Thực hiện Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư:

Sẽ giúp khắc phục triệt để chồng chéo về nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, tổ chức trung gian cồng kềnh, tạo đà cho phát triển

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại NGUYỄN MẠNH TIẾN cho rằng, việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận số 127-KL/TW là quan điểm chỉ đạo đúng đắn, kịp thời và khoa học trước yêu cầu tất yếu về đổi mới mô hình quản lý Nhà nước. Định hướng sắp xếp này sẽ giúp khắc phục triệt để sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực, tổ chức trung gian cồng kềnh; bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Đúng đắn, kịp thời và khoa học

- Trong Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Ông đánh giá thế nào về chỉ đạo này?

- Tôi cho rằng đây là quan điểm chỉ đạo đúng đắn, kịp thời và khoa học của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tôi hoàn toàn ủng hộ. Kết luận 127- KL/TW đánh trúng vào điểm nghẽn trong mô hình tổ chức khi yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã, thực hiện mô hình địa phương 2 cấp, loại bỏ những yếu tố đang có biểu hiện cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, khả năng tận dụng và phát huy điểm mạnh, sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phát triển.

d1.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Mạnh Tiến

Những tỉnh quá nhỏ về diện tích, ít về dân số… hết dư địa phát triển cần hợp nhất để có động lực mới. Việc sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh có thể tạo ra các đơn vị hành chính có quy mô lớn hơn, giúp nâng cao hiệu quả quản lý hơn, đồng thời tăng tính đồng bộ và hiệu quả trong điều hành.

Đặc biệt, việc không tổ chức cấp huyện, một cấp trung gian không còn phù hợp với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, quản lý là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết, giúp bộ máy bớt cồng kềnh, hoạt động nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Kết luận 127-KL/TW được đưa ra trong bối cảnh ngay sau khi chúng ta cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn các cơ quan, ban Đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương. Ban đầu, chủ trương sắp xếp lại các cơ quan Đảng, Trung ương cũng vấp phải sự hoài nghi nhưng đến thời điểm này, chúng ta thấy rằng việc sắp xếp đã đạt được những kết quả khả quan, công việc vẫn "thông đồng bén giọt" và không có sự ách tắc, chậm trễ nào. Kết quả này đã tạo sự đồng thuận cao và được Nhân dân ủng hộ.

Việc sắp xếp lại một số đơn vị cấp tỉnh, sắp xếp lại mô hình tổ chức chính quyền ở địa phương không còn phù hợp với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới là bước đi tiếp theo tất yếu nhằm bảo đảm việc đổi mới tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị đồng bộ, thống nhất từ trên xuống dưới.

Do vậy, Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã là rất kịp thời trong giai đoạn hiện nay.

Đây cũng là quan điểm chỉ đạo mang tính khoa học, có tính logic cao khi ta chuyển phương thức quản lý sang giai đoạn mới, nhu cầu cấp bách là cần có cách thức tổ chức mới để thực hiện những nhiệm vụ mới. Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu định hướng sắp xếp lại mô hình tổ chức bộ máy ở địa phương sẽ bảo đảm tính khoa học của quá trình chuyển đổi, phù hợp với xu thế của thế giới hiện nay.

- Thực tiễn mô hình tổ chức chính quyền địa phương 3 cấp thời gian qua có những ưu điểm và hạn chế gì? Theo ông, với định hướng sắp xếp lại mô hình tổ chức bộ máy theo Kết luận 127-KL/TW, bộ máy của chúng ta sẽ đạt được kết quả như thế nào?

- Mô hình tổ chức chính quyền địa phương 3 cấp ở Việt Nam (gồm cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) đã được áp dụng từ lâu và đã đạt được những kết quả đáng kể trong công tác quản lý, phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, mô hình này phù hợp với trình độ quản lý, mức độ áp dụng khoa học vào công tác quản lý xã hội của thời kỳ trước. Khi đó, do hạ tầng cơ sở kỹ thuật còn yếu kém, thông tin, liên lạc hạn chế nên việc chia nhỏ các cấp chính quyền đến ba cấp đã góp phần đưa chính quyền đến gần dân, đối tượng phục vụ, đã phần nào giải quyết được các nhu cầu quản lý xã hội, tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng tốt hơn các dịch vụ công.

Trong giai đoạn hiện nay, mô hình tổ chức chính quyền địa phương 3 cấp trở nên lạc hậu, lỗi nhịp với sự phát triển của cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, thông tin liên lạc.

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và phương tiện thông tin liên lạc đã giúp rút ngắn khoảng cách giữa chúng ta. Môi trường số đã giúp Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp dịch vụ công nhanh chóng, thuận tiện, trực tiếp đến người dân, đối tượng thụ hưởng mà không cần phải sử dụng nhiều nhân công.
Với việc ứng dụng sự tiến bộ của khoa học - công nghệ như AI, chuyển đổi số sang xã hội số, kinh tế số… thì việc đổi mới mô hình tổ chức và quản lý là tất yếu.

Do vậy, áp dụng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả sẽ giúp khắc phục triệt để sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực, tổ chức trung gian cồng kềnh; bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Tập trung nguồn lực, thu hút, đãi ngộ nhân tài

- Có ý kiến cho rằng, việc đổi mới tổ chức bộ máy nhằm giảm gánh nặng ngân sách, tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là giữ ai ở lại trong bộ máy để bảo đảm mục tiêu bộ máy trong hệ thống chính trị thực sự “tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả”?

- Chúng ta tinh gọn bộ máy, giảm cấp trung gian là để giảm chi phí quản lý hành chính, tiết kiệm nguồn lực cho Nhà nước, bảo đảm nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả, trực tiếp, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng dịch vụ công. Đây cũng là cơ hội để chúng ta cải cách tiền lương, giúp người lao động có được thu nhập tốt hơn, tương xứng với những đóng góp của họ cho xã hội.

Cần lưu ý rằng, giảm gánh nặng ngân sách không phải là mục tiêu quan trọng nhất. Việc chúng ta tiết kiệm ngân sách để có thêm nguồn lực dùng vào việc thu hút, trọng dụng nhân tài phục vụ cho đất nước mới là quan trọng.

Trong quá trình tinh giản bộ máy chắc chắn sẽ không tránh khỏi những tiêu cực, bỏ sót những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vì “nể nang”, “dựa vào quan hệ" nên được ở lại trong bộ máy.

Song, bộ máy sau khi sắp xếp tinh gọn, hoạt động sẽ rất hiệu quả, yêu cầu đối với cán bộ trong bộ máy đó chắc chắn sẽ ngày càng cao hơn, áp lực công việc nhiều hơn...

Quá trình hoạt động sẽ sớm làm bộc lộ những nhân tài cũng như những người không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, qua đó sẽ đào thải những cán bộ không phù hợp. Đây là quá trình chọn lọc tự nhiên mà chúng ta cần thúc đẩy để những người thực sự đủ đức, đủ sức, đủ tài có cơ hội phục vụ Nhân dân, phụng sự Tổ quốc.

- Với việc đổi mới tổ chức bộ máy ở địa phương theo định hướng này, tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng hoặc không dám làm, không dám chịu trách nhiệm sẽ sớm được khắc phục trong thời gian tới, thưa ông?

- Tình trạng này khó có thể bị triệt tiêu hoàn toàn, nhưng trong bối cảnh chúng ta đang tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy với quyết tâm rất cao, tôi tin rằng đây là mục tiêu để chúng ta hướng tới.

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm nhận định rằng, đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, phải nhìn nhận rằng đã đến lúc chúng ta phải thay đổi nhận thức và cách làm về mô hình tổ chức của hệ thống để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống và nâng cao chất lượng cán bộ.

Yêu cầu về chất lượng cán bộ trong thời gian tới chắc chắn sẽ cao hơn và cơ chế đánh giá cán bộ sẽ làm bộc lộ ngay những cá nhân đùn đẩy, né tránh, làm cầm chừng hoặc thậm chí không dám làm...

Vừa rồi, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho một số địa phương trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm mục tiêu đạt 8% trở lên. Với việc giao mục tiêu cụ thể cho từng địa phương thì lãnh đạo địa phương sẽ phải cố gắng rất nhiều.

Tất nhiên sẽ có những địa phương có lợi thế hơn và có những địa phương không thuận lợi bằng, nhưng quá trình thực hiện sẽ cho thấy ai làm được và ai không làm được. Chúng ta cũng nên có cơ chế thoáng hơn, để người làm được thì làm nữa, người không làm được thì chuyển sang vị trí khác, thậm chí là từ chức.

- Theo ông, cần lưu ý gì trong quá trình triển khai Kết luận 127-KL/TW?

- Cần phân cấp, phân quyền rõ ràng; quy trình ngắn gọn, trực tiếp, dễ hiểu, dễ làm là điều tối quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện. Lựa chọn cán bộ xứng tầm đi kèm với cơ chế giám sát việc thực hiện chức trách nhiệm vụ sát sao.

Mở rộng hơn nữa quyền giám sát của người dân đối với hoạt động của cán bộ, công bộc của dân, là yêu cầu cấp thiết. Lắng nghe ý kiến Nhân dân, lựa chọn, tiếp thu, điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tiễn là những nhu cầu tại thời điểm này.

- Xin cảm ơn ông!

Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, sáng nay (24.4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Báo cáo của Chính phủ về nội dung này cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, thì tính đến hết ngày 31.12.2024, vẫn còn 30/46 bộ, cơ quan trung ương, và 26/63 địa phương có tỷ lệ ước đạt giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn bình quân chung của cả nước.

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín

Tại Hội nghị lấy ý kiến tham gia góp ý vào 8 dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV do Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang vừa tổ chức, các đại biểu đề nghị cần kiểm tra, rà soát quy định trong các dự thảo để tránh trùng lặp và bổ sung, làm rõ hơn một số nội dung, quy định phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch

Ngày 22.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã khảo sát tại Sở Tài chính về việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch. Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc chủ trì buổi làm việc. 

AMH
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt fanpage có ảnh hưởng lớn

Việc đưa thông tin, hình ảnh không chính xác, thậm chí là sai sự thật tại các fanpage lớn trên mạng xã hội không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về công tác giám sát việc tuân thủ pháp luật của các trang mạng xã hội lớn - nơi nắm giữ lượng lớn người theo dõi và sức ảnh hưởng không hề nhỏ.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Ngày 21.4, Đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình do Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại Công ty TNHH MTV Thiên Hà Hòa Bình, Nhà máy xi măng Trung Sơn và Khu công nghiệp Lương Sơn.

Một trụ sở công bỏ hoang nhiều năm tại Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Chính sách và cuộc sống

Không để lãng phí các trụ sở dôi dư

Chúng ta đang thực hiện một cuộc cách mạng về bộ máy “lớn chưa từng có” với tinh thần “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Điều này được Nhân dân, cử tri rất đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh đó, cử tri và Nhân dân cũng mong muốn, ngoài giải quyết thấu tình, đạt lý cơ chế chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, cần có giải pháp để không để lãng phí các trụ sở dôi dư.

Cần có mức giảm trừ hợp lý
Chính sách và cuộc sống

Cần có mức giảm trừ hợp lý

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2020 - 2024 tổng thu từ thuế thu nhập cá nhân tăng 72%, từ 115.000 tỷ đồng lên 19.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người trong cùng kỳ tăng 30,2%, từ 3.548 USD/năm lên 4.622 USD/năm. Lạm phát trung bình hàng năm dao động từ 0,81 - 4,16%, trong đó mức cao nhất vào năm 2023 là 4,16% và thấp nhất vào năm 2021 ở mức 0,81%.

 Để người có năng lực tiếp tục cống hiến
Quốc hội và Cử tri

Để người có năng lực tiếp tục cống hiến

Ngày 18.4, tiếp tục chương trình hoạt động chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Phường 4, TP. Đà Lạt.