Nhật Bản

Phát triển đường sắt bằng công nghệ và pháp lý

Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống đường sắt phát triển nhất thế giới, đặc biệt nổi bật với mạng lưới đường sắt cao tốc Shinkansen. Thành công này không chỉ đến từ công nghệ tiên tiến bảo đảm an toàn hàng đầu, mà còn nhờ khung pháp lý chặt chẽ và chiến lược phát triển hợp lý.

Hệ thống luật điều chỉnh chặt chẽ

Hệ thống đường sắt Nhật Bản được quản lý chặt chẽ bởi một loạt luật và quy định nhằm bảo đảm tính an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Một trong những đạo luật quan trọng nhất là Luật Kinh doanh Đường sắt (Railway Business Act, 1986), quy định về việc cấp phép hoạt động cho các công ty đường sắt, quyền và nghĩa vụ của các nhà khai thác dịch vụ, cũng như các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ và an toàn vận tải. Luật này yêu cầu tất cả các công ty đường sắt phải xin giấy phép từ Bộ Đất đai, hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản (MLIT), đồng thời bảo đảm giá vé không vi phạm các quy định về cạnh tranh. Ngoài ra, luật cũng quy định rõ các tiêu chuẩn về dịch vụ, yêu cầu doanh nghiệp duy trì hệ thống hỗ trợ hành khách, đặc biệt là người khuyết tật, và có trách nhiệm cải thiện điều kiện vận hành nếu nhận được phản ánh tiêu cực từ hành khách.

Nguồn: ITN

Nguồn: ITN

Bên cạnh đó, Luật An toàn đường sắt (Railway Safety Act) đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát các tiêu chuẩn an toàn, bảo trì hệ thống đường ray, tàu điện, và các cơ sở hạ tầng liên quan. MLIT có quyền thanh tra và đình chỉ hoạt động của các doanh nghiệp không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn. Đặc biệt, với các tuyến Shinkansen, luật yêu cầu áp dụng công nghệ kiểm soát tàu tự động (ATC), hệ thống chống động đất và tiêu chuẩn giảm tiếng ồn.

Quá trình phát triển của đường sắt Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng lớn từ Luật Tư nhân hóa đường sắt quốc gia (1987), được ban hành để cải tổ ngành đường sắt và tư nhân hóa Đường sắt quốc gia Nhật Bản (Japan National Railways - JNR). Trước khi có luật này, JNR gặp nhiều khó khăn về tài chính do quản lý kém hiệu quả và nợ công ngày càng gia tăng. Việc tư nhân hóa đã giúp chia JNR thành 6 công ty JR khu vực cùng với JR Freight chuyên vận tải hàng hóa, giúp tăng tính cạnh tranh, giảm gánh nặng tài chính cho nhà nước, đồng thời cải thiện chất lượng dịch vụ và thu hút đầu tư tư nhân. Một số công ty như JR East, JR Central và JR West hiện đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân nhưng vẫn tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn và dịch vụ do nhà nước quy định.

Riêng với hệ thống tàu cao tốc, Luật Vận tải đường sắt cao tốc quy định các tiêu chuẩn riêng biệt cho Shinkansen, bao gồm giới hạn tốc độ tối đa, yêu cầu về giảm tiếng ồn khi tàu di chuyển trong khu dân cư, cũng như bảo đảm các công ty vận hành có kế hoạch tài chính bền vững khi mở rộng tuyến đường mới. Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng, nhưng yêu cầu các công ty đường sắt phải tự chủ tài chính trong quá trình vận hành, nhằm tránh tình trạng nợ công như trước đây.

Shinkansen - biểu tượng của niềm tự hào

Hệ thống tàu Shinkansen ra mắt lần đầu vào năm 1964. Với hơn 6 thập kỷ phát triển, thành công của Shinkansen không chỉ nằm ở tốc độ và hiệu suất vận hành mà còn ở sự an toàn gần như tuyệt đối, nhờ vào quy hoạch chiến lược, công nghệ tiên tiến và mô hình tài chính hiệu quả.

Ngay từ đầu, Nhật Bản đã có cách tiếp cận dài hạn và thực tế khi phát triển hệ thống Shinkansen. Các tuyến tàu cao tốc được quy hoạch để kết nối những trung tâm kinh tế lớn giúp tối ưu hóa hiệu quả kinh tế và giảm áp lực lên hệ thống giao thông đường bộ, hàng không. Ngoài ra, Nhật Bản xây dựng đường ray riêng cho Shinkansen thay vì dùng chung với tàu thường, giúp bảo đảm tốc độ cao, giảm nguy cơ va chạm và nâng cao độ an toàn.

Nhật Bản áp dụng mô hình tài chính cân bằng giữa đầu tư công và tư nhân để xây dựng và mở rộng hệ thống Shinkansen. Ban đầu, chính phủ tài trợ phần lớn chi phí, nhưng từ thập niên 1980, các công ty JR dần đảm nhận vận hành theo mô hình doanh nghiệp tư nhân dưới sự giám sát của nhà nước. Nhờ chiến lược tài chính bền vững, Shinkansen tự duy trì mà không cần trợ cấp lớn. Ngoài doanh thu từ vé tàu, JR còn khai thác bất động sản và dịch vụ thương mại quanh ga tàu để tăng nguồn thu.

Tuy nhiên, sự nổi tiếng và yếu tố được coi là cột trụ thành công nhất của Shinkansen chính là công nghệ an toàn vượt trội. Nhật Bản đã áp dụng hàng loạt giải pháp ưu việt, giúp Shinkansen trở thành hệ thống tàu cao tốc an toàn nhất thế giới. Hệ thống kiểm soát tàu tự động (ATC) giúp bảo đảm an toàn cho tàu Shinkansen tại Nhật Bản. Nó có khả năng tự động điều chỉnh tốc độ theo điều kiện đường ray và lưu lượng tàu, kích hoạt phanh khi cần thiết để ngăn chặn nguy cơ tai nạn, đồng thời tối ưu hóa khoảng cách giữa các chuyến tàu nhằm nâng cao hiệu suất vận hành và giảm thời gian chờ. So với hệ thống tín hiệu truyền thống, ATC giúp giảm đáng kể nguy cơ tai nạn do lỗi con người, góp phần duy trì mức độ an toàn gần như tuyệt đối của Shinkansen.

Do Nhật Bản nằm trong khu vực có hoạt động địa chấn mạnh, nên việc bảo vệ hệ thống Shinkansen trước nguy cơ động đất trở thành ưu tiên hàng đầu. Để bảo đảm an toàn, các tuyến Shinkansen được trang bị Hệ thống cảnh báo sớm động đất (EEW - Earthquake Early Warning), có thể phát hiện rung chấn ngay từ khi sóng địa chấn xuất hiện, sau đó gửi tín hiệu đến hệ thống điều khiển tàu tự động. Trong vòng vài giây, các đoàn tàu đang di chuyển sẽ lập tức dừng lại, giúp giảm thiểu nguy cơ trật bánh hoặc lật tàu.

Ngoài ra, hệ thống đường ray, cầu và các công trình liên quan được thiết kế để chịu được rung chấn, bảo đảm hoạt động ổn định ngay cả khi xảy ra động đất mạnh.

Đầu tàu Shinkansen cũng được thiết kế theo nguyên lý khí động học, giúp giảm lực cản không khí và tiếng ồn khi di chuyển qua đường hầm. Nhật Bản còn ứng dụng công nghệ giám sát hiện đại bằng cảm biến và trí tuệ nhân tạo (AI) để theo dõi tình trạng đường ray, đoàn tàu và cơ sở hạ tầng, giúp phát hiện sớm các lỗi nhỏ trước khi chúng trở thành vấn đề nghiêm trọng.

Các đoàn tàu bảo trì chuyên dụng như “Doctor Yellow” cũng thường xuyên kiểm tra và đánh giá toàn bộ hệ thống, bảo đảm mọi yếu tố vận hành luôn ở trạng thái tối ưu. Tuy nhiên, các đoàn tàu này hiện được cho nghỉ hưu do tuổi tác và tình trạng của chúng sau 60 năm phục vụ.

Nhờ chiến lược bảo trì chủ động, Shinkansen duy trì tỷ lệ hỏng hóc gần như bằng 0, giúp hệ thống vận hành trơn tru và giữ vững danh tiếng về độ chính xác trong lịch trình chạy tàu.

Chưa hết, mọi đoàn tàu Shinkansen đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt do MLIT quy định. Trước khi vận hành, mỗi đoàn tàu phải trải qua các bài kiểm tra khắt khe về chịu lực, phanh khẩn cấp và mô phỏng va chạm để bảo đảm an toàn tối đa.

Bên cạnh công nghệ hiện đại, sự an toàn của Shinkansen còn được bảo đảm nhờ đội ngũ nhân viên được đào tạo nghiêm ngặt. Lái tàu phải trải qua hàng nghìn giờ huấn luyện, bao gồm mô phỏng điều kiện khắc nghiệt để rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống. Nhân viên bảo trì cũng được đào tạo chuyên sâu để phát hiện và khắc phục sự cố ngay từ những dấu hiệu nhỏ nhất…

Dù Shinkansen có tỷ lệ tai nạn cực thấp, hệ thống vẫn được trang bị đầy đủ các biện pháp thoát hiểm và ứng phó khẩn cấp để bảo vệ hành khách trong mọi tình huống. Bên cạnh đó, hệ thống liên lạc tích hợp giữa lái tàu, trung tâm điều hành và nhân viên nhà ga giúp bảo đảm phản ứng kịp thời khi có tình huống bất ngờ…

Nghị viện thế giới

ITN
Nghị viện thế giới

Phá bỏ rào cản, khai mở tiềm năng

Trung Quốc đang có bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân với dự thảo cập nhật của Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân. Văn bản pháp lý quan trọng này được kỳ vọng không chỉ là tấm khiên pháp lý để bảo vệ khu vực tư nhân mà còn là đòn bẩy quan trọng để khu vực này phát triển nhờ phá bỏ các rào cản, khai mở tiềm năng và xây dựng môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch hơn. Động thái này phản ánh nỗ lực của Bắc Kinh nhằm củng cố niềm tin của nhà đầu tư, quyết tâm đưa kinh tế tư nhân thành một thành phần nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nguồn: Chinese news service/ chinadailyasia.com
Nghị viện thế giới

Chính sách hỗ trợ của các thành phố lớn

Trong nỗ lực mạnh mẽ nhằm phục hồi nền kinh tế tư nhân, các thành phố lớn của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến gần đây đã công bố một loạt các biện pháp hỗ trợ nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn và khôi phục lòng tin của các doanh nghiệp tư nhân.

X-Road hệ thống cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu phi tập trung được coi là vũ khí bí mật của hệ thống chính phủ điện tử
Nghị viện thế giới

Các trụ cột về hạ tầng của hệ thống Chính phủ điện tử

Nhìn lại quá trình phát triển Chính phủ điện tử tại Estonia có thể thấy, quốc gia này đã sớm tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt chú trọng vào hạ tầng cơ sở dữ liệu một cách đầy đủ, đồng bộ. Các hệ thống này là xương sống cơ bản để phát triển các dịch vụ số hiệu quả.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

e-Estonia và hành trình dẫn đầu thế giới về quản trị kỹ thuật số

Trong một kỷ nguyên mà các Chính phủ trên toàn thế giới đang vật lộn với những bất cập trong thủ tục hành chính và sự chuyển đổi số chậm chạp, Estonia nổi lên như một biểu tượng của sự đổi mới. Quốc gia Baltic với 1,3 triệu dân này đạt được một cột mốc phi thường khi trở thành quốc gia số hóa 100% các dịch vụ của Chính phủ, định nghĩa lại việc cung cấp dịch vụ công thông qua hệ sinh thái chính phủ điện tử e-Estonia tiên phong của mình. Thành tựu này đưa Estonia trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về quản trị kỹ thuật số và đặt ra chuẩn mực cho các quốc gia trên toàn thế giới.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.

Khẳng định vị thế Uzbekistan
Nghị viện thế giới

Khẳng định vị thế Uzbekistan

Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Á, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150) sẽ diễn ra tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Việc Uzbekistan đăng cai hội nghị lớn nhất của cơ quan nghị viện thế giới là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với hiệu quả của các cải cách đang được thúc đẩy ở Uzbekistan cũng như cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Uzbekistan trên trường quốc tế.

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện
Nghị viện thế giới

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện

Ngày 5.4 tới, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Đại hội đồng lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Đây là dịp để nhìn lại hành trình 136 năm qua của IPU, kể từ Đại hội đồng đầu tiên tại Paris năm 1889, nhìn lại những sự kiện tôn vinh tinh thần hợp tác bền bỉ giữa các nghị sĩ trên toàn thế giới cũng như một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí và phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng trên toàn cầu của IPU.

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu
Quốc tế

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu

Nhờ những nỗ lực bảo vệ dữ liệu cá nhân, Malaysia đã trở thành thành viên của Thỏa thuận thực thi quyền riêng tư xuyên biên giới của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2023. Vào năm 2024, quốc gia này tiếp tục sửa đổi Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) ban hành năm 2010. Được thiết kế để hiện thực hóa cam kết củng cố niềm tin trong nước và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, PDPA sửa đổi được kỳ vọng sẽ đưa Malaysia tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế và tìm kiếm sự công nhận từ các nước trong khu vực cũng như trên thế giới về bảo mật dữ liệu.

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số
Quốc tế

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số

Sau 3 năm có hiệu lực kể từ năm 2022, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) của Thái Lan đã chứng minh là một bước đi đúng đắn cần thiết, tạo ra một bộ tiêu chuẩn rõ ràng cho việc bảo vệ các thông tin cá nhân, giúp các doanh nghiệp địa phương nâng cao uy tín trên trường quốc tế.

Kết quả ấn tượng
Nghị viện thế giới

Kết quả ấn tượng

Năm 2015, Pháp ban hành Luật NOTRe nhằm cải cách chính quyền địa phương, giảm chi phí hành chính, tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý. Luật NOTRe được ban hành với các biện pháp chính như sáp nhập vùng hành chính, giảm số lượng hội đồng địa phương và tăng quyền tự chủ cho chính quyền cơ sở.

www.kl.dk
Nghị viện thế giới

Đan Mạch: Cải tổ cấu trúc mang tính lịch sử

Vào năm 2007, Đan Mạch đã trải qua một trong những cuộc cải cách chính quyền địa phương quan trọng nhất trong lịch sử đất nước, tạo ra một cấu trúc khu vực công hiệu quả và hiện đại hơn bằng cách giảm số lượng đô thị từ 271 xuống còn 98. Đồng thời, 14 tỉnh đã bị bãi bỏ và thay thế bằng 5 vùng hành chính lớn hơn.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Hoài bão trở thành vựa lương thực của thế giới

Indonesia đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại thông qua phát triển các cụm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chiến lược này nhằm giảm tối đa chi phí sản xuất lên đến 50% và tăng gấp đôi sản lượng, hướng đến mục tiêu trở thành vựa lương thực của thế giới.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Khung pháp lý toàn diện

Indonesia thiết lập một hệ thống pháp lý toàn diện để điều chỉnh và phát triển lĩnh vực nông nghiệp, tập trung vào tính bền vững, an ninh lương thực, cũng như tăng trưởng kinh tế. Trong đó, một số đạo luật, chính sách quan trọng có vai trò định hình ngành nông nghiệp của quốc gia này.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Thu hút thanh niên làm nông nghiệp công nghệ cao

Indonesia đang triển khai một chiến lược đầy tham vọng nhằm thu hút 50.000 thanh niên tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp hiện đại, với mục tiêu bảo đảm mức thu nhập tối thiểu 10 triệu rupiah (tương đương 640 USD) mỗi tháng. Đây là mức cao gấp 5 lần so với thu nhập trung bình hiện tại của nông dân Indonesia, thể hiện quyết tâm hiện đại hóa ngành nông nghiệp và giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trẻ trong lĩnh vực này.