BRICS tạm hoãn kế hoạch đồng tiền chung để tránh căng thẳng với Mỹ

Brazil, quốc gia đang giữ chức Chủ tịch luân phiên BRICS, cho biết, nhóm này sẽ không thúc đẩy một đồng tiền chung trong năm nay, nhưng sẽ vẫn thảo luận các biện pháp có thể giảm bớt phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

Nguồn tin từ các quan chức chính phủ Brazil cho biết, các kế hoạch về một loại tiền tệ chung cho BRICS vẫn chưa tiến triển vượt ra ngoài lời lẽ chính trị để trở thành các cuộc thảo luận kỹ thuật. Điều này tiếp nối các tuyên bố trước đó của Tổng thống Brazil Lula da Silva, người từ lâu đã ủng hộ việc khám phá các lựa chọn thay thế cho đồng USD.

3efe4bb8-264f-4720-a97c-4a3ee41b70bc.jpg
Ảnh nguồn: Asia Times

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2023 ở Nam Phi, nhà lãnh đạo Brazil đã nhấn mạnh nhu cầu giảm thiểu các điểm yếu của các quốc gia thành viên do sự phụ thuộc vào đồng USD.

Mới đây, cựu Tổng thống Brazil Dilma Rousseff, người hiện đang là Giám đốc Ngân hàng Phát triển Mới (NDB – hay còn gọi là Ngân hàng BRICS) có trụ sở tại Thượng Hải, đã tiết lộ rằng tổ chức cho vay này có ý định "sử dụng tiền tệ quốc gia để đầu tư vào khu vực tư nhân của các nền kinh tế của các quốc gia thành viên".

Nhưng dù theo cách nào, BRICS vẫn có thể khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump tức giận. Nhà lãnh đạo Mỹ đã nhiều lần cảnh báo nhóm BRICS chớ nên thách thức sự thống trị của "đồng USD hùng mạnh". Tuyên bố trên mạng xã hội vào tháng trước, ông Trump tuyên bố “sẽ không có cơ hội nào để BRICS thay thế đồng USD trong thương mại quốc tế, hay bất kỳ nơi nào khác, và bất kỳ quốc gia nào cố gắng làm như vậy nên nói xin chào với thuế quan và tạm biệt nước Mỹ”.

Trong khi ông Lula đã điều chỉnh lập trường về việc phát triển đồng tiền chung hoàn chỉnh cho BRICS, nhà lãnh đạo Brazil vẫn duy trì quan điểm cho rằng các quốc gia BRICS có quyền thảo luận về việc thiết lập các hình thức thương mại không khiến họ phụ thuộc hoàn toàn vào đồng USD.

Chương trình nghị sự của khối bao gồm việc khám phá công nghệ blockchain và kết nối các hệ thống thanh toán để giảm chi phí giao dịch và khả năng chịu các lệnh trừng phạt đơn phương, theo các tiêu chuẩn của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), các nguồn tin của Reuters cho biết.

"Không ai muốn gây rắc rối, nhưng các quốc gia BRICS cũng không muốn từ bỏ ý tưởng khám phá khả năng này", một nguồn tin cho biết, đồng thời nói thêm rằng các quốc gia thành viên cũng không có kế hoạch loại bỏ dự trữ USD của họ.

Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính Brazil gần đây đã thảo luận về các đề xuất thanh toán xuyên biên giới, vốn sẽ được các nhà lãnh đạo "đặt lên bàn" tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS vào tháng 7 tới, dự kiến sẽ được tổ chức tại Rio de Janeiro.

Trong khu vực, Brazil đã vận hành Hệ thống Thanh toán Nội tệ (SML) với Argentina, Uruguay và Paraguay, mặc dù việc sử dụng vẫn còn hạn chế.

Các đại diện BRICS sẽ họp tại Nam Phi vào tháng này trong khuôn khổ các cuộc họp G20 để trình bày các kế hoạch cho Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Brazil.

Khối BRICS bao gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi là các thành viên sáng lập, đã được mở rộng bao gồm thêm Ai Cập, Ethiopia, Iran, UAE và Indonesia, cùng với một loạt các quốc gia khác đang tìm kiếm tư cách thành viên đầy đủ.

Thế giới 24h

shafaq.com
Quốc tế

"Tháo ngòi nổ" cuộc xung đột tại Ukraine

Cuộc chiến tại Ukraine đang tiến vào giai đoạn mới đầy quan trọng khi các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga chính thức bắt đầu vào ngày 18.2. Đây có thể là cơ hội then chốt để xác định tương lai của xung đột, dấy lên hy vọng về giải pháp hòa bình sau 3 năm đẫm máu. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra không ít lo ngại, đặc biệt liên quan đến vai trò của Ukraine trong các cuộc đàm phán và sự tham gia của các quốc gia châu Âu.

Chatbot và an ninh quốc gia - tại sao DeepSeek lại gây lo ngại?
Thế giới 24h

Chatbot và an ninh quốc gia - tại sao DeepSeek lại gây lo ngại?

Chatbot AI DeepSeek của Trung Quốc đã làm đảo lộn ngành công nghiệp toàn cầu và xóa sổ hàng tỷ đô la khỏi các cổ phiếu công nghệ của Hoa Kỳ khi công bố chương trình phiên bản R1, được cho là được xây dựng trên các chất bán dẫn Nvidia giá rẻ và kém tinh vi hơn. Nhưng các chính phủ từ Rome đến Seoul có biện pháp cứng rắn với ứng dụng của Trung Quốc thân thiện với người dùng này, với lý do họ cần ngăn chặn nguy cơ rò rỉ thông tin nhạy cảm thông qua các dịch vụ AI tạo ra.

Bắc Kinh ban hành quy định mới về giao dịch trực tuyến
Thế giới 24h

Bắc Kinh ban hành quy định mới về giao dịch trực tuyến

Nhằm thúc đẩy và hướng dẫn các nền tảng giao dịch trực tuyến thực hiện trách nhiệm quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà điều hành doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cũng như người tiêu dùng trên các nền tảng, Cục Quản lý thị trường thành phố Bắc Kinh đã ban hành một loạt hướng dẫn quy định về hoạt động kinh doanh, tính minh bạch và hạn chế đối với một số hàng hóa nhất định.

Hàn Quốc: Đảng cầm quyền bác bỏ đồn đoán Tổng thống Yoon có thể tự nguyện từ chức
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Đảng cầm quyền bác bỏ đồn đoán Tổng thống Yoon có thể tự nguyện từ chức

Ngày 17.2, Lãnh đạo lâm thời của Đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền đã bác bỏ những đồn đoán gần đây cho rằng Tổng thống Yoon Suk Yeol có thể tự nguyện từ chức trước khi có phán quyết về phiên tòa luận tội ông, đồng thời gọi động thái đó là không thực tế và không phù hợp.

Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Giải quyết tận gốc việc dạy thêm
Thế giới 24h

Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Giải quyết tận gốc việc dạy thêm

Đánh giá sau hơn 3 năm thực hiện chính sách “giảm kép” cho thấy, chính sách này ban đầu đã tạo ra những chuyển biến tích cực. Song do nhu cầu học thêm của các gia đình quá lớn, đã xuất hiện tình trạng dạy chui với các cơ sở, tổ chức dạy thêm trá hình. Các chuyên gia cho rằng, chừng nào còn các kỳ thi khốc liệt chừng đó các gia đình sẽ còn nhu cầu luyện thi và có cầu sẽ có cung, dù ở hình thức nào.

Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Giảm gánh nặng cho phụ huynh và học sinh
Thế giới 24h

Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Giảm gánh nặng cho phụ huynh và học sinh

Nổi tiếng với môi trường học tập cạnh tranh khốc liệt, Trung Quốc cũng là quốc gia chứng kiến cuộc đua dạy thêm, học thêm và tình trạng bùng nổ các trung tâm gia sư tư nhân trở thành một vấn nạn. Vào năm 2021, Chính phủ đã ban hành chính sách mới “shuang jian” (song giảm) hay còn gọi là “giảm kép” với hai mục tiêu: giảm áp lực học tập cho học sinh bằng cách giảm khối lượng bài tập và giảm áp lực tài chính cho phụ huynh bằng cách siết chặt hoạt động dạy thêm.

Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Học sinh bị áp lực cả "thừa" lẫn "thiếu"
Thế giới 24h

Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Học sinh bị áp lực cả "thừa" lẫn "thiếu"

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chỉ ra Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu về xếp hạng học sinh. Không chỉ ở Thượng Hải và Bắc Kinh, học sinh ở các vùng nông thôn, vùng khó khăn cũng vượt trội so với các bạn cùng lứa ở một số quốc gia. Tuy nhiên, vị thế này cũng gây nhiều áp lực trong môi trường học tập, khi trẻ em phải dành quá nhiều thời gian cho việc học tập trong khi rất ít thời gian nghỉ ngơi hoặc vận động.

Lãnh đạo Mỹ - Ấn Độ nhất trí giải quyết bất đồng thuế quan, thương mại
Thế giới 24h

Lãnh đạo Mỹ - Ấn Độ nhất trí giải quyết bất đồng thuế quan, thương mại

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nhất trí sẽ sớm bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận thương mại và giải quyết bế tắc về thuế quan. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí củng cố quan hệ quốc phòng và an ninh trong cuộc gặp song phương đầu tiên tại Nhà Trắng ngày 13.2.

Châu Âu yêu cầu phải có một ghế trên bàn đàm phán về Ukraine
Thế giới 24h

Châu Âu yêu cầu phải có một ghế trên bàn đàm phán về Ukraine

Các cường quốc hàng đầu châu Âu, bao gồm Anh, Pháp và Đức, đã tuyên bố họ phải tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai về số phận của Ukraine, nhấn mạnh rằng chỉ có một thỏa thuận công bằng với các biện pháp đảm bảo an ninh mới có thể đảm bảo hòa bình lâu dài. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Nga và Mỹ sẽ nhanh chóng đàm phán kết thúc chiến tranh Ukraine.