Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên:

Quy định rõ thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên

Qua thảo luận tổ và hội trường tại Kỳ họp thứ Bảy vừa qua, một trong những nội dung của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên nhận được nhiều ý kiến khác nhau của các đại biểu Quốc hội đó là thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên (NCTN) phạm tội. Câu hỏi đặt ra là, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng để bảo vệ tốt nhất cho NCTN phạm tội?

3 cơ quan đều có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng?

Được đánh giá là một đạo luật chuyên biệt, toàn diện về tư pháp cho NCTN để bảo đảm quyền lợi cho NCTN phạm tội, dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên đã có nhiều quy định tiến bộ, nhân văn đối với NCTN, trong đó có quy định về xử lý chuyển hướng (XLCH).

Việc áp dụng biện pháp XLCH đối với NCTN phạm tội nhằm đưa ra biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả đối với NCTN; giúp NCTN nhận biết, sửa chữa sai lầm đã gây ra, tự rèn luyện và giáo dục họ trở thành công dân có ích cho xã hội. Cùng với đó, đẩy mạnh việc hòa giải giữa NCTN và bị hại hoặc cộng đồng bị ảnh hưởng do hành vi vi phạm của NCTN. Việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng (XLCH) cũng nhằm nâng cao trách nhiệm của cha mẹ, gia đình, cộng đồng tham gia trực tiếp vào hoạt động xử lý chuyển hướng. Ngoài ra, việc áp dụng biện pháp XLCH nhằm hạn chế tác động tiêu cực của thủ tục tố tụng hình sự đối với NCTN; ngăn ngừa NCTN phạm tội mới, tạo cơ hội tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích trong xã hội.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Hoàn (Thanh Hóa) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Hoàn (Thanh Hóa) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tuy nhiên, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp XLCH vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Về thẩm quyền áp dụng biện pháp XLCH, Điều 53 dự thảo Luật hiện đang được thiết kế theo 2 phương án. Phương án 1: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 36 của Luật này. Thẩm phán, Hội đồng xét xử có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng quy định tại Điều 36 của Luật này. Phương án 2: Tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp XLCH quy định tại Điều 36 của Luật này theo đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát.

Về thẩm quyền áp dụng biện pháp XLCH, tôi đề xuất một phương án khác, đó là cả 3 cơ quan, gồm: cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án đều có thẩm quyền đề xuất biện pháp XLCH ở cả giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, nhưng thay vì từng cơ quan tự quyết định thì đều phải đưa ra xem xét tại phiên họp do tòa án chủ trì và tòa án là cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp XLCH. Phiên họp nên được tổ chức đơn giản, thân thiện, với thủ tục rút gọn do 1 thẩm phán chủ trì với sự thảo luận xem xét kỹ càng của các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án. Phương án này vừa bảo đảm biện pháp XLCH có thể được xem xét áp dụng ở mọi giai đoạn của quá trình tiến hành tố tụng, vừa bảo đảm được cơ quan có thẩm quyền xem xét chặt chẽ, minh bạch, thống nhất, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bảo đảm lợi ích dành cho người chưa thành niên.

Đại biểu Quốc hội Mai Thị Phương Hoa (Nam Định)

Là cơ quan chủ trì thẩm tra dự thảo luật này, hiện Ủy ban Tư pháp cũng có ý kiến khác nhau. Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành với loại ý kiến thứ nhất - quy định cả 3 cơ quan (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) đều có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp XLCH tại mỗi giai đoạn tố tụng. Nhưng riêng biện pháp giáo dục tại Trường giáo dưỡng phải do Tòa án quyết định. Việc Tòa án quyết định trong trường hợp này nhằm đáp ứng nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời, giúp NCTN có đủ điều kiện luật định sẽ sớm được áp dụng biện pháp XLCH; phù hợp với pháp luật của nhiều nước hiện cũng giao nhiều cơ quan tiến hành tố tụng quyết định áp dụng XLCH. Ngoài ra, biện pháp giáo dục tại Trường giáo dưỡng cần tiếp tục giao duy nhất cho tòa án quyết định vì đây là biện pháp XLCH nghiêm khắc nhất, được áp dụng với NCTN trên cơ sở căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nhân thân và môi trường sống của người đó cần được giám sát, giáo dục trong một môi trường có tính kỷ luật chặt chẽ hơn.

Bên cạnh đó, có ý kiến trong Ủy ban Tư pháp tán thành với phương án thứ 2 - chỉ quy định Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp XLCH vì các biện pháp này ở mức độ nhất định cũng có tính chất hạn chế quyền con người, quyền công dân cần được giao cho Tòa án xem xét. Trên cơ sở phiên họp công khai do Tòa án tổ chức với sự tham gia của NCTN phạm tội và đại diện các cơ quan, tổ chức liên quan sẽ giúp NCTN nhận thức rõ hành vi vi phạm của mình. Sau khi nghe ý kiến trao đổi, đề xuất của các cơ quan liên quan, Tòa án sẽ quyết định biện pháp XLCH phù hợp nhất với NCTN.

Ủng hộ phương án 1 của dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương) cho rằng, quy định này nhằm bảo đảm tính kịp thời cũng như lợi ích tốt nhất của NCTN. Tuy nhiên đại biểu cũng đề nghị, dự thảo luật cần rà soát để quy định trình tự, thủ tục mở phiên họp XLCH theo hướng đơn giản, thân thiện, giúp cho NCTN nhận thức được hành vi sai trái của mình, đồng thời bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người chưa thành niên.

Nên giao thẩm quyền cho tòa án?

Cho ý kiến về thẩm quyền áp dụng biện pháp XLCH, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Hoàn (Thanh Hóa) ủng hộ phương án 2 của dự thảo Luật. Việc áp dụng biện pháp XLCH chỉ do tòa án thực hiện, nhưng không chỉ do cơ quan điều tra hay viện kiểm sát đề nghị mà tòa án hoàn toàn có quyền xem xét để quyết định.

Đồng tình với quan điểm tòa án quyết định áp dụng biện pháp XLCH, đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng, tòa án là cơ quan tư pháp cao nhất, có nhiệm vụ bảo đảm tính công bằng và minh bạch trong quá trình xét xử. Tòa án có thể đánh giá toàn diện về nhân thân, hoàn cảnh gia đình và hành vi phạm tội của NCTN, điều này giúp tòa án đưa ra quyết định áp dụng các biện pháp chuyển hướng phù hợp và hiệu quả nhất, giúp NCTN tái hòa nhập xã hội một cách bền vững.

“Hơn nữa, tòa án có thẩm quyền sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp giữa các cơ quan tư pháp, cơ quan điều tra, viện kiểm sát và các tổ chức xã hội, điều này giúp bảo đảm sự thống nhất và hiệu quả trong việc áp dụng các biện pháp chuyển hướng”, đại biểu Thạch Phước Bình nói.

Ủng hộ phương án tòa án có quyền áp dụng biện pháp XLCH,  ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng, theo quy định của Hiến pháp, người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi có bản án kết tội của tòa án. Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành bản án để xác định người nào đã phạm tội gì thì tòa án cũng là cơ quan xác định các trường hợp có được XLCH hay không. Việc thống nhất tòa án là cơ quan quyết định áp dụng biện pháp XLCH thuận lợi cho việc giải quyết hệ quả trong trường hợp đình chỉ, tạm đình chỉ áp dụng thủ tục XLCH được quy định tại Điều 59 của dự thảo Luật. “Việc giao tòa án xem xét, áp dụng biện pháp XLCH theo đề nghị của cơ quan, viện kiểm sát cũng là một hình thức kiểm soát giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần bảo đảm tính khách quan và minh bạch”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nói.

Trước đó, thảo luận tại tổ về dự thảo Luật này, có 13 ý kiến đại biểu Quốc hội nhất trí với phương án 1 - cả 3 cơ quan (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) đều có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp XLCH, có 9 ý kiến đồng tình với phương án 2 của dự thảo Luật - chỉ có tòa án có thẩm quyền áp dụng XLCH theo đề nghị của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát.

Như vậy, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, cơ quan thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo xem xét kỹ lưỡng để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo, bảo đảm tốt nhất quyền lợi của NCTN phạm tội.

Lập pháp

Phòng ngừa, hạn chế rủi ro trước biến động liên tục của giá điện
Lập pháp

Phòng ngừa, hạn chế rủi ro trước biến động liên tục của giá điện

Không nên hạn chế giao dịch mua bán điện tương lai ở một dạng hợp đồng duy nhất là “hợp đồng kỳ hạn”, mà cần phải mở rộng thêm nhiều dạng hợp đồng khác như “hợp đồng quyền chọn”. Cả hai loại hợp đồng này đều là công cụ bảo hiểm giá có vai trò, chức năng phòng ngừa, hạn chế rủi ro trước biến động liên tục của giá điện giao ngay và chi phí sản xuất không ổn định.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Sửa đổi để theo kịp xu hướng chung của thế giới
Lập pháp

Sửa đổi để theo kịp xu hướng chung của thế giới

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 457/QĐ-TTg ngày 28.5.2024 thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng dự án Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi), do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm Trưởng Ban. Quyết định này không chỉ thể hiện sự quan tâm của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo mà còn là một cách tiếp cận mới nhằm nâng cao chất lượng trong việc xây dựng pháp luật.

Phát huy hiệu quả mối quan hệ giữa Nhà nước - nhà nghiên cứu - doanh nghiệp
Lập pháp

Phát huy hiệu quả mối quan hệ giữa Nhà nước - nhà nghiên cứu - doanh nghiệp

Trong dự thảo Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi) lần này phải phát huy cho được mối quan hệ giữa "ba nhà": Nhà nước - nhà nghiên cứu - nhà doanh nghiệp. Đặc biệt, không nên hành chính hóa các cơ chế hợp tác giữa "ba nhà", trong đó Nhà nước giữ vai trò xúc tác, kiến tạo môi trường, hệ sinh thái và các hoạt động hợp tác để sử dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu giữa nhà nghiên cứu với doanh nghiệp theo cơ chế thỏa thuận, hợp đồng.

Thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt
Lập pháp

Thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt

Để bảo đảm tính chuyên môn và chuyên sâu trong hoạt động xét xử vụ việc sở hữu trí tuệ, phá sản, bảo đảm tính độc lập của Thẩm phán, Hội đồng thẩm phán khi xét xử các vụ án hành chính, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Văn Tiến cho biết, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024 đã bổ sung quy định về việc thành lập các Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Hành chính, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Phá sản.

Quản lý quảng cáo cần bảo đảm cân bằng và hài hòa
Quốc hội và Cử tri

Quản lý quảng cáo cần bảo đảm cân bằng và hài hòa

Tại Hội thảo góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, các chuyên gia đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cần bám sát quan điểm bảo đảm cân bằng và hài hòa trong quản lý hoạt động quảng cáo. Bởi, như vậy sẽ vừa kiến tạo phát triển, đổi mới sáng tạo, vừa kiểm soát được rủi ro trong thực hiện các hoạt động quảng cáo.

Phòng, chống tiêu cực trong hoạt động đấu giá
Quốc hội và Cử tri

Phòng, chống tiêu cực trong hoạt động đấu giá

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về 5 luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi khẳng định, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản là một bước hoàn thiện về thể chế nhằm bảo đảm cho hoạt động đấu giá phát triển ổn định, bền vững, phòng chống tiêu cực trong hoạt động đấu giá. Đây cũng là cơ sở pháp lý để hoạt động đấu giá trực tuyến phát triển, bảo đảm yêu cầu chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trên các lĩnh vực của đời sống KT - XH.

Bổ sung quy định hỗ trợ nạn nhân
Lập pháp

Bổ sung quy định hỗ trợ nạn nhân

So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người hiện bổ sung nhiều quy định nhằm hỗ trợ nạn nhân của hành vi mua bán người. Điều đáng nói, dự thảo Luật đã bổ sung đối tượng đang trong quá trình xác định là nạn nhân của hành vi mua bán người cũng được hưởng các chính sách hỗ trợ. Việc bổ sung đối tượng này là cần thiết, nhằm bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền của nạn nhân mua bán người.

Thiết lập văn hóa giao thông không uống rượu bia khi điều khiển phương tiện, giảm thiểu tai nạn giao thông
Lập pháp

Thiết lập văn hóa giao thông không uống rượu bia khi điều khiển phương tiện, giảm thiểu tai nạn giao thông

Theo Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Quy định này xuất phát từ Chỉ thị 23 - CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới, nhằm thiết lập văn hóa giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông.

Các thành phố trực thuộc Trung ương rất cần có quy hoạch chung
Lập pháp

Các thành phố trực thuộc Trung ương rất cần có quy hoạch chung

Có cần lập quy hoạch chung với các thành phố trực thuộc Trung ương; điều chỉnh quy định về quy hoạch không gian ngầm… là những vấn đề hiện còn ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Tại Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật do Ủy ban Kinh tế phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức vừa qua, các chuyên gia nhất trí việc xây dựng quy hoạch chung với các thành phố trực thuộc Trung ương là rất cần thiết, các thành phố lớn trên thế giới cũng có quy hoạch chung.

Ngăn chặn việc sử dụng dao có tính sát thương cao vào mục đích vi phạm pháp luật
Lập pháp

Ngăn chặn việc sử dụng dao có tính sát thương cao vào mục đích vi phạm pháp luật

Bày tỏ đồng tình với việc bổ sung dao có tính sát thương cao vào Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) song nhiều ý kiến ĐBQH, chuyên gia đề nghị, cần quy định rõ chế độ quản lý “dao có tính sát thương cao” gắn với mục đích sử dụng. Trường hợp sử dụng “dao có tính sát thương cao” phục vụ mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày thì không coi là vũ khí nhưng phải được quản lý chặt chẽ, nhằm ngăn chặn nguy cơ sử dụng vào mục đích vi phạm pháp luật.

Quan trọng nhất là phải mở rộng không gian phát triển
Lập pháp

Quan trọng nhất là phải mở rộng không gian phát triển

TS. NGUYỄN ĐÌNH CUNG - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Việc Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng sẽ tạo động lực lớn cho thành phố vươn lên. Song, để Đà Nẵng thực sự đột phá, quan trọng nhất là phải mở rộng không gian phát triển.

Thể chế tạo động lực cho Đà Nẵng phát triển trong giai đoạn mới
Lập pháp

Thể chế tạo động lực cho Đà Nẵng phát triển trong giai đoạn mới

Trong chương trình Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội thảo luận và sẽ xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng… Phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với TS. TRẦN DU LỊCH - Chuyên gia kinh tế và cũng là người có nhiều năm nghiên cứu, tư vấn chính sách phát triển cho TP. Đà Nẵng về nội dung này.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

TheoLuật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Trao quyền chủ động hơn cho công đoàn trong công tác cán bộ
Xây dựng luật

Trao quyền chủ động hơn cho công đoàn trong công tác cán bộ

Tại phiên thảo luận tổ 4, Đợt 1, Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV vừa qua về Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), các đại biểu nhất trí tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Công đoàn 2012; đồng thời, nhấn mạnh cần trao quyền chủ động hơn cho tổ chức công đoàn trong công tác cán bộ để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đại diện, bảo vệ cho người lao động tại doanh nghiệp. Bởi hiện nay, cán bộ công đoàn tại công đoàn cơ sở đều hoạt động kiêm nhiệm và do người sử dụng lao động trả lương. 

Để Luật không “lỡ nhịp” với hơi thở cuộc sống
Lập pháp

Để Luật không “lỡ nhịp” với hơi thở cuộc sống

Đánh giá về Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, nhiều đại biểu chuyên gia cho rằng, qua 5 năm triển khai thực hiện đã góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong tình hình mới hiện nay đã phát sinh một số khó khăn, bất cập cấp thiết phải sửa đổi, bổ sung để Luật không “lỡ nhịp” với hơi thở cuộc sống.

Cấp thiết, kịp thời trong công tác phòng, chống tội phạm
Quốc hội và Cử tri

Cấp thiết, kịp thời trong công tác phòng, chống tội phạm

Chiều nay 24.5, theo chương trình kỳ họp thứ Bảy, các đại biểu sẽ thảo luận Tổ về dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Trao đổi với phóng viên, Trưởng Phòng 3, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an, Đại tá VŨ MINH HÙNG nhấn mạnh, việc sửa đổi luật là cấp thiết, nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, trình tự, thủ tục hành chính và khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập, tạo cơ sở pháp lý kịp thời trong công tác phòng, chống tội phạm.