EU thúc đẩy Chỉ thị mới nhằm giảm lãng phí thực phẩm và chất thải dệt may

Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu đã đạt được thỏa thuận tạm thời nhằm sửa đổi Chỉ thị khung về chất thải, đặt ra các mục tiêu mới cho EU trong hạn chế lãng phí thực phẩm vào năm 2030 và các biện pháp hướng tới một ngành dệt may bền vững, ít tạo ra chất thải hơn.

Mục tiêu giảm lãng phí thực phẩm vào năm 2030

Hai nhà cơ quan đồng lập pháp đã nhất trí về các mục tiêu đầy tham vọng nhưng thực tế nhằm hạn chế lãng phí thực phẩm vào năm 2030, cụ thể như sau:

Giảm 10% chất thải chế biến và sản xuất so với lượng chất thải thực phẩm trung bình được tạo ra trong các lĩnh vực này giai đoạn 2021-2023.

Giảm 30% chất thải bình quân đầu người từ hoạt động bán lẻ, nhà hàng, dịch vụ thực phẩm và hộ gia đình so với lượng chất thải thực phẩm trung bình được tạo ra trong các lĩnh vực này giai đoạn 2021-2023.

02-food-waste-li-2048x1070.jpg
Quy định mới trong Chỉ thị khung về chất thải của EU. Ảnh:eurofoodbank.org

Đây là những mục tiêu tham vọng đầu tiên được thiết lập ở cấp EU. Thỏa thuận cũng quy định việc quyên góp tự nguyện thực phẩm không bán được nhưng vẫn an toàn đối với con người như một khía cạnh quan trọng trong việc giảm lãng phí thực phẩm.

Hạn chế chất thải dệt may

Thỏa thuận cũng thiết lập các quy tắc hài hòa về trách nhiệm mở rộng của các nhà sản xuất dệt may và thương hiệu thời trang: họ sẽ phải chịu trách nhiệm về chất thải của mình và sẽ phải trả một khoản phí để tài trợ cho quá trình thu gom và xử lý chất thải, điều này sẽ phụ thuộc vào mức độ tuần hoàn và bền vững của sản phẩm của họ.

Các nhà lập pháp đồng ý giải quyết tình trạng phát sinh quá nhiều chất thải trong ngành dệt may và các hoạt động thời trang bán sẵn, để ngăn chặn việc loại bỏ các sản phẩm dệt may này trước khi chúng đạt đến tuổi thọ tiềm năng. Các quốc gia thành viên có thể điều chỉnh các khoản phí mà các nhà sản xuất phải trả theo thời gian sử dụng các sản phẩm dệt may và độ bền của chúng.

Thỏa thuận mà các nhà lập pháp vừa nhất trí đánh dấu một bước tiến quan trọng hướng tới một nền kinh tế EU mạnh mẽ, tuần hoàn và cạnh tranh, đồng thời duy trì nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Ngoài ra, EU lần đầu tiên đặt ra các mục tiêu giảm thiểu chất thải thực phẩm đầy tham vọng, hướng tới các hệ thống thực phẩm bền vững hơn.

Paulina Hennig-Kloska, Bộ trưởng Bộ Khí hậu và Môi trường Ba Lan

Thỏa thuận tạm thời quy định một sân chơi bình đẳng, yêu cầu các nhà sản xuất đều phải có trách nhiệm. Theo khuôn khổ này, tất cả các công ty, bao gồm cả các công ty nhỏ hơn, sẽ có quyền truy cập vào các nguồn lực và cơ sở hạ tầng cần thiết để xử lý chất thải dệt may đúng cách.

Để giảm gánh nặng hành chính, các doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ có thêm một năm để tuân thủ các nghĩa vụ sau khi các chương trình trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất được thiết lập (tổng cộng là 3,5 năm sau khi các quy tắc mới có hiệu lực).

Các bước tiếp theo

Thỏa thuận tạm thời đã được Chủ tịch Hội đồng và các nghị sĩ của Nghị viện châu Âu nhất trí. Tuy nhiên, văn bản này vẫn cần được hai cơ quan trên thông qua trước khi tiến hành sửa đổi ngôn ngữ pháp lý. Sau khi văn bản được chính thức thông qua, các quốc gia thành viên EU sẽ có tới 20 tháng (tới năm 2027) để cập nhật nội luật của mình trên cơ sở tuân thủ các quy tắc mới.

Ủy ban châu Âu sẽ được giao nhiệm vụ xem xét và đánh giá các khía cạnh của Chỉ thị mới về khuôn khổ chất thải. Những khía cạnh đó bao gồm việc tài trợ cho các chương trình trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất và các mục tiêu có thể liên quan đến chất thải ngành dệt may cũng như vai trò của các đơn vị sản xuất trong thực hiện mục tiêu hạn chế chất thải thực phẩm, tác động của những thay đổi về mức sản xuất và các mục tiêu có thể được cập nhật về việc giảm chất thải thực phẩm vào năm 2030 và 2035.

Mỗi năm, EU thải ra hơn 59 triệu tấn chất thải thực phẩm, ước tính gây thiệt hại 132 tỷ euro. EU cũng thải ra 12,6 triệu tấn chất thải dệt may mỗi năm. Riêng quần áo và giày dép đã thải ra 5,2 triệu tấn chất thải, tương đương 12kg chất thải bình quân đầu người mỗi năm.

Thế giới 24h

Hội đồng bảo an thông qua nghị quyết về cuộc xung đột Ukraine
Thế giới 24h

Hội đồng bảo an thông qua nghị quyết về cuộc xung đột Ukraine

Ngày 24.2, đúng vào dịp đánh dấu 3 năm cuộc xung đột Nga-Ukraine, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA) đã thông qua một nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo, kêu gọi "chấm dứt nhanh chóng" cuộc xung đột ở Ukraine. Cả Washington và Moscow đều mô tả động thái này là một bước tiến quan trọng hướng tới hòa bình, trong khi Pháp và Anh bỏ phiếu trắng, đúng vào ngày kỷ niệm 3 năm xung đột Ukraine - Nga.

economictimes.indiatimes.com
Thế giới 24h

Ấn Độ trỗi dậy trong bối cảnh địa chính trị mới

Trong suốt nhiều thập kỷ, Ấn Độ dường như bị phương Tây xem nhẹ về cả mặt kinh tế lẫn địa chính trị. Tuy nhiên, điều này đang thay đổi nhanh chóng khi trật tự toàn cầu bước vào giai đoạn tái cấu trúc sâu sắc. Cả Mỹ và châu Âu hiện đều coi Ấn Độ là một yếu tố thiết yếu trong chiến lược dài hạn của họ, phản ánh sự chuyển dịch quyền lực toàn cầu theo hướng đa cực.

Một loạt cơ quan liên bang không phản hồi tối hậu thư của ông Elon Musk: Nguy cơ rối loạn trong bộ máy
Thế giới 24h

Một loạt cơ quan liên bang không phản hồi tối hậu thư của ông Elon Musk: Nguy cơ rối loạn trong bộ máy

Một loạt cơ quan liên bang chủ chốt của Hoa Kỳ, bao gồm Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc, đã chỉ thị cho nhân viên của họ không tuân thủ yêu cầu mới nhất của ông Elon Musk, yêu cầu từng người liệt kê công việc đã làm gần đây trước ngày 24.2 nếu không muốn mất việc.

Chính quyền Donald Trump cắt giảm 2.000 vị trí của USAid
Thế giới 24h

Chính quyền Donald Trump cắt giảm 2.000 vị trí của USAid

Hôm 23.2, Chính quyền Tổng thống Donald Trump thông báo sẽ cho hầu hết nhân viên của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAid) trên toàn thế giới nghỉ phép hành chính có hưởng lương và cắt giảm khoảng 2.000 vị trí tại Hoa Kỳ, theo một thông báo được đăng trực tuyến.

EU có thể đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính mới
Thế giới 24h

EU có thể đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính mới

Ông Friedrich Merz, người sẽ trở thành Thủ tướng Đức trong những ngày tới, bày tỏ quan ngại sâu sắc về nguy cơ Liên minh châu Âu (EU) rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Ông cảnh báo rằng nhiều quốc gia thành viên đang gánh vác mức nợ công quá lớn, đẩy khu vực vào một tình thế bấp bênh tương tự cuộc khủng hoảng tài chính trước đây. Theo ông Merz, nếu không có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với tài chính công, EU có thể sớm đối mặt với một làn sóng bất ổn kinh tế trầm trọng, đe dọa sự ổn định của cả khối.

Thế cục bầu cử Đức - thách thức đối với bên chiến thắng
Thế giới 24h

Thế cục bầu cử Đức - thách thức đối với bên chiến thắng

Liên minh bảo thủ đối lập của Đức đã vượt qua liên minh cầm quyền để giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 23.2. Cuộc bầu cử cũng chứng kiến đảng cực hữu Lựa chọn thay thế cho nước Đức (Alternative for Germany) về thứ hai với thành tích vang dội nhất của một đảng cực hữu kể từ Thế chiến II đến nay, điều có thể gây khó khăn rất lớn cho quá trình thành lập chính phủ.

Biến thách thức thành cơ hội
Thế giới 24h

Biến thách thức thành cơ hội

Năm 2025, Nhật Bản đánh dấu 80 năm vụ tấn công hạt nhân vào Hiroshima và Nagasaki trong bối cảnh nước thải của nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã qua xử lý gây tranh cãi toàn cầu. Nhật Bản có cơ hội dẫn đầu về an toàn hạt nhân và khả năng phục hồi sau thảm họa, dựa trên lịch sử và chuyên môn trong quản lý thảm họa; đồng thời có thể củng cố vai trò của mình trong việc định hình các giải pháp năng lượng bền vững và giải quyết các thách thức chung về môi trường ở Đông Á.

EU siết chặt quản lý vật liệu hạt nhân
Thế giới 24h

EU siết chặt quản lý vật liệu hạt nhân

Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) vừa chính thức thông qua một loạt quy tắc mới nhằm tăng cường hệ thống giám sát vật liệu hạt nhân, để bảo đảm việc sử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích hòa bình và phù hợp với tiến bộ công nghệ.

shafaq.com
Quốc tế

"Tháo ngòi nổ" cuộc xung đột tại Ukraine

Cuộc chiến tại Ukraine đang tiến vào giai đoạn mới đầy quan trọng khi các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga chính thức bắt đầu vào ngày 18.2. Đây có thể là cơ hội then chốt để xác định tương lai của xung đột, dấy lên hy vọng về giải pháp hòa bình sau 3 năm đẫm máu. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra không ít lo ngại, đặc biệt liên quan đến vai trò của Ukraine trong các cuộc đàm phán và sự tham gia của các quốc gia châu Âu.

Chatbot và an ninh quốc gia - tại sao DeepSeek lại gây lo ngại?
Thế giới 24h

Chatbot và an ninh quốc gia - tại sao DeepSeek lại gây lo ngại?

Chatbot AI DeepSeek của Trung Quốc đã làm đảo lộn ngành công nghiệp toàn cầu và xóa sổ hàng tỷ đô la khỏi các cổ phiếu công nghệ của Hoa Kỳ khi công bố chương trình phiên bản R1, được cho là được xây dựng trên các chất bán dẫn Nvidia giá rẻ và kém tinh vi hơn. Nhưng các chính phủ từ Rome đến Seoul có biện pháp cứng rắn với ứng dụng của Trung Quốc thân thiện với người dùng này, với lý do họ cần ngăn chặn nguy cơ rò rỉ thông tin nhạy cảm thông qua các dịch vụ AI tạo ra.