Luật NOTRe năm 2015 của Pháp:

Kết quả ấn tượng

Năm 2015, Pháp ban hành Luật NOTRe nhằm cải cách chính quyền địa phương, giảm chi phí hành chính, tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý. Luật NOTRe được ban hành với các biện pháp chính như sáp nhập vùng hành chính, giảm số lượng hội đồng địa phương và tăng quyền tự chủ cho chính quyền cơ sở.

Bất cập của bộ máy cồng kềnh

Pháp sở hữu một trong những hệ thống chính quyền địa phương phức tạp nhất châu Âu với các cấp, bao gồm: cấp vùng, cấp tỉnh và đặc biệt là cấp xã với hơn 36.000 xã (communes). Đây là kết quả của lịch sử hành chính lâu đời, nhiều trong số đó có diện tích rất nhỏ và dân số ít, thậm chí dưới 100 người.

Chẳng hạn, xã Le Fugeret thuộc vùng Provence-Alpes-Côte d'Azur chỉ có khoảng 205 cư dân (vào năm 2012) nhưng vẫn duy trì hội đồng địa phương riêng, thị trưởng và các dịch vụ công. Tương tự, Castelmoron-d'Albret - xã nhỏ nhất nước Pháp thuộc vùng Nouvelle-Aquitaine - chỉ có khoảng hơn 50 cư dân nhưng vẫn vận hành một bộ máy hành chính độc lập.

Với diện tích 3,3ha, Castelmoron-d'Albret là xã nhỏ nhất ở Pháp. Nguồn: castelmorondalberet. fr

Với diện tích 3,3ha, Castelmoron-d'Albret là xã nhỏ nhất ở Pháp.
Nguồn: castelmorondalberet. fr

Sự phân mảnh này không chỉ khiến chi phí quản lý hành chính tăng cao mà còn dẫn đến sự chồng chéo chức năng giữa các cấp chính quyền, gây khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ công như y tế, giáo dục và giao thông công cộng. Chính phủ trung ương cũng gặp thách thức trong việc phân bổ ngân sách và điều phối chính sách phát triển.

Ba giải pháp của Luật NOTRe

Trước thực trạng này, năm 2015, Pháp ban hành Luật Tổ chức lãnh thổ mới (Luật NOTRe) nhằm tái cơ cấu hệ thống chính quyền địa phương. Cải cách này bao gồm ba biện pháp quan trọng.

Thứ nhất, sáp nhập các vùng hành chính để giảm từ 22 xuống còn 13 vùng, giúp tinh gọn bộ máy quản lý và tối ưu hóa ngân sách. Ví dụ, vùng Grand Est được hợp nhất từ ba vùng cũ (Alsace, Champagne-Ardenne và Lorraine), tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư hạ tầng giao thông, như hệ thống đường sắt kết nối các đô thị. Tương tự, vùng Bourgogne-Franche-Comté (hợp nhất từ Bourgogne và Franche-Comté) đã cải thiện đáng kể công tác quản lý giáo dục và phát triển nông nghiệp.

Thứ hai, Pháp khuyến khích hợp nhất các xã nhỏ thành các xã mới lớn hơn để giảm số lượng hội đồng địa phương. Nhờ đó, từ năm 2015 đến 2020, hơn 2.000 xã đã được sáp nhập, giúp cắt giảm đáng kể chi phí hành chính. Ví dụ, xã Val d’Oust (vùng Bretagne) ra đời vào năm 2016 sau khi ba xã nhỏ sáp nhập, hoặc xã Annecy (vùng Auvergne-Rhône-Alpes), được mở rộng bằng cách hợp nhất 5 xã lân cận, từ đó phát triển mạnh mẽ về kinh tế và du lịch.

Thứ ba, Luật NOTRe tăng quyền tự chủ cho các địa phương bằng cách phân cấp một số quyền hạn từ trung ương xuống các vùng. Điều này giúp chính quyền địa phương chủ động hơn trong quy hoạch đô thị, phát triển giao thông và bảo vệ môi trường. Các vùng cũng có thêm quyền kiểm soát ngân sách, thuế và chính sách kinh tế, giúp giảm sự phụ thuộc vào Paris. Ví dụ, vùng Occitanie đã tận dụng quyền tự chủ để phát triển mạnh năng lượng tái tạo, trong khi thành phố Lyon đẩy mạnh hệ thống giao thông xanh với các tuyến xe buýt và tàu điện không phát thải.

Kết quả từ cải cách hành chính

Sau gần 10 năm thực hiện cải cách, Pháp đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Chi phí hành chính giảm đáng kể, tiết kiệm hàng trăm triệu euro mỗi năm nhờ cắt giảm nhân sự, giảm chi phí vận hành bộ máy và tối ưu hóa dịch vụ công. Các xã lớn hơn có ngân sách mạnh hơn để đầu tư vào trường học, bệnh viện và hạ tầng giao thông. Ví dụ, vùng Nouvelle-Aquitaine tiết kiệm hơn 150 triệu euro mỗi năm sau khi hợp nhất các cơ quan quản lý cấp vùng.

Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương được cải thiện, khi các xã lớn thu hút đầu tư tốt hơn và mở rộng dịch vụ công. Nhờ áp dụng công nghệ số hóa, thủ tục hành chính cũng trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn. Chẳng hạn, thành phố Bordeaux đã triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến, giúp người dân thực hiện các thủ tục hành chính mà không cần đến trực tiếp cơ quan chính quyền.

Ngoài ra, cải cách đã giúp tăng cường năng lực phát triển vùng. Các địa phương lớn hơn có đủ nguồn lực để thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn, thay vì phụ thuộc vào ngân sách trung ương. Một số địa phương cũng thu hút thành công các tập đoàn lớn và startup nhờ chính sách linh hoạt. Chẳng hạn, vùng Auvergne-Rhône-Alpes đã đầu tư mạnh vào nghiên cứu và công nghệ, trở thành điểm đến hấp dẫn cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và y học.

Tuy nhiên, cải cách hành chính không phải lúc nào cũng dễ dàng. Việc sáp nhập các đơn vị hành chính có thể gặp phản ứng từ người dân địa phương, đặc biệt ở những khu vực có bản sắc văn hóa mạnh hoặc lo ngại mất đi quyền đại diện chính trị. Do đó, để cải cách thành công, cần có lộ trình hợp lý, sự đồng thuận của người dân và các chính sách hỗ trợ phù hợp.

Nghị viện thế giới

ITN
Nghị viện thế giới

Phá bỏ rào cản, khai mở tiềm năng

Trung Quốc đang có bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân với dự thảo cập nhật của Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân. Văn bản pháp lý quan trọng này được kỳ vọng không chỉ là tấm khiên pháp lý để bảo vệ khu vực tư nhân mà còn là đòn bẩy quan trọng để khu vực này phát triển nhờ phá bỏ các rào cản, khai mở tiềm năng và xây dựng môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch hơn. Động thái này phản ánh nỗ lực của Bắc Kinh nhằm củng cố niềm tin của nhà đầu tư, quyết tâm đưa kinh tế tư nhân thành một thành phần nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nguồn: Chinese news service/ chinadailyasia.com
Nghị viện thế giới

Chính sách hỗ trợ của các thành phố lớn

Trong nỗ lực mạnh mẽ nhằm phục hồi nền kinh tế tư nhân, các thành phố lớn của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến gần đây đã công bố một loạt các biện pháp hỗ trợ nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn và khôi phục lòng tin của các doanh nghiệp tư nhân.

X-Road hệ thống cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu phi tập trung được coi là vũ khí bí mật của hệ thống chính phủ điện tử
Nghị viện thế giới

Các trụ cột về hạ tầng của hệ thống Chính phủ điện tử

Nhìn lại quá trình phát triển Chính phủ điện tử tại Estonia có thể thấy, quốc gia này đã sớm tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt chú trọng vào hạ tầng cơ sở dữ liệu một cách đầy đủ, đồng bộ. Các hệ thống này là xương sống cơ bản để phát triển các dịch vụ số hiệu quả.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

e-Estonia và hành trình dẫn đầu thế giới về quản trị kỹ thuật số

Trong một kỷ nguyên mà các Chính phủ trên toàn thế giới đang vật lộn với những bất cập trong thủ tục hành chính và sự chuyển đổi số chậm chạp, Estonia nổi lên như một biểu tượng của sự đổi mới. Quốc gia Baltic với 1,3 triệu dân này đạt được một cột mốc phi thường khi trở thành quốc gia số hóa 100% các dịch vụ của Chính phủ, định nghĩa lại việc cung cấp dịch vụ công thông qua hệ sinh thái chính phủ điện tử e-Estonia tiên phong của mình. Thành tựu này đưa Estonia trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về quản trị kỹ thuật số và đặt ra chuẩn mực cho các quốc gia trên toàn thế giới.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.

Khẳng định vị thế Uzbekistan
Nghị viện thế giới

Khẳng định vị thế Uzbekistan

Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Á, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150) sẽ diễn ra tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Việc Uzbekistan đăng cai hội nghị lớn nhất của cơ quan nghị viện thế giới là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với hiệu quả của các cải cách đang được thúc đẩy ở Uzbekistan cũng như cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Uzbekistan trên trường quốc tế.

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện
Nghị viện thế giới

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện

Ngày 5.4 tới, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Đại hội đồng lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Đây là dịp để nhìn lại hành trình 136 năm qua của IPU, kể từ Đại hội đồng đầu tiên tại Paris năm 1889, nhìn lại những sự kiện tôn vinh tinh thần hợp tác bền bỉ giữa các nghị sĩ trên toàn thế giới cũng như một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí và phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng trên toàn cầu của IPU.

Nguồn ITN
Nghị viện thế giới

Phát triển đường sắt bằng công nghệ và pháp lý

Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống đường sắt phát triển nhất thế giới, đặc biệt nổi bật với mạng lưới đường sắt cao tốc Shinkansen. Thành công này không chỉ đến từ công nghệ tiên tiến bảo đảm an toàn hàng đầu, mà còn nhờ khung pháp lý chặt chẽ và chiến lược phát triển hợp lý.

thechinaproject.com
Nghị viện thế giới

“Rồng sắt” hiện đại - biểu tượng sức mạnh công nghệ

Từ Vạn Lý Trường thành - kỳ quan của quá khứ - đến mạng lưới đường sắt cao tốc - biểu tượng của thời đại mới, Trung Quốc không ngừng ghi dấu những thành tựu vĩ đại. Chỉ trong hơn một thập kỷ, đất nước gấu trúc đã tận dụng nguồn lực khổng lồ, công nghệ tiên tiến và năng lực triển khai vượt trội để xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất, hiện đại nhất thế giới. Không chỉ định hình lại giao thông trong nước, mạng lưới này còn trở thành biểu tượng cho sự phát triển, sức mạnh công nghệ và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu
Quốc tế

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu

Nhờ những nỗ lực bảo vệ dữ liệu cá nhân, Malaysia đã trở thành thành viên của Thỏa thuận thực thi quyền riêng tư xuyên biên giới của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2023. Vào năm 2024, quốc gia này tiếp tục sửa đổi Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) ban hành năm 2010. Được thiết kế để hiện thực hóa cam kết củng cố niềm tin trong nước và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, PDPA sửa đổi được kỳ vọng sẽ đưa Malaysia tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế và tìm kiếm sự công nhận từ các nước trong khu vực cũng như trên thế giới về bảo mật dữ liệu.

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số
Quốc tế

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số

Sau 3 năm có hiệu lực kể từ năm 2022, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) của Thái Lan đã chứng minh là một bước đi đúng đắn cần thiết, tạo ra một bộ tiêu chuẩn rõ ràng cho việc bảo vệ các thông tin cá nhân, giúp các doanh nghiệp địa phương nâng cao uy tín trên trường quốc tế.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Hoài bão trở thành vựa lương thực của thế giới

Indonesia đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại thông qua phát triển các cụm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chiến lược này nhằm giảm tối đa chi phí sản xuất lên đến 50% và tăng gấp đôi sản lượng, hướng đến mục tiêu trở thành vựa lương thực của thế giới.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Khung pháp lý toàn diện

Indonesia thiết lập một hệ thống pháp lý toàn diện để điều chỉnh và phát triển lĩnh vực nông nghiệp, tập trung vào tính bền vững, an ninh lương thực, cũng như tăng trưởng kinh tế. Trong đó, một số đạo luật, chính sách quan trọng có vai trò định hình ngành nông nghiệp của quốc gia này.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Thu hút thanh niên làm nông nghiệp công nghệ cao

Indonesia đang triển khai một chiến lược đầy tham vọng nhằm thu hút 50.000 thanh niên tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp hiện đại, với mục tiêu bảo đảm mức thu nhập tối thiểu 10 triệu rupiah (tương đương 640 USD) mỗi tháng. Đây là mức cao gấp 5 lần so với thu nhập trung bình hiện tại của nông dân Indonesia, thể hiện quyết tâm hiện đại hóa ngành nông nghiệp và giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trẻ trong lĩnh vực này.