, châu Âu không thể bảo đảm an ninh cho Ukraine mà không có sự tham gia của Mỹ. Các quan chức Ukraine cho biết, họ vẫn đang tiếp tục đàm phán với Washington về một quan hệ đối tác an ninh và kinh tế mới. Trước đó, trong các cuộc thảo luận với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, chính quyền Tổng thống Trump đã đề xuất khả năng Ukraine tham gia vào quan hệ đối tác kinh tế với Mỹ, nhằm bảo đảm an ninh cho Ukraine và khôi phục lại hàng tỷ USD viện trợ mà chính quyền Biden đã cung cấp cho Ukraine. Chính quyền Mỹ đương nhiệm đang nỗ lực thuyết phục Ukraine đồng ý cho Mỹ tiếp cận các mỏ khoáng sản đất hiếm của nước này để đổi lấy khoản viện trợ quân sự trị giá 66 tỷ USD mà Washington cung cấp cho Kiev kể từ khi bắt đầu chiến tranh, cũng như hỗ trợ quốc phòng trong tương lai.

Quốc tế

Canada hướng tới giấc mơ châu Á
Thế giới 24h

Canada hướng tới giấc mơ châu Á

Ngày 28.4 giờ địa phương (ngày 29.4 giờ Việt Nam), cử tri Canada sẽ đi bỏ phiếu bầu Nghị viện khóa mới. Trong bối cảnh các chính sách của nước láng giềng Hoa Kỳ đang tác động sâu sắc tới sự lựa chọn của cử tri, Canada phải khẩn trương xác định lại ưu tiên đối ngoại và thương mại quốc tế của mình. 

Nguồn: fashionchinaagency.com
Nghị viện thế giới

Người bán và nền tảng số cùng chịu trách nhiệm

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã chuyển mình thành siêu cường thương mại điện tử (TMĐT) với thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự bùng nổ này kéo theo vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng lan rộng trên các nền tảng số. Nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng, Trung Quốc đã triển khai khung pháp lý nghiêm ngặt, yêu cầu các nền tảng tăng cường kiểm soát, truy xuất nguồn gốc và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm được giao dịch trực tuyến.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Liên tục hoàn thiện

Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) trên toàn cầu không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, mà còn đặt ra những thách thức lớn về quản lý chất lượng hàng hóa. Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, thông tin sản phẩm sai lệch... ngày càng phổ biến khiến nhiều quốc gia buộc phải siết chặt hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và duy trì niềm tin vào môi trường mua sắm trực tuyến. Từ châu Âu đến châu Á, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh cho đến châu Phi và Trung Đông, các quy định pháp luật liên quan đến chất lượng hàng hóa trong TMĐT đang liên tục được cập nhật và hoàn thiện.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Nhiều quy định bảo vệ quyền lợi khách hàng

Tại Nhật Bản, quốc gia nổi tiếng về quản lý chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, việc bảo vệ chất lượng hàng hóa trong môi trường thương mại điện tử (TMĐT) là nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật. Đất nước mặt trời mọc đã ban hành nhiều đạo luật và cơ chế kiểm soát để bảo đảm rằng, hàng hóa lưu thông qua nền tảng trực tuyến vẫn tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng như trong mô hình thương mại truyền thống.

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế
Quốc tế

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế

Việc thành lập Quỹ đầu tư quốc gia (SWF) Danantara, được xem như "công cụ" giúp Indonesia đạt được mục tiêu 8% tăng trưởng GDP hàng năm và chuyển đổi nền kinh tế. Song Danantara đã vấp phải nhiều tranh cãi do nguồn tài trợ của quỹ này đến từ một khoản tiền lớn trong ngân sách nhà nước và được giải phóng bởi chương trình thắt lưng buộc bụng của Chính phủ. Bất chấp tiềm năng chuyển đổi của quỹ, những vướng mắc liên tục giữa chính trị và rủi ro kinh doanh đang làm suy yếu thành công của Danantara.

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức
Quốc tế

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức

Các chuyên gia nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) là “con dao hai lưỡi” đối với tính bền vững của môi trường ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi vừa mang lại nhiều hứa hẹn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi các nước đang đẩy nhanh thiết kế các khung pháp lý về AI, những cân nhắc về khí hậu và nỗ lực giảm tác động đến môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình này. Để có thể tối ưu hóa lợi ích môi trường của AI trong khi vẫn giảm thiểu các rủi ro liên quan, các Chính phủ phải kết hợp các mục tiêu bao quát với mục tiêu cụ thể, để phối hợp trong cách tiếp cận của họ đối với AI và tính bền vững của môi trường.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con
Thế giới 24h

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con, khi tỷ lệ sinh ở nước này liên tục giảm và hiện tiệm cận mức thấp kỷ lục. Một trong những biện pháp được đề xuất là thưởng tiền mặt trị giá 5.000 USD (khoảng 130 triệu đồng) cho mỗi phụ nữ Mỹ sau khi sinh con.

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất
Thế giới 24h

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất

Theo Cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra ở Biển Marmara gần Silivri, nằm cách Thủ đô Istanbul khoảng 70km về phía Tây, các cơn dư chấn vẫn đang tiếp diễn.