Trung Quốc cam kết tăng giá đồng NDT trước nguy cơ đồng đô la Mỹ mạnh

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã cam kết thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ xuyên biên giới và phát triển thị trường nhân dân tệ ở nước ngoài, vì nhiệm vụ ổn định đồng tiền ngày càng trở nên cấp bách hơn trước nguy cơ đồng đô la Mỹ mạnh lên đang ngày càng hiện hữu.

000fffcf-e318-442c-b59f-d0d7c7b25cea.jpg
Trụ sở Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Sau hội nghị công tác năm 2025 kéo dài hai ngày, PBOC cho biết họ sẽ “nâng cao chức năng của đồng nhân dân tệ trong thanh toán xuyên biên giới, định giá và tăng cường tài trợ, qua đó tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thương mại và đầu tư”.

Trong một tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp kéo dài hai ngày, PBOC cũng cam kết "phát triển thị trường nhân dân tệ ở nước ngoài, tận dụng các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ và các ngân hàng thanh toán nhân dân tệ, đẩy nhanh quá trình phát triển Thượng Hải thành một trung tâm tài chính quốc tế và củng cố vị thế của Hong Kong như một trung tâm tài chính toàn cầu".

Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh đồng đô la Mỹ liên tục mạnh gây áp lực lên các loại tiền tệ toàn cầu, với việc Cục Dự trữ Liên bang (FED) hoãn cắt giảm lãi suất và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump liên tục đe dọa áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ 10 nền kinh tế mới nổi thuộc khối BRICS, nhằm trả đũa cho nỗ lực phi đô la hóa của tổ chức này.

Raymond Yeung, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Ngân hàng ANZ, cho biết: "PBOC đã gửi đi tín hiệu rõ ràng nhằm hạn chế nguy cơ mất giá đồng NDT khi tăng cường yếu tố phản chu kỳ trong ấn định tỷ giá hằng ngày.

PBOC đã ấn định tỷ giá cố định – còn được gọi là tỷ giá trung gian – cho đồng NDT ở mức 7,1712 NDT đổi 1 USD vào ngày 20.2, so với mức 7,1705 vào ngày 19.2.

Các nhà phân tích tại Haitong Securities đã viết trên China Money – một tạp chí hàng tháng do PBOC giám sát – rằng, ngoài việc hướng dẫn ấn định tỷ giá, PBOC còn có thể phát hành trái phiếu ngân hàng trung ương nước ngoài để quản lý thanh khoản đồng nhân dân tệ và ổn định tỷ giá hối đoái.

Tuần trước, PBOC đã hoàn tất đợt đấu thầu trái phiếu ngân hàng trung ương trị giá 60 tỷ NDT (8,24 tỷ USD) tại Hong Kong.

Thế giới 24h

Biến thách thức thành cơ hội
Thế giới 24h

Biến thách thức thành cơ hội

Năm 2025, Nhật Bản đánh dấu 80 năm vụ tấn công hạt nhân vào Hiroshima và Nagasaki trong bối cảnh nước thải của nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã qua xử lý gây tranh cãi toàn cầu. Nhật Bản có cơ hội dẫn đầu về an toàn hạt nhân và khả năng phục hồi sau thảm họa, dựa trên lịch sử và chuyên môn trong quản lý thảm họa; đồng thời có thể củng cố vai trò của mình trong việc định hình các giải pháp năng lượng bền vững và giải quyết các thách thức chung về môi trường ở Đông Á.

EU siết chặt quản lý vật liệu hạt nhân
Thế giới 24h

EU siết chặt quản lý vật liệu hạt nhân

Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) vừa chính thức thông qua một loạt quy tắc mới nhằm tăng cường hệ thống giám sát vật liệu hạt nhân, để bảo đảm việc sử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích hòa bình và phù hợp với tiến bộ công nghệ.

shafaq.com
Quốc tế

"Tháo ngòi nổ" cuộc xung đột tại Ukraine

Cuộc chiến tại Ukraine đang tiến vào giai đoạn mới đầy quan trọng khi các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga chính thức bắt đầu vào ngày 18.2. Đây có thể là cơ hội then chốt để xác định tương lai của xung đột, dấy lên hy vọng về giải pháp hòa bình sau 3 năm đẫm máu. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra không ít lo ngại, đặc biệt liên quan đến vai trò của Ukraine trong các cuộc đàm phán và sự tham gia của các quốc gia châu Âu.

Chatbot và an ninh quốc gia - tại sao DeepSeek lại gây lo ngại?
Thế giới 24h

Chatbot và an ninh quốc gia - tại sao DeepSeek lại gây lo ngại?

Chatbot AI DeepSeek của Trung Quốc đã làm đảo lộn ngành công nghiệp toàn cầu và xóa sổ hàng tỷ đô la khỏi các cổ phiếu công nghệ của Hoa Kỳ khi công bố chương trình phiên bản R1, được cho là được xây dựng trên các chất bán dẫn Nvidia giá rẻ và kém tinh vi hơn. Nhưng các chính phủ từ Rome đến Seoul có biện pháp cứng rắn với ứng dụng của Trung Quốc thân thiện với người dùng này, với lý do họ cần ngăn chặn nguy cơ rò rỉ thông tin nhạy cảm thông qua các dịch vụ AI tạo ra.

Bắc Kinh ban hành quy định mới về giao dịch trực tuyến
Thế giới 24h

Bắc Kinh ban hành quy định mới về giao dịch trực tuyến

Nhằm thúc đẩy và hướng dẫn các nền tảng giao dịch trực tuyến thực hiện trách nhiệm quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà điều hành doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cũng như người tiêu dùng trên các nền tảng, Cục Quản lý thị trường thành phố Bắc Kinh đã ban hành một loạt hướng dẫn quy định về hoạt động kinh doanh, tính minh bạch và hạn chế đối với một số hàng hóa nhất định.

Hàn Quốc: Đảng cầm quyền bác bỏ đồn đoán Tổng thống Yoon có thể tự nguyện từ chức
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Đảng cầm quyền bác bỏ đồn đoán Tổng thống Yoon có thể tự nguyện từ chức

Ngày 17.2, Lãnh đạo lâm thời của Đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền đã bác bỏ những đồn đoán gần đây cho rằng Tổng thống Yoon Suk Yeol có thể tự nguyện từ chức trước khi có phán quyết về phiên tòa luận tội ông, đồng thời gọi động thái đó là không thực tế và không phù hợp.

Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Giải quyết tận gốc việc dạy thêm
Thế giới 24h

Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Giải quyết tận gốc việc dạy thêm

Đánh giá sau hơn 3 năm thực hiện chính sách “giảm kép” cho thấy, chính sách này ban đầu đã tạo ra những chuyển biến tích cực. Song do nhu cầu học thêm của các gia đình quá lớn, đã xuất hiện tình trạng dạy chui với các cơ sở, tổ chức dạy thêm trá hình. Các chuyên gia cho rằng, chừng nào còn các kỳ thi khốc liệt chừng đó các gia đình sẽ còn nhu cầu luyện thi và có cầu sẽ có cung, dù ở hình thức nào.

Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Giảm gánh nặng cho phụ huynh và học sinh
Thế giới 24h

Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Giảm gánh nặng cho phụ huynh và học sinh

Nổi tiếng với môi trường học tập cạnh tranh khốc liệt, Trung Quốc cũng là quốc gia chứng kiến cuộc đua dạy thêm, học thêm và tình trạng bùng nổ các trung tâm gia sư tư nhân trở thành một vấn nạn. Vào năm 2021, Chính phủ đã ban hành chính sách mới “shuang jian” (song giảm) hay còn gọi là “giảm kép” với hai mục tiêu: giảm áp lực học tập cho học sinh bằng cách giảm khối lượng bài tập và giảm áp lực tài chính cho phụ huynh bằng cách siết chặt hoạt động dạy thêm.

Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Học sinh bị áp lực cả "thừa" lẫn "thiếu"
Thế giới 24h

Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Học sinh bị áp lực cả "thừa" lẫn "thiếu"

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chỉ ra Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu về xếp hạng học sinh. Không chỉ ở Thượng Hải và Bắc Kinh, học sinh ở các vùng nông thôn, vùng khó khăn cũng vượt trội so với các bạn cùng lứa ở một số quốc gia. Tuy nhiên, vị thế này cũng gây nhiều áp lực trong môi trường học tập, khi trẻ em phải dành quá nhiều thời gian cho việc học tập trong khi rất ít thời gian nghỉ ngơi hoặc vận động.