Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Cấm tuyệt đối là cần thiết, nhưng phải quy định cụ thể hơn về kết quả đo, xét nghiệm nồng độ cồn

Cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là quy định được đa số đại biểu Quốc hội tán thành. Tuy nhiên, để khắc phục vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, có ý kiến đề nghị, Chính phủ quy định chi tiết trường hợp cần xác định và cách thức xác định nồng độ cồn nội sinh đối với người bị bệnh khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, tránh việc xử lý oan sai đối với các trường hợp này.

Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người dân

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trình tại Kỳ họp thứ Bảy đã quy định “cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người dân, bảo vệ nguồn lực cho xã hội, bảo vệ tuổi thọ của giống nòi.

Cấm tuyệt đối là cần thiết, nhưng phải quy định cụ thể hơn về kết quả đo, xét nghiệm nồng độ cồn -0
Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thị Ánh Sương (Quảng Ngãi) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Theo ĐBQH Huỳnh Thị Ánh Sương (Quảng Ngãi), việc quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khả thi hơn so với quy định cho phép nồng độ ở ngưỡng nhất định. Với quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn thì người dân không uống rượu bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Nếu quy định có ngưỡng nhất định, người dân rất khó xác định uống bao nhiêu, nhất là khi uống vào khó làm chủ bản thân và bị vượt ngưỡng. Hơn nữa quy định này đang dần đi vào cuộc sống, nhiều người dân đã từng bước hình thành thói quen “đã uống rượu bia thì không lái xe”.

Cho rằng, phương án cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn đã được Ban soạn thảo bổ sung báo cáo đánh giá tác động, có kết quả điều tra xã hội và bổ sung số liệu minh chứng, cũng như kinh nghiệm quốc tế, ĐBQH Trần Khánh Thu (Thái Bình) nhấn mạnh, quy định này tiếp tục kế thừa quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia đó là “cấm người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn khi tham gia giao thông”.

Cấm tuyệt đối là cần thiết, nhưng phải quy định cụ thể hơn về kết quả đo, xét nghiệm nồng độ cồn -0
Đại biểu Quốc hội Trần Khánh Thu (Thái Bình) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Tuy nhiên, để khắc phục vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt là sự thống nhất giữa các cơ sở y tế trong việc trả kết quả xét nghiệm, đại biểu Trần Khánh Thu đề nghị, nên giao Bộ Y tế ban hành quy trình kỹ thuật định lượng ethanol trong máu, có quy định cụ thể về diễn giải kết quả và giá trị tham chiếu đối với những trường hợp tham gia giao thông cần định lượng nồng độ cồn. Trong nhận định kết quả, cần quy định đối với trường hợp dưới ngưỡng phát hiện của máy xét nghiệm nhưng cao hơn 0 để phân biệt các trường hợp bình thường không uống rượu vẫn có nồng độ cồn trong máu. Vì hiện nay nồng độ cồn trong máu người bình thường không uống rượu đo được trên các máy xét nghiệm hóa sinh là từ 0,01 - 0,02%, đây chính là hạn chế của hầu hết các máy xét nghiệm sinh hóa thông thường hiện nay.

Quy định chặt chẽ, tránh xảy ra oan sai

Nhất trí với quy định cấm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, tuy nhiên, ĐBQH Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) đặt vấn đề, quy định cấm nêu trên đã thực sự đầy đủ, chặt chẽ hay chưa? Liệu có dẫn đến việc có trường hợp bị xử lý oan sai hay không, nhất là đối với người điều khiển phương tiện tham giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nội sinh, không phải do sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn trước đó?

Cấm tuyệt đối là cần thiết, nhưng phải quy định cụ thể hơn về kết quả đo, xét nghiệm nồng độ cồn -0
Đại biểu Quốc hội Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Trong báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng khẳng định: “Về nồng độ cồn nội sinh đến thời điểm hiện nay chưa có căn cứ rõ ràng và thực tiễn phát hiện là rất hiếm, có thể trao đổi với lực lượng chức năng để kiểm tra lại qua xét nghiệm máu nhằm không làm sai lệch kết quả xử lý”. Như vậy, vấn đề đặt ra là: Việc xác định nồng độ cồn nội sinh là “chưa có căn cứ rõ ràng”, chứ không phải là không có căn cứ; “thực tiễn phát hiện là rất hiếm” chứ không phải là không có; và có thể trao đổi với lực lượng chức năng để kiểm tra lại qua xét nghiệm máu, nhưng kết quả xét nghiệm máu có thực sự chính xác hay không? Trường hợp nào thì cần kiểm tra lại qua xét nghiệm máu... Đại biểu cho rằng, đây là những vấn đề cần được quy định chặt chẽ trong Luật, tránh xử lý oan sai đối với người không uống bia, rượu và đồ uống có cồn khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Đại biểu Trần Văn Tuấn đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung Khoản 2, Điều 10 của dự thảo Luật về hành vi bị nghiêm cấm như sau: “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; trừ trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn do bị bệnh dẫn đến tăng chuyển hóa nồng độ cồn nội sinh”. Đồng thời, bổ sung quy định về việc giao cho Chính phủ quy định chi tiết trường hợp cần xác định và cách thức xác định nồng độ cồn nội sinh đối với người bị bệnh khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; nhằm tránh việc xử lý oan sai đối với các trường hợp này.

Bảo đảm thống nhất về cơ quan cấp lại giấy phép lái xe khi bị trừ hết điểm
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Nêu thực tế trong đợt tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Bảy, có ý kiến cử tri đề nghị tiếp tục giữ quy định nồng độ cồn bằng 0 như hiện nay để bảo đảm an toàn giao thông, nhưng cũng có ý kiến cho rằng cấm như vậy thì quá chặt, ĐBQH Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) đề nghị ban soạn thảo bổ sung các cơ sở thuyết phục hơn để Quốc hội xem xét, quyết định, bảo đảm Luật thông qua sẽ thấu tình đạt lý, đáp ứng nguyện vọng của đa số Nhân dân.

Đại biểu đề nghị làm rõ có bao nhiêu phần trăm số vụ tai nạn giao thông do rượu bia gây ra và trong số vụ tai nạn do rượu bia ấy, có bao nhiêu phần trăm vượt ngưỡng, chủ yếu ở độ tuổi nào, các đặc điểm chung của các nhóm đối tượng vi phạm… Nếu số lượng vụ tai nạn vượt ngưỡng chiếm đa số các vụ tai nạn do rượu bia gây ra và các vụ tai nạn do rượu bia chỉ tập trung vào một số nhóm đối tượng nào đó thì có thể phân tầng và áp dụng các biện pháp giáo dục truyền thông, nâng cao nhận thức, chứ không lấy "cái riêng đơn lẻ để áp dụng cho cái chung", nghĩa là khi đó không nên quy định nồng độ cồn bằng 0. Ngược lại, nếu số liệu thống kê cho thấy, loại hình tai nạn do rượu bia gây ra chiếm tỷ lệ lớn, phân bổ ở mọi đối tượng, thành phần, độ tuổi, không thể vượt ngưỡng hay dưới ngưỡng thì phải đưa quy định nồng độ cồn bằng 0 vào Luật. Có như vậy thì Luật được thông qua sẽ bảo đảm tính nghiêm minh, khách quan.

Cấm tuyệt đối là cần thiết, nhưng phải quy định cụ thể hơn về kết quả đo, xét nghiệm nồng độ cồn -0
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình dự Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Hồ Long

Giải trình trước Quốc hội về quy định “cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới nêu rõ, theo báo cáo của Bộ Công an từ tháng 6.2022 đến 12.2023, số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến rượu, bia chiếm 20% tổng số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ gây ra. Trong số đó, 80% là lỗi do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia gây ra. Theo thống kê điều tra xã hội học, đối với 43.765 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam do Bộ Công an quản lý, có tới 22.442 phạm nhân trước khi phạm tội đã sử dụng rượu bia, chiếm tới 51,28% đối với 7 nhóm tội danh như giết người, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công công cộng, hiếp dâm, chống người thi hành công vụ, vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, từ năm 2018 - 2023, tổng số lượt nạn nhân đến cấp cứu, điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh do tai nạn giao thông đường bộ gây ra là 2.742.395 lượt người; số lượt nạn nhân bị chấn thương sọ não là 381.269 lượt người, chiếm 13,9%. Trong số đó, số nạn nhân liên quan đến rượu bia là 425.619 người, số lượt nạn nhân chấn thương sọ não là 70.522 người. Như vậy, tỷ lệ nạn nhân bị chấn thương sọ não vì tai nạn giao thông đường bộ do có liên quan đến rượu bia cao hơn số lượt nạn nhân bị chấn thương sọ não nói chung… Dẫn những số liệu nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh khẳng định, đây là những số liệu mới nhất, Ủy ban sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan bổ sung số liệu như ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Trong phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương nêu rõ, đa số đại biểu Quốc hội thống nhất với quy định cấm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, nhưng ban soạn thảo cần có quy định cụ thể hơn về kết quả đo và xét nghiệm nồng độ cồn.

Quốc hội và Cử tri

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia
Ý kiến đại biểu

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia

Thảo luận tại Hội trường về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An) đề nghị: cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia này. 

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ý kiến đại biểu

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Khẳng định thời điểm này đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là hoàn toàn phù hợp, song các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đề nghị cần có lộ trình cụ thể đầu tư cho dự án này; đồng thời, nghiên cứu kỹ lưỡng để giảm thiểu tối đa lãng phí quỹ đất; tránh lệ thuộc công nghệ của nước ngoài...

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực
Quốc hội và Cử tri

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực

Nhìn lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG (Nghệ An) cho rằng, phiên họp diễn ra sôi nổi, ngày càng đổi mới và đi vào thực chất. Đại biểu kỳ vọng, các "tư lệnh" ngành sẽ thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có các giải pháp đột phá, căn cơ hơn để biến những cam kết, lời hứa trên nghị trường thành hiện thực.

Ảnh: minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tinh thần “5 rõ” và quyết tâm của Chính phủ

Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm”, phấn đấu năm 2024 giải ngân trên 95% kế hoạch. Tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, kỷ luật, kỷ cương gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công với tinh thần "5 rõ" (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả)... Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Kỳ họp thứ Tám, chiều 12.11 vừa qua.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Có cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy

Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, tại phiên thảo luận chiều 13.11, đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy và xem xét khả năng huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện chương trình.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá kỹ hiệu quả tài chính, chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí đầu tư Dự án, song cũng đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính, chuẩn bị các phương án, nguồn lực để bảo đảm thực hiện dự án hiệu quả, đúng tiến độ.

Hành động quyết liệt khắc phục bất cập kéo dài
Quốc hội và Cử tri

Hành động quyết liệt khắc phục bất cập kéo dài

Các vấn đề đưa ra trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn đều “nóng”; ĐBQH trực diện, tranh luận đến cùng; các Tư lệnh ngành trả lời cụ thể, đúng trọng tâm - những diễn biến tạo nên một phiên chất vấn thực sự sôi động, trách nhiệm, không “lãng phí” tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Cử tri và Nhân dân cả nước kỳ vọng những hành động quyết liệt của các Tư lệnh ngành trong thực tiễn để những hạn chế, bất cập kéo dài sớm được khắc phục, không làm cản trở thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Bảo đảm thuốc, vật tư y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của ĐBQH, cử tri thời gian qua
Quốc hội và Cử tri

Đặt lợi ích cử tri vào trọng tâm các giải pháp quản lý, điều hành

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám. Không đơn thuần chỉ ở sức hút vốn có từ hoạt động giám sát tối cao trực tiếp của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, điều khiến cử tri, dư luận đặc biệt quan tâm còn ở sự ảnh hưởng mật thiết đến sự phát triển của đất nước cũng như đời sống dân sinh của các lĩnh vực được lựa chọn chất vấn.

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành
Quốc hội và Cử tri

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành

Đánh giá về phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp, Chủ tịch Quốc hội điều hành chất vấn chắc chắn, linh hoạt và hiệu quả; đại biểu chất vấn sắc sảo, truyền tải nhiều nội dung đang được cử tri và Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, trưởng ngành đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành trong lĩnh vực được giao phụ trách.

Đại biểu Hoàng Thị Phúc (Bà rịa - Vũng tàu) phát biểu chất vấn. Ảnh: Quang Khánh
Quốc hội và Cử tri

Hành động quyết liệt, khắc phục bất cập kéo dài

Các vấn đề đưa ra trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn đều “nóng”; ĐBQH trực diện, tranh luận đến cùng; các Tư lệnh ngành trả lời cụ thể, đúng trọng tâm - những diễn biến tạo nên một phiên chất vấn thực sự sôi động, trách nhiệm tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Cử tri và Nhân dân cả nước kỳ vọng những hành động quyết liệt của các Tư lệnh ngành trong thực tiễn để những hạn chế, bất cập kéo dài sớm được khắc phục, không làm cản trở thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Hoàng Văn Vịnh
Hội đồng nhân dân

Kỳ vọng các giải pháp căn cơ tháo gỡ "điểm nghẽn"

Với điều hành khoa học, bảo đảm yêu cầu về thời gian cho người hỏi và người trả lời của Chủ tọa, ngày thứ nhất Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra trong không khí sôi nổi. Theo dõi phiên họp, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: các đại biểu Quốc hội đã rất trách nhiệm, đặt câu hỏi "trúng" vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, "tư lệnh " ngành đã trả lời công tâm, sát câu hỏi đưa ra, đề ra các giải pháp thiết thực. Đồng thời, kỳ vọng vào các giải pháp căn cơ tháo gỡ những "điểm nghẽn" của nền kinh tế - xã hội.

Giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ
Quốc hội và Cử tri

Giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ

Nguyễn Vân Hậu

Nội dung chất vấn đầu tiên tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV thuộc lĩnh vực ngân hàng là 1 trong 3 nhóm vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm nhiều nhất. Theo dõi phiên họp được truyền hình trực tiếp, cử tri và Nhân dân quan tâm đến sự minh bạch trong giao dịch của thị trường vàng giống như minh bạch giao dịch tỷ giá ngoại tệ; giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ lý do vì sao Ngân hàng Nhà nước không lập sàn vàng, vì sao chỉ bán vàng mà không mua... như ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu

Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước không bao giờ chủ quan với lạm phát và luôn kiên định với mục tiêu ổn định vĩ mô - đây là thông điệp Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhiều lần nhắc đến trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày hôm qua. Quả thực, những bài học kinh nghiệm trong quá khứ và cả những rủi ro khó đoán định trong tương lai đòi hỏi Việt Nam luôn phải đặt ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan minh họa cho "sức hấp dẫn" của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng thông qua hình ảnh một sản phẩm thuốc lá điện tử tại Phiên chất vấn
Quốc hội và Cử tri

Ngắn gọn, nhất quán, rõ quan điểm, rõ giải pháp

Công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, cụ thể là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là một trong những nội dung làm nóng nghị trường ngay từ chất vấn đầu tiên đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế. Đây cũng là vấn đề đang được dư luận, cử tri và Nhân dân rất quan tâm, theo dõi và mong chờ câu trả lời dứt khoát: Nên cấm hay cho phép lưu hành thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Điều hành chắc chắn, trả lời thuyết phục

Với 76 đại biểu Quốc hội đăng ký, phiên chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực ngân hàng “nóng” ngay từ những phút đầu tiên. Tuy vậy, là “tư lệnh ngành” dạn dày kinh nghiệm cả trong điều hành thực tiễn và trong trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã "hóa giải" được sức nóng đó bằng những thông tin chắc chắn, những thông điệp rõ ràng về điều hành chính sách trong thời gian tới.

Tích cực triển khai các giải pháp, hỗ trợ cho người thu nhập thấp mua nhà
Ý kiến đại biểu

Tích cực triển khai các giải pháp, hỗ trợ cho người thu nhập thấp mua nhà

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Trần Thị Vân (Bắc Ninh) về việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, thực trạng thị trường bất động sản hiện nay đang mất cân đối cung - cầu về các phân khúc, nhất là đối với phân khúc người thu nhập thấp chưa được phát triển mạnh mẽ.