Thu hút thanh niên làm nông nghiệp công nghệ cao

Indonesia đang triển khai một chiến lược đầy tham vọng nhằm thu hút 50.000 thanh niên tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp hiện đại, với mục tiêu bảo đảm mức thu nhập tối thiểu 10 triệu rupiah (tương đương 640 USD) mỗi tháng. Đây là mức cao gấp 5 lần so với thu nhập trung bình hiện tại của nông dân Indonesia, thể hiện quyết tâm hiện đại hóa ngành nông nghiệp và giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trẻ trong lĩnh vực này.

Chương trình “Nông dân Thiên niên kỷ”

Để đạt được mục tiêu này, Bộ Nông nghiệp Indonesia đã triển khai chương trình "Đại sứ Nông dân Thiên niên kỷ" từ năm 2019, nhằm tăng cường giáo dục người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, về những lợi ích của nông nghiệp cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành này trong việc hỗ trợ tính bền vững của một quốc gia. Chương trình gồm ba trọng tâm chính:

33642.jpg
Nông dân trẻ Indonesia. Nguồn: cashlez.com

Đầu tiên, trong bối cảnh phần lớn nông dân Indonesia tuổi không còn trẻ (41 - 56 tuổi) và lao động trẻ ngày càng ít mặn mà với nông nghiệp, chương trình tập trung vào việc trẻ hóa lực lượng lao động, đào tạo một thế hệ nông dân trẻ để thay thế nguồn lao động có tuổi. Những thanh niên tham gia không chỉ kế thừa kinh nghiệm từ thế hệ trước mà còn được trang bị kiến thức về khoa học và kỹ thuật nông nghiệp hiện đại.

Bên cạnh đó, thay vì canh tác theo phương pháp truyền thống phụ thuộc nhiều vào lao động thủ công, Chính phủ cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất, hỗ trợ nông dân trẻ tiếp cận máy móc hiện đại như máy cày tự động, hệ thống tưới tiêu thông minh và các thiết bị hỗ trợ giao trồng và thu hoạch tiên tiến. Quá trình cơ giới hóa này giúp nâng cao năng suất, giảm bớt công việc nặng nhọc và tối ưu hóa nguồn lực.

Cuối cùng, chương trình hướng đến tối ưu hóa mô hình canh tác thông qua việc khuyến khích áp dụng các phương pháp tiên tiến như nông nghiệp chính xác, canh tác hữu cơ và quản lý cây trồng bằng dữ liệu lớn (Big Data). Những phương pháp này không chỉ giúp giảm lãng phí tài nguyên, mà còn cải thiện chất lượng nông sản và tăng thu nhập cho nông dân. Để khuyến khích thanh niên tham gia nông nghiệp, Chính phủ Indonesia đã cam kết cung cấp công nghệ hiện đại và hứa hẹn mức lương từ 10 - 20 triệu rupiah mỗi tháng (tương đương 640 - 1.300 USD), cao hơn đáng kể so với mức lương trung bình hiện tại của nông dân là 2,1 triệu rupiah mỗi tháng.

Drone rải phân bón và gieo hạt ở Indonesia. Nguồn: antaranews.com

Drone rải phân bón và gieo hạt ở Indonesia. Nguồn: antaranews.com

Hiện tại, khoảng 3.000 sinh viên từ các trường đại học, đặc biệt là tại khu vực Nam Sulawesi, đã đăng ký tham gia chương trình. Chính phủ Indonesia kỳ vọng con số này sẽ tăng lên 50.000 người trong những năm tới, góp phần tạo ra một thế hệ nông dân mới có đủ năng lực và kiến thức để phát triển nền nông nghiệp bền vững và hiện đại.

Mục tiêu của chương trình là đào tạo kỹ năng cho 2,5 triệu thanh niên trong vòng 5 năm, bao gồm các kiến thức về nông nghiệp truyền thống và công nghệ hiện đại. Tính đến năm 2021, đã có khoảng 1,6 triệu nông dân trẻ được đào tạo thông qua các khóa học về quản lý đất đai, tiếp thị trực tuyến và vận hành thiết bị như nhà kính thông minh. Ngoài ra, Chính phủ đã phân bổ 3 tỷ rupiah (khoảng 188.617 USD) để hỗ trợ nông dân trẻ tiếp cận công nghệ và phát triển cơ hội kinh tế.

Chưa hết, Indonesia cũng hợp tác với Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) để triển khai Chương trình Phát triển Nông dân Mới, nhằm thiết lập các trung tâm đào tạo và mạng lưới hỗ trợ thế hệ nông dân mới, cung cấp thông tin và kết nối các nguồn lực cần thiết.

Bên cạnh đó, việc thành lập Lữ đoàn thanh niên phát triển nông thôn mới gồm 15 nhóm nông dân trẻ để quản lý 200ha đất nông nghiệp cũng là một phần trong chiến lược. Diện tích lớn này bảo đảm quy mô sản xuất đủ lớn để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cơ hội lớn để cân bằng cung - cầu về nhân lực

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Indonesia, chiếm một phần đáng kể trong GDP và tạo công ăn việc làm cho khoảng 29% lực lượng lao động. Tuy nhiên, một nghịch lý đáng lo ngại đang tồn tại: gần 50% số người thất nghiệp là thanh thiếu niên trong độ tuổi 15 - 29. Điều này cho thấy mặc dù nhu cầu lao động trong nông nghiệp vẫn cao, nhưng thế hệ trẻ lại ít quan tâm đến lĩnh vực này, dẫn đến sự mất cân bằng giữa cung và cầu về nhân lực.

Dùng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Indonesia. Nguồn: Brookings

Dùng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Indonesia. Nguồn: Brookings

Việc thu hút thanh niên tham gia vào nông nghiệp không chỉ giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp mà còn mang lại nhiều cơ hội phát triển to lớn. Trước hết, khi người trẻ tiếp cận với ngành nông nghiệp, họ có thể ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, từ đó nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng nông sản. Các công nghệ như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI) trong phân tích dữ liệu cây trồng hay hệ thống tưới tiêu thông minh có thể giúp tối ưu hóa quy trình canh tác, giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả.

Bên cạnh đó, sự tham gia của thanh niên sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ phương pháp canh tác truyền thống sang mô hình nông nghiệp hiện đại, bảo đảm tính bền vững cho toàn ngành. Khi áp dụng các kỹ thuật tiên tiến như nông nghiệp hữu cơ, canh tác theo hướng tuần hoàn hay nông nghiệp số, Indonesia có thể hướng tới một nền sản xuất xanh hơn, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Quan trọng hơn, sự đổi mới này còn có thể tạo ra động lực kinh tế mới, giúp nông nghiệp trở thành một lĩnh vực hấp dẫn hơn đối với giới trẻ. Khi ngành này không còn gắn liền với hình ảnh lao động chân tay vất vả mà trở thành một lĩnh vực tiềm năng với cơ hội khởi nghiệp, ứng dụng công nghệ và tạo ra giá trị cao, ngày càng nhiều thanh niên sẽ có động lực tham gia và phát triển sự nghiệp trong nông nghiệp.

Xu hướng của thế giới

Nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai các chương trình nhằm thu hút thanh niên tham gia vào nông nghiệp công nghệ cao, góp phần hiện đại hóa ngành và nâng cao năng suất.

Ở Trung Quốc, Chính phủ đã xây dựng các chương trình đào tạo khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, cung cấp kiến thức về thị trường, tài chính và xây dựng thương hiệu, giúp thanh niên phát triển doanh nghiệp nông nghiệp bền vững. Những khóa đào tạo này không chỉ giúp người trẻ hiểu rõ về mô hình kinh doanh nông nghiệp hiện đại mà còn tạo điều kiện để họ tiếp cận với nguồn vốn và chính sách hỗ trợ.

Trong khi đó, Nhật Bản tập trung vào việc phát triển hệ thống hợp tác xã nông nghiệp, giúp thanh niên tham gia vào tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc chia sẻ nguồn lực, hỗ trợ kỹ thuật và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, từ đó giúp nâng cao thu nhập cho nông dân trẻ và bảo đảm tính bền vững của ngành.

Tại Nga, Chính phủ triển khai chương trình quốc gia nâng cao chất lượng nghề nghiệp cho nông dân, giúp cải thiện kỹ năng lao động và nâng cao năng suất từ 20 - 25%. Nhờ đó, người trẻ khi tham gia vào ngành nông nghiệp có thể tiếp cận các phương pháp sản xuất tiên tiến và đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành.

Đức đẩy mạnh đào tạo nghề trong nông nghiệp thông qua hệ thống học nghề kép (dual education system), giúp thanh niên vừa học lý thuyết tại trường vừa thực hành thực tế tại các trang trại hiện đại, bảo đảm họ có đủ kỹ năng để tham gia vào nền nông nghiệp công nghệ cao. Trong khi đó, EU đã triển khai Quỹ Phát triển nông thôn châu Âu (EAFRD), cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho thanh niên khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp họ đầu tư vào công nghệ tiên tiến, phát triển mô hình sản xuất bền vững và tiếp cận thị trường rộng lớn hơn…

Những mô hình trên cho thấy, để thu hút thanh niên vào lĩnh vực nông nghiệp, cần có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ về đào tạo, tài chính và công nghệ, giúp họ nhìn nhận nông nghiệp không chỉ là một ngành sản xuất truyền thống, mà còn là lĩnh vực tiềm năng với nhiều cơ hội phát triển.

Quốc tế

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa
Quốc tế

Khi nước Mỹ không còn là miền đất hứa

Một loạt quốc gia đồng minh của Mỹ đã phải ban hành khuyến cáo đối với công dân du lịch đến Mỹ sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump thực hiện chính sách nhập cư đặc biệt nghiêm ngặt và hà khắc. Giới quan sát lo ngại, động thái này sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ, mà còn tạo ra làn sóng căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia.

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn
Thế giới 24h

Luật mới của Brazil giúp siêu thị trở nên dễ tiếp cận hơn

Một luật mới tại bang Paraíba, Brazil, sẽ thay đổi cách trưng bày sản phẩm trong các chuỗi siêu thị lớn như Assaí và Atacadão. Luật 13.403/2024, có hiệu lực từ năm 2025, nhằm cải thiện khả năng tiếp cận sản phẩm trên kệ hàng, giúp người khuyết tật, người cao tuổi và những ai gặp khó khăn trong di chuyển có thể mua sắm thuận tiện hơn.

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới
Thế giới 24h

Mỹ sẽ công bố thuế ô tô trong vài ngày tới

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông sẽ công bố mức thuế đối với ô tô "trong vài ngày tới", làm dấy lên suy đoán rằng mức thuế mới đối với ô tô có thể được áp dụng trước khi mức thuế "có đi có lại" có hiệu lực vào đầu tháng 4.

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ vào tháng 7
Quốc tế

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ vào tháng 7

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ vừa cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10.2025, nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN
Thế giới 24h

Sự trỗi dậy của fintech định hình tương lai tài chính ASEAN

Hệ thống tài chính của ASEAN đang trải qua một cuộc chuyển đổi sâu rộng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (fintech). Tại 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực—Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam—tỷ lệ đầu tư fintech vào ASEAN đã tăng từ 2% năm 2018 lên 7% vào năm 2022, tương đương khoảng 4,3 tỷ USD.

Nguồn: ITN
Thế giới 24h

Đòn bẩy kích thích tiêu dùng và nhu cầu nội địa

Tại kỳ họp "Lưỡng hội" vừa kết thúc, Trung Quốc đã xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 là "thúc đẩy tiêu dùng và kích thích nhu cầu nội địa". Trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, Quốc Vụ Viện nhấn mạnh vai trò của chính sách "Hai đổi mới" - trụ cột chính để hiện thực hóa mục tiêu này. Chính sách này được công bố lần đầu vào năm 2023 nhưng chỉ thực sự được đẩy mạnh trong năm qua. Đáng chú ý, vào năm 2024, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành lập một doanh nghiệp tái chế cấp quốc gia, coi đây là giải pháp then chốt để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, giảm phát thải và hướng tới sự bền vững lâu dài.

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?
Thế giới 24h

Hàn Quốc trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump?

“Mức thuế trung bình của Trung Quốc đối với các sản phẩm của chúng tôi cao gấp đôi mức chúng tôi áp dụng cho họ. Và mức thuế trung bình của Hàn Quốc cao gấp 4 lần… Trong khi chúng tôi hỗ trợ rất nhiều về mặt quân sự và nhiều mặt khác cho Hàn Quốc”, Tổng thống Donald Trump đã phát biểu như vậy mới đây, báo hiệu nguy cơ Hàn Quốc sẽ nằm trong tầm ngắm.

Lợi ích lâu dài cho tương lai đất nước
Quốc tế

Lợi ích lâu dài cho tương lai đất nước

Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến thăm tới Ấn Độ hồi đầu năm, không chỉ là động thái ngoại giao, mà còn báo hiệu mong muốn của Indonesia trong việc học hỏi từ "Chương trình cung cấp bữa ăn học đường" nổi tiếng của Ấn Độ. Chương trình này đã giúp thúc đẩy tỷ lệ đi học của học sinh, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và cải thiện kết quả học tập. Giới quan sát nhận định, để Indonesia thực hiện "Chương trình bữa ăn dinh dưỡng miễn phí" một cách bền vững và mang lại lợi ích lâu dài cho dinh dưỡng và giáo dục trẻ em, nước này phải học cách khắc phục rủi ro về tài chính và quản lý.

Nguồn ITN
Nghị viện thế giới

Phát triển đường sắt bằng công nghệ và pháp lý

Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống đường sắt phát triển nhất thế giới, đặc biệt nổi bật với mạng lưới đường sắt cao tốc Shinkansen. Thành công này không chỉ đến từ công nghệ tiên tiến bảo đảm an toàn hàng đầu, mà còn nhờ khung pháp lý chặt chẽ và chiến lược phát triển hợp lý.

thechinaproject.com
Nghị viện thế giới

“Rồng sắt” hiện đại - biểu tượng sức mạnh công nghệ

Từ Vạn Lý Trường thành - kỳ quan của quá khứ - đến mạng lưới đường sắt cao tốc - biểu tượng của thời đại mới, Trung Quốc không ngừng ghi dấu những thành tựu vĩ đại. Chỉ trong hơn một thập kỷ, đất nước gấu trúc đã tận dụng nguồn lực khổng lồ, công nghệ tiên tiến và năng lực triển khai vượt trội để xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất, hiện đại nhất thế giới. Không chỉ định hình lại giao thông trong nước, mạng lưới này còn trở thành biểu tượng cho sự phát triển, sức mạnh công nghệ và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.

Đông Nam Á tìm kiếm chủ quyền kỹ thuật số
Quốc tế

Đông Nam Á tìm kiếm chủ quyền kỹ thuật số

Nếu những thế kỷ trước, dầu mỏ là nguồn tài nguyên quyết định, thì giờ đây, dữ liệu chính là "dầu mỏ" của thế kỷ XXI. Và Đông Nam Á, với tham vọng trong lĩnh vực số hóa, nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ của khu vực này chưa bao giờ cấp thiết hơn thế để có thể bảo đảm “chủ quyền số” của mình.

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông
Thế giới 24h

Thách thức lớn với tiến trình hòa bình ở Trung Đông

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas đã bị phá vỡ sau khi quân đội Israel tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn trên khắp Dải Gaza, khiến hàng trăm người thiệt mạng. Phía Israel tuyên bố hành động này nhằm đáp trả việc Hamas từ chối thả thêm con tin theo kế hoạch trao đổi đã thỏa thuận trước đó. Việc Israel phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn đặt ra những thách thức lớn đối với tiến trình hòa bình ở Trung Đông.

OECD dự báo ảm đảm về tăng trưởng châu Âu và thế giới do lo ngại căng thẳng
Thế giới 24h

OECD dự báo ảm đảm về tăng trưởng châu Âu và thế giới do lo ngại căng thẳng

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của khu vực Eurozone xuống còn 1,0% trong năm 2025, giảm so với mức 1,3% được đưa ra vào tháng 12 năm ngoái. Tăng trưởng toàn cầu cũng bị điều chỉnh giảm xuống 3,1% do gián đoạn thương mại ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.