Chatbot và an ninh quốc gia - tại sao DeepSeek lại gây lo ngại?

Chatbot AI DeepSeek của Trung Quốc đã làm đảo lộn ngành công nghiệp toàn cầu và xóa sổ hàng tỷ đô la khỏi các cổ phiếu công nghệ của Hoa Kỳ khi công bố chương trình phiên bản R1, được cho là được xây dựng trên các chất bán dẫn Nvidia giá rẻ và kém tinh vi hơn. Nhưng các chính phủ từ Rome đến Seoul có biện pháp cứng rắn với ứng dụng của Trung Quốc thân thiện với người dùng này, với lý do họ cần ngăn chặn nguy cơ rò rỉ thông tin nhạy cảm thông qua các dịch vụ AI tạo ra.

Những chính quyền nào đã cấm DeepSeek?

Italy là quốc gia đầu tiên hành động khi mở cuộc điều tra về DeepSeek và tuyên bố sẽ chặn ứng dụng mới nổi của Trung Quốc khỏi mọi nền tảng để ngăn nguy cơ thất thoát cơ sở hữu dữ liệu người dùng. Cơ quan Bảo vệ Dữ liệu của Italy cũng từng chặn tạm thời ứng dụng đình đám của Mỹ ChatGPT vào năm 2023.

9669e988-f800-4c69-a9aa-e350f91ebd99.jpg
Nguồn: AP

Đài Loan là chính quyền tiếp theo cấm người dùng trong khu vực công và các cơ sở hạ tầng quan trọng sử dụng DeepSeek, cho rằng đây là sản phẩm này có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

Vài ngày sau đó, Australia cũng hành động tương tự.

Mới nhất, các bộ của Hàn Quốc - bao gồm Bộ Quốc phòng và Bộ Thống nhất, chịu trách nhiệm giám sát mối quan hệ với Triều Tiên, cùng lực lượng cảnh sát nước này đã cấm sử dụng ứng dụng này trong các máy tính quân sự và công sở, với lo ngại rủi ro về an ninh.

Sáng 17.2, chính quyền Hàn Quốc cho biết DeepSeek sẽ bị xóa khỏi các cửa hàng ứng dụng trong thời gian nước này tiến hành đánh giá cách xử lý dữ liệu cá nhân của DeepSeek.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng đã có động thái khi đưa ra "Đạo luật Không sử dụng DeepSeek trên các thiết bị của Chính phủ". Lệnh cấm cấp tiểu bang cũng được ban hành ở Texas, Virginia và New York.

Tại sao lại có mối quan ngại này?

Trong các điều khoản và điều kiện của DeepSeek, có một phần về việc cung cấp dữ liệu cá nhân cho bên thứ ba - rất giống với mục được ChatGPT của OpenAI sử dụng.

Nhưng trong khi các công ty Hoa Kỳ thường phản đối yêu cầu cung cấp dữ liệu của chính phủ, "ở Trung Quốc, khi chính phủ yêu cầu quyền truy cập, các công ty có nghĩa vụ pháp lý phải cung cấp dữ liệu người dùng", Youm Heung-youl, giáo sư an ninh dữ liệu tại Đại học Soonchunhyang, cho biết.

"Sự khác biệt giữa việc tôn trọng quyền riêng tư của người dùng và việc cung cấp quyền truy cập của chính phủ thường định hình cách các quốc gia nhận thức về lòng tin vào các công ty".

Về phần mình, Bắc Kinh tuyên bố những hành động của các nước nhằm ngăn chặn DeepSeek không phản ánh mối lo ngại chính đáng về an ninh quốc gia mà đang "chính trị hóa các vấn đề kinh tế, thương mại và công nghệ". Tuyên bố nêu rõ chính phủ Trung Quốc "không bao giờ yêu cầu các doanh nghiệp hoặc cá nhân thu thập hoặc lưu trữ dữ liệu bất hợp pháp", do vậy lo ngại của các quốc gia là vô căn cứ.

DeepSeek có phải một thành tựu bất ngờ không?

"DeepSeek được ra mắt vào tháng 5.2023 và một công nghệ như thế này không thể xuất hiện chỉ sau một đêm", Giáo sư Park Seung-chan, Giáo sư nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Yongin, nói với AFP.

Các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc hẳn đã đổ rất nhiều nguồn lực cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) của các công ty trong những năm gần đây.

Theo số liệu từ Phòng Thương mại Hàn Quốc, Trung Quốc đứng thứ hai thế giới về đầu tư vào R&D, sau Hoa Kỳ, nhưng lại cho thấy mức tăng trưởng đáng kể nhất, với khối lượng đầu tư tăng vọt hơn 11 lần trong thập kỷ qua.

"Tôi coi đây (việc phát hành thế hệ R1 của DeepSeek) là một động thái được tính toán và chuẩn bị trước thời Trump, và chúng ta nên chú ý đến làn sóng DeepSeek thứ hai và thứ ba", ông Park cho biết.

Mối lo ngại thực sự nằm ở đâu?

Khi DeepSeek ra mắt, nó đã làm đảo lộn quan điểm về các mô hình AI tiên tiến bởi chi phí phát triển của chat bot này được cho là rẻ hơn rất nhiều so với Chat GPT. DeepSeek cho biết họ sử dụng chip H800 kém tiên tiến hơn - được phép bán cho Trung Quốc cho đến năm 2023 theo quy định kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ - để cung cấp năng lượng cho mô hình học tập lớn của mình.

Trong bối cảnh các ông lớn trong ngành xuất khẩu chất bán dẫn là Hàn Quốc và Đài Loan đang phát triển mạnh mẽ nhờ doanh số bán chip tiên tiến, sự xuất hiện của DeepSeek có nguy cơ khiến ngành này rơi vào tình trạng hỗn loạn.

"Nếu DeepSeek thực sự sử dụng H800, điều đó có nghĩa là ngay cả khi không có chất bán dẫn tiên tiến, Trung Quốc vẫn có thể phát triển được mô hình học máy phát triển này với chất bán dẫn thông thường, miễn là phần mềm tốt", Park Ki-soon nói với AFP.

Ông cho biết: "Các quốc gia như Hoa Kỳ và Trung Quốc đang đầu tư nhân tài và nguồn lực vào phát triển phần mềm", đồng thời nói thêm rằng, DeepSeek đã chỉ ra rằng các chính phủ cần thúc đẩy hơn nữa hoạt động này và "cung cấp hỗ trợ để thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành này".

Thế giới 24h

Nguồn: ITN
Thế giới 24h

Đòn bẩy kích thích tiêu dùng và nhu cầu nội địa

Tại kỳ họp "Lưỡng hội" vừa kết thúc, Trung Quốc đã xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 là "thúc đẩy tiêu dùng và kích thích nhu cầu nội địa". Trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, Quốc Vụ Viện nhấn mạnh vai trò của chính sách "Hai đổi mới" - trụ cột chính để hiện thực hóa mục tiêu này. Chính sách này được công bố lần đầu vào năm 2023 nhưng chỉ thực sự được đẩy mạnh trong năm qua. Đáng chú ý, vào năm 2024, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành lập một doanh nghiệp tái chế cấp quốc gia, coi đây là giải pháp then chốt để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, giảm phát thải và hướng tới sự bền vững lâu dài.

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?
Thế giới 24h

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?

“Mức thuế trung bình của Trung Quốc đối với các sản phẩm của chúng tôi cao gấp đôi mức chúng tôi áp dụng cho họ. Và mức thuế trung bình của Hàn Quốc cao gấp 4 lần… Trong khi chúng tôi hỗ trợ rất nhiều về mặt quân sự và nhiều mặt khác cho Hàn Quốc”, Tổng thống Donald Trump đã phát biểu như vậy mới đây, báo hiệu nguy cơ Hàn Quốc sẽ nằm trong tầm ngắm.

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông
Thế giới 24h

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas đã bị phá vỡ sau khi quân đội Israel tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn trên khắp Dải Gaza, khiến hàng trăm người thiệt mạng. Phía Israel tuyên bố hành động này nhằm đáp trả việc Hamas từ chối thả thêm con tin theo kế hoạch trao đổi đã thỏa thuận trước đó. Việc Israel phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn đặt ra những thách thức lớn đối với tiến trình hòa bình ở Trung Đông.

OECD dự báo ảm đảm về tăng trưởng châu Âu và thế giới do lo ngại căng thẳng
Thế giới 24h

OECD dự báo ảm đảm về tăng trưởng châu Âu và thế giới do lo ngại căng thẳng

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của khu vực Eurozone xuống còn 1,0% trong năm 2025, giảm so với mức 1,3% được đưa ra vào tháng 12 năm ngoái. Tăng trưởng toàn cầu cũng bị điều chỉnh giảm xuống 3,1% do gián đoạn thương mại ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.

Dư luận phản ứng khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị đóng cửa Bộ Giáo dục
Thế giới 24h

Dư luận phản ứng khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị đóng cửa Bộ Giáo dục

Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị ký một sắc lệnh hành pháp vào ngày 20.3 (giờ Mỹ) yêu cầu đóng cửa Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, một quan chức Nhà Trắng cho biết. Quyết định này nhằm thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử là giải thể một cơ quan từ lâu đã là mục tiêu của phe bảo thủ.

Kế hoạch chi tiêu của Đức: Cú huých lớn vực dậy nền kinh tế
Thế giới 24h

Kế hoạch chi tiêu của Đức: Cú huých lớn vực dậy nền kinh tế

Ngày 18.3, Hạ viện Đức đã bật đèn xanh cho kế hoạch ngân sách khổng lồ và đột phá của ông Friedrich Merz - người đang có khả năng cao sẽ trở thành Thủ tướng tiếp theo của Đức. Kế hoạch này dự kiến tạo ra một quỹ đặc biệt 500 tỷ euro (544 tỷ USD) cho cơ sở hạ tầng; thay đổi toàn diện các quy tắc vay nợ để củng cố quốc phòng và phục hồi tăng trưởng ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Giới quan sát kỳ vọng kế hoạch trên sẽ thổi một luồng sinh khí mới vào thị trường tài chính châu Âu.

Vị thế mới cho quan hệ Ấn Độ - New Zealand
Thế giới 24h

Vị thế mới cho quan hệ Ấn Độ - New Zealand

Đó là nhận định của cả giới chuyên gia và báo chí khi chứng kiến những hoạt động tích cực của Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon trong chuyến công du Ấn Độ kéo dài từ ngày 17 - 21.3. Chuyến thăm cho thấy, quan hệ hợp tác giữa New Delhi và Wellington vốn bị đánh giá thấp trong lịch sử, hiện đang trở nên nổi bật về mặt chiến lược và ngoại giao.

Israel không kích Gaza khiến 326 người thiệt mạng, phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn
Thế giới 24h

Israel không kích Gaza khiến 326 người thiệt mạng, phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn

Các cuộc không kích của Israel nhằm vào Gaza đã khiến ít nhất 326 người thiệt mạng, các quan chức y tế Palestine cho biết hôm 18.3. Hành động này đã làm sụp đổ lệnh ngừng bắn kéo dài hai tháng với Hamas sau khi Israel tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực để giải thoát những con tin còn lại tại dải đất này, Reuters đưa tin.

Trung Quốc ban hành Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng
Thế giới 24h

Trung Quốc ban hành Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng

Mới đây, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành “Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng”, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang chuyển hướng lấy nhu cầu trong nước làm động lực chính và là trụ cột của tăng trưởng kinh tế.

Trung Quốc nỗ lực tạo niềm tin về an toàn thực phẩm
Thế giới 24h

Trung Quốc nỗ lực tạo niềm tin về an toàn thực phẩm

Bê bối thực phẩm xảy ra vào năm ngoái đã gây ra sự phẫn nộ của công chúng và thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với chế độ an toàn thực phẩm của Trung Quốc. Mặc dù, nước này đã ban hành các chính sách để cải thiện hệ thống an toàn thực phẩm, song vẫn còn những vấn đề trong việc thực thi các quy định, truyền thông... Các chuyên gia nhận định, chính phủ phải tăng cường hình phạt đối với các hành vi vi phạm và thu hẹp khoảng cách trong các cơ chế an toàn thực phẩm; tận dụng sự tiến bộ về công nghệ để có các phản ứng phối hợp nhằm củng cố các hệ thống về an toàn thực phẩm.

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei
Thế giới 24h

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei

Nghị viện châu Âu lại tiếp tục vướng vào một vụ bê bối tham nhũng quy mô lớn, sau khi cảnh sát Bỉ bắt giữ một số người trong khuôn khổ cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào Nghị viện châu Âu và Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc. Vụ việc một lần nữa làm dấy lên tranh cãi về tính minh bạch và trách nhiệm của các nghị sĩ trong việc ngăn chặn tiêu cực, chỉ ít lâu sau khi xảy ra vụ Qatargate năm 2022.

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu
Thế giới 24h

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố đề xuất "Đạo luật thuốc thiết yếu" với mục tiêu cải thiện khả năng cung ứng các loại thuốc quan trọng trong Liên minh châu Âu (EU). Động thái này nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu hụt thuốc, bảo vệ sức khỏe người dân và tăng cường khả năng tự chủ dược phẩm của khối.