Chiến lược chuyển đổi nông nghiệp công nghệ cao của Indonesia

Hoài bão trở thành vựa lương thực của thế giới

Indonesia đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại thông qua phát triển các cụm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chiến lược này nhằm giảm tối đa chi phí sản xuất lên đến 50% và tăng gấp đôi sản lượng, hướng đến mục tiêu trở thành vựa lương thực của thế giới.

Bối cảnh đòi hỏi thay đổi

Nông nghiệp là một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế Indonesia, đóng góp 14% GDP và sử dụng 32% diện tích đất. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp Indonesia đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng. Trước hết, năng suất thấp và thiếu bền vững là vấn đề đáng lo ngại khi theo Cơ quan Thống kê Indonesia (BPS), có đến 89,54% diện tích đất nông nghiệp không đạt tiêu chí bền vững. Trong hai thập kỷ qua, tăng trưởng sản lượng chủ yếu dựa vào mở rộng diện tích thay vì nâng cao năng suất. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, đặc biệt là hiện tượng hạn hán và El Nino, có thể làm giảm sản lượng nông nghiệp, đẩy khoảng 7 - 16% dân số (tương đương 19,7 - 45 triệu người) vào nguy cơ thiếu đói.

Nông dân Indonesia. Nguồn: ITN
Nông dân Indonesia. Nguồn: ITN

Ngoài ra, diện tích đất canh tác đang bị thu hẹp nhanh chóng, khi mỗi năm có từ 50.000 - 70.000ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp, dẫn đến suy giảm nguồn cung đất sản xuất. Đồng thời, lực lượng lao động trong ngành đang già hóa do thanh niên không còn mặn mà với nghề nông vì thu nhập thấp và thiếu sự hỗ trợ từ Chính phủ, làm chậm quá trình hiện đại hóa nông nghiệp.

Không chỉ vậy, xuất khẩu nông sản cũng gặp nhiều khó khăn trước những quy định mới của EU, yêu cầu sản phẩm như dầu cọ phải bảo đảm không gây ra phá rừng, gây áp lực lớn lên các nhà sản xuất nhỏ. Điều này có thể làm giảm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia sang EU. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt đầu tư vào công nghệ cũng là rào cản lớn đối với ngành nông nghiệp, khi cơ sở hạ tầng kém phát triển khiến nông dân gặp khó khăn trong cả sản xuất lẫn tiêu thụ sản phẩm.

Chiến lược chuyển đổi nông nghiệp từ truyền thống sang hiện đại

Trước những thách thức hiện tại, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Andi Amran Sulaiman nhấn mạnh, Indonesia cần chuyển đổi mạnh mẽ từ nền nông nghiệp truyền thống sang hiện đại thông qua việc phát triển các cụm nông nghiệp công nghệ cao. Theo ông, mô hình này có thể giúp giảm chi phí sản xuất tới 50% và tăng sản lượng lên gấp đôi, mở ra cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp quốc gia.

Cánh đồng ở Indonesia nhìn từ trên cao xuống

Cánh đồng ở Indonesia nhìn từ trên cao xuống

Phát biểu tại sự kiện Tăng tốc tăng trưởng kinh tế của Indonesia: Thách thức và cơ hội trong kỷ nguyên mới tại Jakarta vào cuối tháng 1, ông đã nhấn mạnh rằng bộ đang tích hợp công nghệ tiên tiến vào các cụm nông nghiệp trải dài từ thượng nguồn đến hạ nguồn, nhằm tối ưu hóa chuỗi sản xuất.

Hiện tại, các cụm nông nghiệp hiện đại đang được triển khai tại nhiều khu vực trọng điểm như Trung Kalimantan, Nam Kalimantan, Nam Sumatra và Nam Papua. Theo Bộ trưởng, các cụm này tương đương với mô hình nông nghiệp hiện đại mà nhiều nước đang theo đuổi như Mỹ, Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan.

Mục tiêu của Indonesia trong năm nay là thực hiện chuyển đổi nông nghiệp trên diện tích lên đến 1 triệu ha. Bộ trưởng Sulaiman tin rằng, các cụm nông nghiệp hiện đại sẽ giúp Indonesia trở thành một trong những vựa lương thực hàng đầu thế giới. Đặc biệt, ông nhấn mạnh tiềm năng phi thường của đất nông nghiệp ở Papua, nơi có thể được khai thác tối ưu bằng cách áp dụng các phương pháp canh tác hiện đại, cơ giới hóa hoàn toàn và ứng dụng công nghệ cao như sử dụng máy kéo tự động, máy bay không người lái phun phân bón và hệ thống tưới tiêu thông minh, xuyên suốt chuỗi sản xuất nhằm tối ưu hóa tài nguyên đất.

Để hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Indonesia đã phân bổ 29,37 nghìn tỷ Rp (khoảng 1,84 tỷ USD) cho năm 2025. Khoản ngân sách này sẽ được sử dụng cho chương trình “Nông dân thiên niên kỷ”, với mục tiêu đào tạo hơn 65.000 lao động nông nghiệp có trình độ cao, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại.

Bên cạnh việc nâng cao năng suất, một yếu tố quan trọng trong chiến lược nông nghiệp mới của Indonesia là thu hút thế hệ trẻ tham gia vào ngành. Sự quan tâm của giới trẻ đối với nông nghiệp hiện đại đang gia tăng đáng kể, thể hiện qua con số 27.000 thanh niên đã đăng ký tham gia chương trình Lữ đoàn thanh niên phát triển nông nghiệp mới. Bộ trưởng Sulaiman cho biết tại các vùng như Merauke và Aceh, những nông dân trẻ có thể đạt mức thu nhập lên tới 20 triệu rupiah/tháng (khoảng 30 triệu VNĐ), mở ra cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, góp phần thay đổi nhận thức về ngành nông nghiệp.

Nhìn chung, chiến lược hiện đại hóa nông nghiệp của Indonesia không chỉ tập trung vào việc ứng dụng công nghệ để nâng cao năng suất mà còn hướng đến phát triển bền vững, thu hút nguồn nhân lực trẻ, mở rộng đầu tư và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Tổng thống Prabowo Subianto bày tỏ lạc quan rằng, với những bước đi chiến lược nói trên, Indonesia có thể đạt được mục tiêu tự cung tự cấp lương thực trong vòng 4 đến 5 năm tới, đồng thời củng cố vị thế trên thị trường nông sản toàn cầu.

Quốc tế

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga
Thế giới 24h

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga

Chính phủ Cộng hòa Czech chính thức công bố nước này đã chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ Nga. Thủ tướng Petr Fiala cho biết việc nâng cấp hoàn tất tuyến đường ống Transalpine (TAL) từ Tây Âu đã cho phép Czech tiếp nhận toàn bộ nguồn dầu từ các nước phương Tây, thay vì phải phụ thuộc vào đường ống Druzhba do Nga vận hành như trước đây.

Cuộc đua khó đoán định
Quốc tế

Cuộc đua khó đoán định

Cuộc bầu cử Quốc hội liên bang tiếp theo của Australia đã được ấn định vào ngày 3.5 và các đảng phái chính trị đã chính thức khởi động chiến dịch tranh cử. Trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều thách thức về kinh tế, biến đổi khí hậu và an ninh quốc gia, các chuyên gia nhận định đây sẽ là một cuộc bầu cử rất khó dự đoán.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử
Quốc tế

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử

Singapore vừa công bố sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3.5 tới. Thông báo được đưa ra chỉ một giờ sau khi Tổng thống Tharman Shanmugaratnam tuyên bố giải tán Quốc hội và ban hành Lệnh bầu cử.

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ
Thế giới 24h

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ

Một bên là Harvard, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của nước Mỹ, một thương hiệu đại học nổi tiếng đến mức chỉ nghe tên cũng đủ uy tín. Bên kia là chính quyền Tổng thống Donald Trump, với quyết tâm tiến xa hơn bất kỳ chính quyền nào khác để can thiệp và định hình lại nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Cả hai bên đều đang lao vào một cuộc đụng độ có thể thử thách giới hạn quyền lực của chính phủ và tính độc lập của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, vốn là thương hiệu để để họ trở thành điểm đến của các học giả trên toàn thế giới.

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.