Kinh nghiệm phát triển đường sắt cao tốc trên thế giới

Pháp: Mô hình PPP làm nên cuộc cách mạng đầu tư cho đường sắt cao tốc

Pháp là quốc gia đầu tiên ở châu Âu áp dụng mô hình Đối tác công - tư (PPP) để đầu tư cho các dự án đường sắt cao tốc. Với chương trình PPP lớn nhất châu Âu, Pháp chiếm khoảng 57% tổng đầu tư PPP vào HSR trên toàn châu lục.

1923c16c-b2da-41d2-9496-b1cc2de65dfc.jpg
Hệ thống đường sắt cao tốc của Pháp

Việc áp dụng mô hình PPP đã giúp cơ quan quản lý hạ tầng đường sắt Pháp, Réseau Ferré de France (RFF), đẩy nhanh đáng kể việc phát triển mạng lưới đường sắt cao tốc, vượt xa khả năng tài trợ truyền thống từ nhà nước và nguồn lực của RFF. Trước khi áp dụng PPP, 4 dự án đường sắt cao tốc đầu tiên mất khoảng 20 năm để hoàn thành. Tuy nhiên, từ khi áp dụng mô hình gọi vốn mới, RFF đã khởi động và xây dựng thêm 4 dự án đường sắt cao tốc trong 7 năm.

Quy trình cải cách

Quá trình cải cách đường sắt quốc gia ở Pháp bắt đầu từ năm 1997, khi Công ty Đường sắt quốc gia Pháp (SNCF) được tái cấu trúc để đáp ứng yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) về việc tách biệt rõ ràng về mặt kế toán giữa cơ sở hạ tầng đường sắt và hoạt động vận tải của tàu. Quyền sở hữu mạng lưới đường sắt được chuyển giao cho RFF, tập trung vào cải thiện, phát triển đường ray, lựa chọn đầu tư mạng lưới và tài trợ. RFF ký hợp đồng với SNCF để thực hiện bảo trì và vận hành hạ tầng đường sắt. Đến ngày 1.1.2015, RFF và SNCF được tái cấu trúc lần nữa, hợp nhất thành Tập đoàn SNCF, với SNCF Réseau chịu trách nhiệm phát triển, vận hành, bảo trì hạ tầng và SNCF Mobilités đảm nhận cung cấp dịch vụ vận tải, bao gồm cả dịch vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách, cũng như quản lý và phát triển nhà ga.

Trong mô hình PPP của Pháp, có ba nhóm chính tham gia là: cơ quan công quyền, cơ quan mua sắm đường sắt và khu vực tư nhân. Các cơ quan công quyền bao gồm Bộ Kinh tế, tài chính và công nghiệp ivà Bộ Ngân sách, tài khoản công và hành chính dân sự, chịu trách nhiệm định hướng về đầu tư đường sắt, quyết định các dự án quan trọng và hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng, nâng cấp mạng lưới. Ngoài ra, MAPPP - cơ quan trung ương về PPP, được thành lập năm 2004, đóng vai trò đánh giá sơ bộ các dự án PPP. Bên cạnh đó, chính quyền khu vực ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong lĩnh vực giao thông công cộng, không chỉ tham gia hoạch định chính sách mà còn góp phần đáng kể vào việc tài trợ và phát triển mạng lưới.

Các cơ quan phụ trách mua sắm PPP trong lĩnh vực đường sắt bao gồm SNCF Réseau - đơn vị sở hữu và vận hành hệ thống đường sắt Pháp, chịu trách nhiệm quyết định phương thức quản lý và bảo trì mạng lưới. Về phía khu vực tư nhân, nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào các dự án PPP đường sắt, trong đó ba nhà thầu lớn (Eiffage, Vinci và Bouygues) chiếm ưu thế với phần lớn các hợp đồng được triển khai cho đến nay.

Các mô hình PPP chính

Pháp có một khung pháp lý rõ ràng về hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực đường sắt, quy định cụ thể phạm vi áp dụng và các mô hình triển khai. Các quy định này bao gồm nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc đánh giá tính khả thi và tham vấn các bên liên quan, quy trình mua sắm, các yêu cầu hợp đồng, cơ chế thanh toán, khuôn khổ thể chế và thời hạn dự án. Nhờ sự minh bạch này, khu vực tư nhân có thể đánh giá chính xác rủi ro khi tham gia dự án PPP, thúc đẩy hợp tác bền vững trong lĩnh vực đường sắt cao tốc. SNCF Réseau, chủ sở hữu và quản lý mạng lưới đường sắt Pháp, đóng vai trò trung tâm trong các dự án PPP. Bất kể mô hình tài chính nào được sử dụng cho một dự án cụ thể, SNCF Réseau vẫn chịu trách nhiệm về mạng lưới, bảo đảm quan điểm quốc gia trong việc phát triển và quản lý mạng lưới.

Pháp áp dụng hai mô hình PPP chính trong phát triển đường sắt cao tốc: mô hình đối tác và mô hình nhượng quyền. Cả hai mô hình đều có cùng mục tiêu - tài trợ, thiết kế, xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng đường sắt. Sự khác biệt chính nằm ở việc phân bổ rủi ro về lưu lượng giao thông giữa các bên công và tư (đề cập đến khả năng số lượng hành khách hoặc phương tiện sử dụng cơ sở hạ tầng mới không đạt kỳ vọng, dẫn đến doanh thu không như dự kiến). Điều này ảnh hưởng đến cách doanh nghiệp tư nhân được thanh toán khi xây dựng cơ sở hạ tầng mới.

avatar
france3-regions.francetvinfo.fr

Trong mô hình đối tác, SNCF Réseau thanh toán cho đối tác tư nhân dưới dạng phí thuê hoặc phí khả dụng, dựa trên hiệu suất hoạt động, không liên quan đến lưu lượng sử dụng tài sản hạ tầng. SNCF Réseau thu phí truy cập đường ray từ các nhà khai thác tàu, chịu toàn bộ rủi ro giao thông. Mô hình này phù hợp khi dự báo lưu lượng hành khách thấp, khiến khu vực tư nhân không muốn chịu rủi ro doanh thu. Một ví dụ tiêu biểu là tuyến đường sắt cao tốc Bretagne Pays de la Loire (BPL), dài 182 km, kết nối Le Mans và Rennes. Với tổng chi phí xây dựng 3,4 tỷ euro, tuyến BPL giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa Paris và Rennes xuống còn 86 phút, giảm 37 phút so với trước đây. Chính thức khai thác từ năm 2017, tuyến đường này mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho khu vực phía Tây nước Pháp. Dự án được thực hiện theo mô hình PPP, trong đó công ty Eiffage Rail Express (ERE) chịu trách nhiệm xây dựng và bảo trì tuyến BPL trong 25 năm.

Trong khi đó, theo mô hình nhượng quyền, nhà đầu tư tư nhân thu phí từ các nhà khai thác đường sắt khi họ sử dụng cơ sở hạ tầng. Khoản phí này không chỉ giúp bảo đảm trang trải chi phí vận hành tuyến đường sắt, mà còn mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, do doanh thu từ phí sử dụng thường không đủ để hoàn vốn toàn bộ dự án, nên một phần kinh phí sẽ được RFF (nay là SNCF Réseau), chính quyền khu vực và chính phủ quốc gia hỗ trợ. Trong mô hình này, bên được nhượng quyền chịu trách nhiệm về rủi ro trong suốt quá trình xây dựng, tài trợ và vận hành dự án.

Ví dụ, tuyến LGV Sud Europe Atlantique (SEA) dài 303 km, kết nối Tours và Bordeaux, được xây dựng với chi phí 7,8 tỷ euro theo mô hình nhượng quyền 50 năm với tập đoàn liên doanh Vinci-LISEA vào năm 2011. Nhà nhượng quyền chịu toàn bộ rủi ro về lưu lượng, đổi lại được thu phí truy cập đường ray từ các tàu sử dụng hành lang này.

Từ năm 2010 đến 2012, Pháp đã triển khai 4 dự án đường sắt cao tốc và xây dựng một nhà ga theo mô hình PPP, với tổng chiều dài đường sắt mới hơn 620 km và tổng vốn đầu tư lên đến 15 tỷ euro. Trong đó, chính quyền trung ương chỉ tài trợ khoảng 2,2 tỷ euro, phần còn lại được huy động từ khu vực tư nhân. Việc sử dụng linh hoạt hai mô hình PPP đã giúp Pháp huy động hiệu quả nguồn lực tài chính, mở rộng mạng lưới đường sắt cao tốc và cải thiện kết nối giữa các khu vực.

Nghị viện thế giới

ITN
Nghị viện thế giới

Phá bỏ rào cản, khai mở tiềm năng

Trung Quốc đang có bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân với dự thảo cập nhật của Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân. Văn bản pháp lý quan trọng này được kỳ vọng không chỉ là tấm khiên pháp lý để bảo vệ khu vực tư nhân mà còn là đòn bẩy quan trọng để khu vực này phát triển nhờ phá bỏ các rào cản, khai mở tiềm năng và xây dựng môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch hơn. Động thái này phản ánh nỗ lực của Bắc Kinh nhằm củng cố niềm tin của nhà đầu tư, quyết tâm đưa kinh tế tư nhân thành một thành phần nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nguồn: Chinese news service/ chinadailyasia.com
Nghị viện thế giới

Chính sách hỗ trợ của các thành phố lớn

Trong nỗ lực mạnh mẽ nhằm phục hồi nền kinh tế tư nhân, các thành phố lớn của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến gần đây đã công bố một loạt các biện pháp hỗ trợ nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn và khôi phục lòng tin của các doanh nghiệp tư nhân.

X-Road hệ thống cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu phi tập trung được coi là vũ khí bí mật của hệ thống chính phủ điện tử
Nghị viện thế giới

Các trụ cột về hạ tầng của hệ thống Chính phủ điện tử

Nhìn lại quá trình phát triển Chính phủ điện tử tại Estonia có thể thấy, quốc gia này đã sớm tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt chú trọng vào hạ tầng cơ sở dữ liệu một cách đầy đủ, đồng bộ. Các hệ thống này là xương sống cơ bản để phát triển các dịch vụ số hiệu quả.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

e-Estonia và hành trình dẫn đầu thế giới về quản trị kỹ thuật số

Trong một kỷ nguyên mà các Chính phủ trên toàn thế giới đang vật lộn với những bất cập trong thủ tục hành chính và sự chuyển đổi số chậm chạp, Estonia nổi lên như một biểu tượng của sự đổi mới. Quốc gia Baltic với 1,3 triệu dân này đạt được một cột mốc phi thường khi trở thành quốc gia số hóa 100% các dịch vụ của Chính phủ, định nghĩa lại việc cung cấp dịch vụ công thông qua hệ sinh thái chính phủ điện tử e-Estonia tiên phong của mình. Thành tựu này đưa Estonia trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về quản trị kỹ thuật số và đặt ra chuẩn mực cho các quốc gia trên toàn thế giới.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.

Khẳng định vị thế Uzbekistan
Nghị viện thế giới

Khẳng định vị thế Uzbekistan

Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Á, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150) sẽ diễn ra tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Việc Uzbekistan đăng cai hội nghị lớn nhất của cơ quan nghị viện thế giới là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với hiệu quả của các cải cách đang được thúc đẩy ở Uzbekistan cũng như cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Uzbekistan trên trường quốc tế.

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện
Nghị viện thế giới

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện

Ngày 5.4 tới, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Đại hội đồng lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Đây là dịp để nhìn lại hành trình 136 năm qua của IPU, kể từ Đại hội đồng đầu tiên tại Paris năm 1889, nhìn lại những sự kiện tôn vinh tinh thần hợp tác bền bỉ giữa các nghị sĩ trên toàn thế giới cũng như một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí và phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng trên toàn cầu của IPU.

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu
Quốc tế

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu

Nhờ những nỗ lực bảo vệ dữ liệu cá nhân, Malaysia đã trở thành thành viên của Thỏa thuận thực thi quyền riêng tư xuyên biên giới của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2023. Vào năm 2024, quốc gia này tiếp tục sửa đổi Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) ban hành năm 2010. Được thiết kế để hiện thực hóa cam kết củng cố niềm tin trong nước và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, PDPA sửa đổi được kỳ vọng sẽ đưa Malaysia tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế và tìm kiếm sự công nhận từ các nước trong khu vực cũng như trên thế giới về bảo mật dữ liệu.

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số
Quốc tế

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số

Sau 3 năm có hiệu lực kể từ năm 2022, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) của Thái Lan đã chứng minh là một bước đi đúng đắn cần thiết, tạo ra một bộ tiêu chuẩn rõ ràng cho việc bảo vệ các thông tin cá nhân, giúp các doanh nghiệp địa phương nâng cao uy tín trên trường quốc tế.

Kết quả ấn tượng
Nghị viện thế giới

Kết quả ấn tượng

Năm 2015, Pháp ban hành Luật NOTRe nhằm cải cách chính quyền địa phương, giảm chi phí hành chính, tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý. Luật NOTRe được ban hành với các biện pháp chính như sáp nhập vùng hành chính, giảm số lượng hội đồng địa phương và tăng quyền tự chủ cho chính quyền cơ sở.

www.kl.dk
Nghị viện thế giới

Đan Mạch: Cải tổ cấu trúc mang tính lịch sử

Vào năm 2007, Đan Mạch đã trải qua một trong những cuộc cải cách chính quyền địa phương quan trọng nhất trong lịch sử đất nước, tạo ra một cấu trúc khu vực công hiệu quả và hiện đại hơn bằng cách giảm số lượng đô thị từ 271 xuống còn 98. Đồng thời, 14 tỉnh đã bị bãi bỏ và thay thế bằng 5 vùng hành chính lớn hơn.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Hoài bão trở thành vựa lương thực của thế giới

Indonesia đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại thông qua phát triển các cụm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chiến lược này nhằm giảm tối đa chi phí sản xuất lên đến 50% và tăng gấp đôi sản lượng, hướng đến mục tiêu trở thành vựa lương thực của thế giới.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Khung pháp lý toàn diện

Indonesia thiết lập một hệ thống pháp lý toàn diện để điều chỉnh và phát triển lĩnh vực nông nghiệp, tập trung vào tính bền vững, an ninh lương thực, cũng như tăng trưởng kinh tế. Trong đó, một số đạo luật, chính sách quan trọng có vai trò định hình ngành nông nghiệp của quốc gia này.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Thu hút thanh niên làm nông nghiệp công nghệ cao

Indonesia đang triển khai một chiến lược đầy tham vọng nhằm thu hút 50.000 thanh niên tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp hiện đại, với mục tiêu bảo đảm mức thu nhập tối thiểu 10 triệu rupiah (tương đương 640 USD) mỗi tháng. Đây là mức cao gấp 5 lần so với thu nhập trung bình hiện tại của nông dân Indonesia, thể hiện quyết tâm hiện đại hóa ngành nông nghiệp và giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trẻ trong lĩnh vực này.