Đoàn giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành"

Dự kiến sẽ giám sát trực tiếp tại 15 địa phương

Thay mặt Đoàn giám sát của Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải - Trưởng đoàn giám sát, đã ký ban hành Kế hoạch chi tiết giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành". Đây là chuyên đề giám sát tối cao duy nhất của Quốc hội trong năm 2025.

Đề xuất nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường

Theo Kế hoạch, Đoàn giám sát dự kiến sẽ có các cuộc làm việc với Chính phủ, nhiều bộ, ngành có liên quan và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; tổ chức giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng, Thái Nguyên, Quảng Ninh và Bắc Ninh. Thời gian dự kiến tiến hành giám sát tại các địa phương là tháng 6 và tháng 7.2025.

Cùng với đó, Đoàn giám sát sẽ tổ chức hội thảo, tọa đàm ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học, tổ chức trong và ngoài nước về các nội dung giám sát, giải pháp đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó tập trung vào một số vấn đề trọng tâm về bảo vệ môi trường mà cử tri quan tâm.

avatar
Các ĐBQH biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025. Ảnh: Hồ Long

Trước đó, để triển khai các hoạt động của chuyên đề giám sát, Đoàn giám sát đã tiến hành Phiên họp thứ nhất từ tháng 1.2025, nhằm cho ý kiến, hoàn thiện Kế hoạch triển khai hoạt động giám sát, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn giám sát.

Kế hoạch cũng nêu rõ, trước ngày 6.6.2025, Đoàn giám sát sẽ tiến hành phiên họp thứ hai và tiến hành phiên họp thứ ba trước ngày 10.8.2025, phiên họp thứ tư trước ngày 30.9.2025.

Mục đích, yêu cầu của chuyên đề giám sát nhằm xem xét, đánh giá việc thể chế hóa chủ trương của Đảng, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường; việc thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Đồng thời, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường và tổ chức thực hiện, để phát huy các kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Việc đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về bảo vệ môi trường cần bám sát các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể được xác định trong các văn kiện của Đảng và quy định pháp luật có liên quan. Việc tiến hành giám sát cũng cần bảo đảm đúng quy định pháp luật cũng như tính toàn diện, khách quan, trung thực và tiến độ theo kế hoạch.

Nội dung giám sát sẽ tập trung vào việc ban hành, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, cụ thể là đánh giá việc thể chế hóa chủ trương của Đảng về bảo vệ môi trường; đánh giá kết quả xây dựng, ban hành, hoàn thiện chính sách, pháp luật để triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; việc lập, thẩm định, phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.

Với việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, chuyên đề giám sát sẽ đánh giá việc tổ chức thi hành, thực hiện chính sách, pháp luật và nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, trong đó tập trung đánh giá một số nội dung trọng tâm.

Cụ thể là việc bố trí và sử dụng nguồn lực cho bảo vệ môi trường; việc thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, việc thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; việc thẩm định nội dung đánh giá môi trường chiến lược; thủ tục đánh giá tác động môi trường; việc thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; công tác cấp giấy phép môi trường.

Hoạt động kiểm soát ô nhiễm gồm kiểm soát nguồn ô nhiễm và quản lý chất lượng môi trường. Tập trung vào hoạt động kiểm soát ô nhiễm đối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề; kiểm soát ô nhiễm đối với nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; quản lý chất lượng môi trường không khí (chú trọng vào một số đô thị lớn); quản lý chất lượng môi trường nước mặt lưu vực sông, ven biển.

Với việc quản lý chất thải, các hoạt động giám sát sẽ tập trung vào việc quản lý nước thải đô thị, quản lý chất thải rắn sinh hoạt (chú trọng vào việc thực hiện chính sách phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân), việc quản lý một số loại chất thải đặc thù (chú trọng giải pháp quản lý đối với rác thải điện tử, pin xe điện, tấm năng lượng mặt trời thải bỏ), việc quản lý rác thải nhựa đại dương.

Các tình nguyện viên dọn dẹp đường bờ biển tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho phát triển du lịch biển tại quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. Ảnh: M. Hùng
Các tình nguyện viên dọn dẹp đường bờ biển tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho phát triển du lịch biển tại quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. Ảnh: M. Hùng

Làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Thông qua giám sát, Đoàn giám sát cũng sẽ làm rõ các nội dung liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát việc chấp hành pháp luật, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường; đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường. Việc tổ chức và phát triển thị trường carbon, trong đó có nội dung trao đổi tín chỉ carbon rừng; việc thực hiện cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính; việc triển khai các giải pháp chống xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn các địa phương ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long...

Phạm vi giám sát sẽ là việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31.12.2024 và cập nhật tình hình thực hiện thời kỳ trước, sau có liên quan.

Trong Kế hoạch, Đoàn giám sát đề nghị Chính phủ, các cơ quan nhà nước ở Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc đối tượng giám sát và các cơ quan, tổ chức có liên quan báo cáo theo đề cương của Đoàn giám sát. Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp kết quả thực hiện tại địa phương và kết quả giám sát nội dung liên quan đến chuyên đề giám sát theo đề cương của Đoàn giám sát. Các báo cáo gửi về Đoàn giám sát theo đúng thời gian yêu cầu để xử lý, tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả giám sát. Trong trường hợp cần thiết, Đoàn giám sát yêu cầu bổ sung những vấn đề liên quan.

Theo chương trình, chuyên đề giám sát này sẽ báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp cuối năm nay (tháng 10.2025).

Diễn đàn Quốc hội

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Diễn đàn Quốc hội

Đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân

Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, hiện nay là thời điểm chín muồi để thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển, đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước. Chúng ta có đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi, có thể nói là thiên thời, địa lợi, nhân hòa, như Tổng Bí thư đã nói “đây chính là thời điểm để hành động, để kiến tạo một Việt Nam thịnh vượng, năng động”.

Rà soát, bảo đảm thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng
Quốc hội và Cử tri

Rà soát, bảo đảm thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng

Qua làm việc với UBND thành phố Hải Phòng về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính nhận thấy, giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng còn một số nội dung chưa đồng bộ về bộ chỉ tiêu sử dụng đất, xác định loại đất; tiêu chí lập quy hoạch. Thời kỳ quy hoạch giữa 2 loại quy hoạch không thống nhất dẫn đến việc xác định, phân bổ chỉ tiêu thực hiện giữa các thời kỳ, các dự án khó thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu tại cuộc gặp - Ảnh H.Ngọc
Quốc hội và Cử tri

Mỗi nhà khoa học hãy dành một phần thời gian đưa khoa học về làng

Tại cuộc gặp gỡ các nhà khoa học khối nông - lâm - ngư nghiệp, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan kêu gọi mỗi nhà khoa học hãy dành một phần thời gian để “đưa khoa học về làng”; tham gia tư vấn, tập huấn cho bà con nông dân về kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, bảo vệ môi trường; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp trong việc áp dụng khoa học, công nghệ, phát triển sản phẩm chế biến sâu... Các nhà khoa học bằng trí tuệ, tâm huyết của mình có thể làm nhiều hơn từ những nghiên cứu.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Quốc hội và Cử tri

Bài 3: Xây dựng những cán bộ tốt, đảng viên tốt

Trong bối cảnh hiện nay, nước ta phải hướng đến xây dựng những cán bộ tốt hay cụ thể hơn, đó là những đảng viên tốt. Đảng chú trọng công tác cán bộ vừa là quyền hạn nhưng cũng là trách nhiệm trước sự tồn vong của Đảng, sự hưng thịnh của đất nước, của chế độ. Để đi tới được kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, thì Đảng phải quản trị cho được đội ngũ cán bộ thật sự toàn diện, nghiêm minh. Có được cán bộ, đảng viên tốt, văn hóa trong Đảng cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Kịp thời ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn để Luật, Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, Kỳ họp bất thường lần thứ Chín đã thể hiện rõ tinh thần đổi mới trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển. Để phát huy hiệu quả kết quả của Kỳ họp, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành ban hành nghị định, thông tư nhằm triển khai kịp thời các luật, nghị quyết.

Bài cuối: Chọn mặt gửi vàng, lượng tài trao chức
Quốc hội và Cử tri

Bài cuối: Chọn mặt gửi vàng, lượng tài trao chức

Để Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư được thực hiện hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra là xây dựng bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả, việc chọn mặt gửi vàng, lượng tài trao chức để giữ lại những người vừa hồng, vừa chuyên trong bộ máy nhà nước được sắp xếp hợp lý là giải pháp quan trọng nhất để đất nước ta sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới.

Cơ hội tối ưu hóa nguồn lực phát triển văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Cơ hội tối ưu hóa nguồn lực phát triển văn hóa

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Khi địa giới hành chính được sắp xếp lại hợp lý, nguồn lực đầu tư cho văn hóa có thể được tối ưu hóa, tạo điều kiện nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, xây dựng những trung tâm văn hóa quy mô lớn hơn, bảo tồn di sản văn hóa tốt hơn và khuyến khích giao thoa văn hóa giữa các địa phương. Nếu được thực hiện đúng hướng, đây không chỉ là bài toán quản lý, mà còn có thể trở thành động lực đưa văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập.

Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, PGS.TS Đào Duy Quát
Quốc hội và Cử tri

Tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả bộ máy để đất nước phát triển nhanh và bền vững

Theo nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, PGS.TS ĐÀO DUY QUÁT, trong thời kỳ mới, trước yêu cầu “nóng bỏng” phải chuyển mình, tăng tốc, bứt phá, cần tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy hệ thống chính trị với tinh thần một cuộc cách mạng rất quyết liệt, khẩn trương. Kết luận số 127 - KL/TW hướng tới mục tiêu tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, mạnh, bền vững trong kỷ nguyên mới.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại NGUYỄN MẠNH TIẾN
Quốc hội và Cử tri

Sẽ giúp khắc phục triệt để chồng chéo về nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, tổ chức trung gian cồng kềnh, tạo đà cho phát triển

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại NGUYỄN MẠNH TIẾN cho rằng, việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận số 127-KL/TW là quan điểm chỉ đạo đúng đắn, kịp thời và khoa học trước yêu cầu tất yếu về đổi mới mô hình quản lý Nhà nước. Định hướng sắp xếp này sẽ giúp khắc phục triệt để sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực, tổ chức trung gian cồng kềnh; bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh và Đoàn khảo sát tại một số dự án phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Diễn đàn Quốc hội

Khắc phục chồng chéo trong quản lý, phát triển đô thị

Khảo sát thực tế tại Quảng Ninh về công tác quản lý và phát triển đô thị, Đoàn khảo sát Ủy ban Kinh tế và Tài chính và Bộ Xây dựng đã ghi nhận nhiều ý kiến, đề xuất Quốc hội và các cơ quan Trung ương nghiên cứu sửa đổi, khắc phục một số quy định còn bất cập, chồng chéo về lập, phê duyệt và thực hiện các quy hoạch; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật đối với công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị có tính chất đặc thù... Cùng với đó, tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương trong công tác quản lý; huy động nguồn lực ngoài ngân sách tham gia phát triển đô thị.

Nên tách việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập
Diễn đàn Quốc hội

Nên tách việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập

Tại cuộc làm việc với UBND tỉnh Lào Cai, một trong những kiến nghị quan trọng được tỉnh đề xuất với Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính là đối với dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng cần bổ sung nội dung tách việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập trong Nghị quyết số 187/2025/QH15 ngày 19.2.2025 của Quốc hội. Tỉnh cũng đề nghị phân cấp, phân quyền cho địa phương được thực hiện tách việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập khi thực hiện các dự án nhằm thực hiện nhanh gọn, hiệu quả công tác thu hồi, bồi thường và hỗ trợ tái định cư.

Bài 2: Sắp xếp phù hợp xu thế chuyển đổi số
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 2: Sắp xếp phù hợp xu thế chuyển đổi số

Theo nhiều chuyên gia, trong đợt sắp xếp, tinh gọn bộ máy lần này, để đạt mục tiêu của chuyển đổi số nhanh, mạnh, trúng đích, bên cạnh đưa ra khỏi hệ thống những cán bộ, công chức yếu kém, rất cần có chính sách đặc thù thu hút, tuyển dụng, giữ chân nhân lực về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số làm việc trong các cơ quan của hệ thống chính trị. Đặc biệt, người dân cần thay đổi tư duy, tích cực tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, tiến tới làm chủ, sánh vai cùng Nhà nước quản trị xã hội.

ĐBQH Trần Khánh Thu (Thái Bình)
Quốc hội và Cử tri

Ngành y tế cần sự chuyển mình mạnh mẽ, đổi mới tư duy để chăm sóc người dân tốt hơn

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 – 27.2.2025), trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, ĐBQH TRẦN KHÁNH THU (THÁI BÌNH) nhấn mạnh, trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới với những bước chuyển mình mạnh mẽ, thì ngành y tế cũng cần đổi mới tư duy, cách làm, chuyển mạnh từ mô hình "bệnh tật - chữa bệnh" sang mô hình "sức khỏe - chăm sóc sức khỏe".

Động lực thúc đẩy cuộc cách mạng lớn của đất nước
Diễn đàn Quốc hội

Động lực thúc đẩy cuộc cách mạng lớn của đất nước

ThS. Nguyễn Vân Hậu

Dư luận cử tri và Nhân dân theo dõi sát sao và bày tỏ sự hài lòng về thành công của Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV; tin tưởng, kỳ vọng những quyết sách tại Kỳ họp sẽ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đột phá vào những “điểm nghẽn” của thể chế, chính sách làm chậm sự phát triển của đất nước như Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại phiên bế mạc.

Cần tham vấn cộng đồng về tên gọi địa phương sau sáp nhập
Diễn đàn Quốc hội

Giữ tên cũ hay đặt tên mới?

Kết luận số 126-KL/TW ngày 14.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025 yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Việc lựa chọn tên gọi cho đơn vị hành chính mới trở thành chủ đề được dư luận quan tâm.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi - Ảnh: Phạm Thắng
Quốc hội và Cử tri

Quyết sách hệ trọng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế "2 con số"

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân về Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, một trong những quyết định quan trọng của Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín vừa qua, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường TẠ ĐÌNH THI cho biết, Nghị quyết có ý nghĩa rất quan trọng góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số liên tục trong những năm tới.

Từ những "đêm trắng" đến Nghị quyết đặc biệt của Quốc hội
Diễn đàn Quốc hội

Từ những "đêm trắng" đến Nghị quyết đặc biệt của Quốc hội

Nghị quyết về thí điểm một số chính sách, cơ chế đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là một dấu ấn đặc biệt quan trọng tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín của Quốc hội. Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Kim Anh cho biết, cơ quan trình và cơ quan thẩm tra đã có những “đêm trắng” trao đổi, thảo luận để hoàn thiện hồ sơ Nghị quyết trình Quốc hội. Khi dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội thông qua được đổi tên với 5 từ "đặc biệt tạo đột phá” thì các cơ chế, chính sách đã thực sự có "sức nặng", đúng với tinh thần của Nghị quyết số 57-NQ/TW.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Thể hiện rõ nét tinh thần hành động kịp thời, quyết liệt của Quốc hội

Sau 6,5 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV đã thành công rất tốt đẹp. Các đại biểu Quốc hội nêu rõ, trong điều kiện đặc biệt, chịu áp lực về thời gian, Quốc hội đã hoàn thành khối lượng công việc lớn, với nhiều nội dung quan trọng, thể hiện tinh thần hành động kịp thời, quyết liệt trước yêu cầu cấp bách của thực tiễn, góp phần hoàn thiện thể chế, thúc đẩy sự phát triển đột phá của đất nước trong thời gian tới.

Hướng tới minh bạch, đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu
Diễn đàn Quốc hội

Hướng tới minh bạch, đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu

Qua quá trình triển khai thi hành thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phản ánh tình trạng một số quy định còn bất cập. Việc quy định hàng hóa phải quản lý, kiểm tra nhưng chưa có đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải kiểm tra hoặc chưa quy định thủ tục quản lý. Một số hàng hóa thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành nhưng chưa được quy định, chưa quy định chi tiết danh mục, danh mục chưa kèm mã số hàng hóa (mã HS) hoặc đã có mã số HS nhưng chưa phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam...