Dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi)

Cần giải pháp đột phá để khuyến khích phát triển hoạt động lưu trữ tư

Thảo luận tại Hội trường chiều 27.11, các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) mở rộng phạm vi điều chỉnh và dành một chương quy định về lưu trữ tư sẽ tạo hành lang pháp lý để khuyến khích, thu hút các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động lưu trữ, góp phần xây dựng một xã hội lưu trữ, một quốc gia lưu trữ. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu, có giải pháp đột phá để khuyến khích phát triển hoạt động lưu trữ tư.

Tạo hành lang pháp lý để các tổ chức, cá nhân tham gia lưu trữ

Theo Tờ trình của Chính phủ, dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) đã mở rộng phạm vi điều chỉnh và dành một chương (Chương VI) để quy định cụ thể về yêu cầu của hoạt động lưu trữ tư; hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tư; quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động lưu trữ tư; hoạt động nghiệp vụ lưu trữ tư, các nội dung đặc thù về nghiệp vụ lưu trữ tư...

Nội dung này được các đại biểu Quốc hội đánh giá cao bởi thực tế cho thấy đang có nhiều tài liệu lưu trữ tư rất có giá trị nhưng chưa được lưu giữ, phát huy phù hợp, chủ yếu được lưu giữ dưới hình thức rất đơn giản, chưa được đánh giá để phát huy giá trị, thậm chí đã xảy ra nhiều trường hợp bị đánh cắp, chuyển nhượng ra nước ngoài. ĐBQH Nguyễn Thị Sửu (Thừa Thiên Huế) cho rằng, các quy định được bổ sung sẽ tạo hành lang pháp lý để các tổ chức, cá nhân tham gia lưu trữ, góp phần bảo đảm lưu giữ, bảo vệ, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tư phục vụ lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia, đồng thời thực hiện định hướng đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động lưu trữ, xây dựng một xã hội lưu trữ, một quốc gia lưu trữ.  

Tuy nhiên, ĐBQH Lý Tiết Hạnh (Bình Định) lưu ý, quy định về lưu trư tư và lưu trữ Nhà nước tại dự thảo Luật đang cùng một hệ quy chuẩn, quy định giống nhau về cách thức quản lý, điều kiện sử dụng, các điều cấm, giải mật với tài liệu lưu trữ đặc biệt… trong khi hai hệ thống này có sự khác nhau rõ ràng về tính chất, quy trình, phân loại, quản lý.... Cho rằng, quy định như vậy sẽ nảy sinh một số bất cập trong thực hiện, đại biểu đề nghị, cần rà soát kỹ các quy định về hoạt động lưu trữ tư để tương thích với các luật liên quan; nghiên cứu, rà soát bổ sung một số quy định về lưu trữ tư, thậm chí có phương thức để thực hiện tư nhân hóa một số nội dung liên quan đến lưu trữ của Nhà nước; kêu gọi cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia hoạt động hiến tặng, trao đổi, hợp tác trong các hoạt động lưu trữ tư…

Ở góc nhìn khác, ĐBQH Hoàng Minh Hiếu (Nghệ An) cho rằng, đưa ra các quy định điều chỉnh đối với hoạt động lưu trữ tư cần phối hợp hài hòa giữa hai mục tiêu khuyến khích phát triển và quản lý chặt chẽ. Hiện nay, dự thảo Luật đang đặt ra nhiều nghĩa vụ đối với chủ thể sở hữu tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt.

“Việc đặt ra những nghĩa vụ là hết sức cần thiết, nhưng đi cùng với đó nếu không có những giải pháp hỗ trợ, khuyến khích mạnh mẽ thì những người sở hữu tài liệu sẽ cân nhắc không tham gia lập hồ sơ đề nghị công nhận tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt, vì như vậy họ sẽ bị hạn chế quyền định đoạt đối với tài sản của mình”. Nhấn mạnh như vậy, đại biểu Hoàng Minh Hiếu đề nghị, cần xác định mục tiêu quan trọng nhất của quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tư là khuyến khích người dân đăng ký để cơ quan nhà nước có thể tổng kết đầy đủ thông tin và từ đó phát huy giá trị của các tài liệu này. Bên cạnh đó, khi có đầy đủ các thông tin này thì các cơ quan nhà nước mới có cơ sở để thực hiện các giải pháp quản lý tiếp theo như không cho phép mua bán, trao đổi với người nước ngoài; được ưu tiên mua trước các tài liệu này…

Quy định cụ thể chính sách hỗ trợ của Nhà nước với lưu trữ tư

Tại Điều 45 của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) đã quy định 7 chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tư. Tuy nhiên, một số đại biểu cũng cho rằng, những quy định này mang tính chung chung và cũng chưa giao Chính phủ quy định chi tiết. Trong đó, tại khoản 5, Điều 45 quy định khuyến khích tổ chức, cá nhân hiến tặng tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt cho Nhà nước nhưng chưa rõ các biện pháp khuyến khích cụ thể như thế nào. Tương tự, khoản 6 Điều 45 quy định việc Nhà nước hỗ trợ bảo quản tài liệu lưu trữ tư trong trường hợp xảy ra thảm hoạ hoặc tổ chức giải thể, phá sản nhưng chưa quy định cụ thể cách thức, trình tự, thủ tục để thực hiện việc hỗ trợ như thế nào.

Để khuyến khích sự tự nguyện tham gia của cá nhân, tổ chức trong hoạt động lưu trữ tư, đại biểu Hoàng Minh Hiếu đề nghị, cần nghiên cứu bổ sung chính sách cho phép người dân được đăng ký để được Nhà nước đánh giá giá trị của tài liệu lưu trữ một cách miễn phí. Đồng thời, thay vì chỉ quy định cá nhân, tổ chức được ký gửi miễn phí tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt vào lưu trữ lịch sử, dự thảo Luật nên quy định các cơ quan lưu trữ nhà nước có thể thực hiện bảo quản miễn phí các tài liệu lưu trữ đặc biệt ngay tại các gia đình, tức là dưới hình thức sưu tầm tại chỗ. Thực tế cho thấy quy định như vậy sẽ phù hợp với tâm lý chung của các gia đình, dòng họ, do các cái tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt thường có giá trị tinh thần rất là cao nên các gia đình, dòng họ thường mong muốn được lưu giữ tại nơi linh thiêng của gia đình. 

Bên cạnh đó, đại biểu Hoàng Minh Hiếu cũng đề nghị, cần phân định rõ phạm vi điều chỉnh về hỗ trợ, khuyến khích hoạt động lưu trữ tư giữa dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) và các đạo luật có liên quan. Bởi, theo quy định hiện hành, tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt chịu sự điều chỉnh của Luật Lưu trữ, Luật Di sản Văn hoá và Luật Thư viện. Tại các luật này có những quy định riêng về chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt, di sản văn hoá hoặc sách vở có giá trị quý hiếm. "Sự trùng lặp giữa các luật khiến người dân gặp khó khăn nhất định trong việc lựa chọn hình thức bảo vệ các tài liệu có giá trị của mình, do những thiết chế khác nhau có những chính sách hỗ trợ khác nhau. Việc trùng lặp như vậy cũng sẽ dẫn đến việc lãng phí ngân sách nhà nước”, đại biểu nhấn mạnh.

Có thể thấy, các quy định về hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động lưu trữ tư trong dự thảo Luật vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó, tại phiên thảo luận chiều 27.11, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý, bổ sung các quy định này nhằm phát huy tốt hơn giá trị của tài liệu lưu trữ tư; tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân đối với tài liệu lưu trữ tư, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước và tổ chức, cá nhân trong quản lý đối với tài liệu lưu trữ tư.

Diễn đàn Quốc hội

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài
Diễn đàn Quốc hội

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài

Thảo luận Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần làm rõ các nội dung cần tập trung chỉ đạo, có giải pháp, lộ trình cụ thể để giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Đồng thời, hạn chế tối đa phát sinh vụ việc mới, gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể
Quốc hội và Cử tri

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể

Qua xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” tại Phiên họp chiều nay, 25.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Nghị quyết giám sát cần thể hiện rõ các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm của từng chủ thể theo quy định của pháp luật.

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm
Quốc hội và Cử tri

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm

Cho ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ cho các trung tâm dịch vụ việc làm. Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm, nhất là các địa phương ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
Quốc hội và Cử tri

Bao quát, khả thi, có tính dự báo cao

Cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục đối chiếu, rà soát với các luật chuyên ngành và các cam kết quốc tế để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên không gian mạng, các nền tảng số, bảo đảm tính khả thi và có tính dự báo cao.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác năm 2024 của Kiểm toán nhà nước và dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2025
Diễn đàn Quốc hội

Lựa chọn nội dung kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm

Cơ bản thống nhất với mục tiêu, định hướng, kế hoạch kiểm toán năm 2025 được Kiểm toán Nhà nước xác định, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tiếp tục rà soát kế hoạch kiểm toán, lựa chọn nội dung có trọng tâm, trọng điểm, kiểm toán trúng và đúng, cắt giảm các nhiệm vụ thực sự không cần thiết, trùng lặp với kế hoạch thanh tra.

Chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội

Nhất trí sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh yêu cầu các nội dung sửa đổi cần tập trung khắc phục, tháo gỡ kịp thời các bất cập, vướng mắc cho doanh nghiệp, đồng thời, tạo môi trường pháp lý thống nhất và ổn định, bảo đảm tính nhất quán, rõ ràng trong các chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, cần quán triệt quan điểm chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Toàn cảnh Phiên họp thứ 11 Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Diễn đàn Quốc hội

Tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn là một hình thức giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Tại Phiên họp thứ 11 Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu cho rằng, nội dung này cần được luật hóa vì đây là một công cụ hết sức sắc bén của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đã được thực tiễn chứng minh hiệu quả.

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng
Diễn đàn Quốc hội

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Báo cáo của Chính phủ cần phân tích, làm rõ hơn về công tác phòng, chống tiêu cực. Cụ thể, cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng; trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá với công tác này.

Nguồn: ITN
Diễn đàn Quốc hội

Tội phạm tham nhũng, kinh tế vẫn diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn cho tài sản Nhà nước

Đây là một trong những thông tin được chỉ ra trong Báo cáo tổng hợp ý kiến của các cơ quan của Quốc hội, Ban Dân nguyện về việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023 trình UBTVQH tại Phiên họp thứ 36.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Điều kiện cần và đủ là phát triển giao thông công cộng

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng khẳng định, quy định pháp luật về việc hạn chế phương tiện giao thông tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã có. Song điều kiện cần và đủ vẫn là phát triển phương tiện giao thông công cộng. Chỉ khi nào phương tiện giao thông công cộng đáp ứng được ít nhất 50 - 70% nhu cầu thì mới hạn chế phương tiện cá nhân vào thành phố.

Nguồn: VOV
Diễn đàn Quốc hội

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã 2023 - 2025 đạt nhiều kết quả tích cực

Đến hết năm 2021, tại 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 đã hoàn thành việc kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan đảng cấp huyện, cấp xã cho nhiệm kỳ 2020 - 2025; kiện toàn tổ chức HĐND và UBND cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật
Quốc hội và Cử tri

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, phải đổi mới việc triển khai và kiểm tra thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội một cách “tới nơi, tới chốn”. Tinh thần là chỗ nào làm tốt thì phải biểu dương, khen thưởng kịp thời, chỗ nào làm chưa tốt phải có phê bình, kiểm điểm.

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động
Quốc hội và Cử tri

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan trung ương" ngày 29.8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, xây dựng Đảng về đạo đức gắn với xây dựng văn hóa liêm chính, coi văn hóa liêm chính là nền tảng xây dựng ý thức và đạo đức của cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực. Theo PGS.TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, đây là thông điệp mạnh mẽ, rằng văn hóa liêm chính không chỉ là khẩu hiệu, mà phải dẫn lối cho mọi hành động và quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Phiên họp thứ 2 Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát Quốc hội và HĐND
Quốc hội và Cử tri

Công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin

Năm 2010 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, những phiên giải trình tại phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức thực hiện. Vào thời điểm đó, phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc về chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và phiên giải trình của Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội) về chuẩn nghèo và tình hình thực hiện các chính sách về giảm nghèo được thí điểm tổ chức đã mở ra một phương thức mới trong việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Quốc hội và Cử tri

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục đánh giá đầy đủ các tác động của thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo Luật liên quan đến việc lập xác nhận phiếu kiểm soát mua bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; vấn đề tái xuất, tiêu hủy hóa chất cấm đã sản xuất hoặc nhập khẩu mà không sử dụng hết… nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tránh gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
Quốc hội và Cử tri

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp và hơn mong đợi. Với những kết quả cụ thể và toàn diện đạt được, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG khẳng định, chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga; triển khai, cụ thể hóa nội dung Thỏa thuận cấp cao giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin vào tháng 6.2024.

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga

Trong 3 ngày diễn ra chuyến thăm, phía Nga đã dành cho Chủ tịch Quốc hội ta và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam những nghi lễ đón tiếp ở mức cao, chu đáo, trọng thị và thân tình, thể hiện sự coi trọng, đánh giá rất cao mối quan hệ với Việt Nam. Khẳng định kết quả này trong trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ cho biết, với nội dung trao đổi phong phú, thiết thực trên nhiều lĩnh vực, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội cho sự phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời gian tới.