Khung pháp lý toàn diện

Indonesia thiết lập một hệ thống pháp lý toàn diện để điều chỉnh và phát triển lĩnh vực nông nghiệp, tập trung vào tính bền vững, an ninh lương thực, cũng như tăng trưởng kinh tế. Trong đó, một số đạo luật, chính sách quan trọng có vai trò định hình ngành nông nghiệp của quốc gia này.

Củng cố nền tảng pháp lý

Indonesia đã thông qua nhiều luật quan trọng như Luật số 18 năm 2012 về lương thực, quy định trách nhiệm của Chính phủ trong việc bảo đảm nguồn cung thực phẩm, kiểm soát giá cả và bảo đảm an toàn thực phẩm; Luật số 39 năm 2014 về cây công nghiệp, thiết lập các tiêu chuẩn quản lý đối với các ngành trồng trọt chủ lực như dầu cọ, cao su, ca cao và cà phê; Luật số 29 năm 2000 về bảo vệ giống cây trồng, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ của các nhà lai tạo giống, khuyến khích đổi mới công nghệ trong nông nghiệp.

Nguồn: ITN

Nguồn: ITN

Ngoài ra, Luật số 22 năm 2019 về hệ thống canh tác nông nghiệp bền vững đưa ra các nguyên tắc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và cải thiện phúc lợi cho nông dân. Luật số 11 năm 2020 về Tạo việc làm (còn gọi là Luật Omnibus) giúp đơn giản hóa các thủ tục đầu tư và quản lý đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và nông dân. Đặc biệt, Sắc lệnh Tổng thống số 66 năm 2021 đã thành lập Cơ quan Lương thực quốc gia, một cơ quan chịu trách nhiệm điều phối chính sách lương thực, ổn định nguồn cung và bảo đảm an ninh dinh dưỡng, trong khi Quy định Chính phủ số 52 năm 2023 cập nhật các nội dung nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ phát triển ngành theo hướng bền vững.

Những chương trình sát sườn

Bên cạnh hệ thống pháp lý, Indonesia cũng đang triển khai nhiều chương trình nhằm tăng sản lượng nông nghiệp và bảo đảm an ninh lương thực. Chính phủ đang mở rộng diện tích đất trồng lúa với kế hoạch phát triển 3 triệu ha ruộng lúa để giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu và ổn định nguồn cung. Chương trình này tập trung vào việc sử dụng giống lúa chất lượng cao, hệ thống tưới tiêu hiện đại và cơ giới hóa sản xuất. Nó được kỳ vọng sẽ tạo ra cơ hội việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp, song song với kích thích tăng trưởng kinh tế ở khu vực nông thôn. Ngoài ra, chiến lược điện khí hóa nông nghiệp cũng đang được thúc đẩy nhằm khuyến khích nông dân chuyển từ máy móc chạy dầu diesel sang sử dụng thiết bị điện, giúp giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường. Trong lĩnh vực đường, để tăng cường dự trữ lương thực và ổn định giá đường trong nước trước tháng Ramadan, Indonesia có kế hoạch nhập khẩu khoảng 200.000 tấn đường thô. Sản lượng đường trắng ước tính của quốc gia này trong năm là 2,6 triệu tấn so với nhu cầu là 2,84 triệu tấn..

Hướng tới mục tiêu hiện đại hóa nông nghiệp, Indonesia đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng. Chương trình "Làng Kỹ thuật số" giúp nông dân ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất và phân phối nông sản, cải thiện hiệu quả sản xuất và tăng cường quản lý chuỗi cung ứng. Một sáng kiến quan trọng khác là nền tảng "Digital Command Center" (DCP), được hợp tác phát triển giữa Tổ chức Lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO), Đại học Gadjah Mada và Bộ Nông nghiệp Indonesia, cho phép ghi nhận dữ liệu theo thời gian thực, hỗ trợ Chính phủ ra quyết định chính xác hơn trong hoạch định chính sách nông nghiệp. Đây chính là giải pháp quan trọng trong Chiến lược số hóa nông nghiệp được Indonesia triển khai từ tháng 2.2023, đặt mục tiêu đến năm 2027 sẽ hoàn thiện cơ sở dữ liệu tích hợp về đất nông nghiệp, hệ thống cảnh báo sớm kỹ thuật số và nền tảng thu thập, phân tích dữ liệu nông nghiệp.

Nguồn: ITN

Nguồn: ITN

Nhằm thu hút lao động trẻ tham gia vào ngành nông nghiệp, Indonesia còn triển khai nhiều chương trình đào tạo và hỗ trợ khởi nghiệp. Từ năm 2019, Chính phủ đã đào tạo kỹ năng cho 1,6 triệu nông dân trẻ, giúp họ nắm vững kỹ thuật canh tác hiện đại, quản lý đất đai và tiếp thị sản phẩm trực tuyến. Ngoài ra, Chính phủ cũng hỗ trợ các startup công nghệ nông nghiệp, điển hình như CeriTech Indonesia, một công ty ứng dụng Internet of Things (IoT) để quản lý thu hoạch cà phê, tối ưu hóa quy trình sản xuất và bảo đảm chất lượng sản phẩm. Song song đó, Indonesia đang đẩy mạnh chương trình B40 biodiesel, dự kiến triển khai đầy đủ vào tháng 3.2025, trong đó 40% nhiên liệu diesel sẽ được thay thế bằng dầu cọ. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc vào dầu diesel nhập khẩu và có ý nghĩa quan trọng đối với ngành công nghiệp dầu cọ trong nước.

Ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Indonesia, đóng góp khoảng 14% GDP và là nguồn thu nhập chính của hàng triệu lao động. Thực tế, đây vẫn là ngành tạo ra việc làm lớn nhất ở quốc gia Đông Nam Á này. Tổng giá trị nhập khẩu nông sản năm 2022 vượt 28 tỷ USD, chủ yếu là lúa mì, đậu nành, gạo, thịt bò và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Để hỗ trợ việc hoạch định chính sách dài hạn, Tổng điều tra nông nghiệp 2023 đã được thực hiện để cập nhật dữ liệu chính xác hơn về ngành nông nghiệp.

Có thể thấy, thông qua các luật, quy định, chương trình và sáng kiến, Indonesia đang đẩy mạnh các cải cách pháp lý và chương trình phát triển nông nghiệp nhằm hiện đại hóa ngành, bảo đảm an ninh lương thực, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống nông dân. Những nỗ lực này không chỉ giúp tăng năng suất lẫn tính bền vững, mà còn tạo động lực cho thế hệ trẻ và ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Indonesia đang hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, cạnh tranh và tự chủ hơn trong tương lai.

Quốc tế

Trung Quốc ban hành Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng
Thế giới 24h

Trung Quốc ban hành Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng

Mới đây, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành “Kế hoạch hành động đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng”, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang chuyển hướng lấy nhu cầu trong nước làm động lực chính và là trụ cột của tăng trưởng kinh tế.

Trung Quốc nỗ lực tạo niềm tin về an toàn thực phẩm
Thế giới 24h

Trung Quốc nỗ lực tạo niềm tin về an toàn thực phẩm

Bê bối thực phẩm xảy ra vào năm ngoái đã gây ra sự phẫn nộ của công chúng và thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với chế độ an toàn thực phẩm của Trung Quốc. Mặc dù, nước này đã ban hành các chính sách để cải thiện hệ thống an toàn thực phẩm, song vẫn còn những vấn đề trong việc thực thi các quy định, truyền thông... Các chuyên gia nhận định, chính phủ phải tăng cường hình phạt đối với các hành vi vi phạm và thu hẹp khoảng cách trong các cơ chế an toàn thực phẩm; tận dụng sự tiến bộ về công nghệ để có các phản ứng phối hợp nhằm củng cố các hệ thống về an toàn thực phẩm.

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu
Quốc tế

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu

Nhờ những nỗ lực bảo vệ dữ liệu cá nhân, Malaysia đã trở thành thành viên của Thỏa thuận thực thi quyền riêng tư xuyên biên giới của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2023. Vào năm 2024, quốc gia này tiếp tục sửa đổi Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) ban hành năm 2010. Được thiết kế để hiện thực hóa cam kết củng cố niềm tin trong nước và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, PDPA sửa đổi được kỳ vọng sẽ đưa Malaysia tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế và tìm kiếm sự công nhận từ các nước trong khu vực cũng như trên thế giới về bảo mật dữ liệu.

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số
Quốc tế

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số

Sau 3 năm có hiệu lực kể từ năm 2022, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) của Thái Lan đã chứng minh là một bước đi đúng đắn cần thiết, tạo ra một bộ tiêu chuẩn rõ ràng cho việc bảo vệ các thông tin cá nhân, giúp các doanh nghiệp địa phương nâng cao uy tín trên trường quốc tế.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Cách mạng hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Đông Nam Á đang chứng kiến một sự bùng nổ trong lĩnh vực y tế số khi các quốc gia trong khu vực tận dụng đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế. Theo báo cáo năm 2024, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã vươn lên trở thành khu vực có mức tài trợ y tế số lớn thứ ba thế giới, thu hút khoảng 2 tỷ USD thông qua 244 giao dịch.

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei
Thế giới 24h

Nghị viện châu Âu lại vướng vào bê bối tham nhũng rúng động liên quan Huawei

Nghị viện châu Âu lại tiếp tục vướng vào một vụ bê bối tham nhũng quy mô lớn, sau khi cảnh sát Bỉ bắt giữ một số người trong khuôn khổ cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào Nghị viện châu Âu và Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc. Vụ việc một lần nữa làm dấy lên tranh cãi về tính minh bạch và trách nhiệm của các nghị sĩ trong việc ngăn chặn tiêu cực, chỉ ít lâu sau khi xảy ra vụ Qatargate năm 2022.

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu
Thế giới 24h

EU đề xuất đạo luật thuốc thiết yếu

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố đề xuất "Đạo luật thuốc thiết yếu" với mục tiêu cải thiện khả năng cung ứng các loại thuốc quan trọng trong Liên minh châu Âu (EU). Động thái này nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu hụt thuốc, bảo vệ sức khỏe người dân và tăng cường khả năng tự chủ dược phẩm của khối.

Tác động từ việc Mỹ nâng thuế thép, nhôm nhập khẩu
Quốc tế

Tác động từ việc Mỹ nâng thuế thép, nhôm nhập khẩu

Lệnh áp thuế 25% của Mỹ lên nhôm và thép nhập khẩu đã chính thức có hiệu lực từ ngày 12.3, không có ngoại lệ hay miễn trừ. Tờ Economist nhận định, các mức thuế quan nêu trên có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại toàn cầu; đồng thời không chỉ cản trở việc thúc đẩy sản xuất nội địa mà còn gây khó khăn đáng kể cho nhiều doanh nghiệp Mỹ.

Nguồn: en.moneyandbanking.co.th
Việt Nam và các nước

Thúc đẩy chủ quyền kinh tế khu vực

ASEAN đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực bằng cách phát triển hệ thống thanh toán kỹ thuật số xuyên biên giới. Sáng kiến này giúp giao dịch tài chính diễn ra liền mạch, thúc đẩy tăng trưởng và củng cố quan hệ kinh tế; đồng thời, giúp tăng cường chủ quyền kinh tế khu vực, giảm phụ thuộc bên ngoài và nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế, đặc biệt tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Lời hứa về một “nền cộng hòa thứ hai”
Quốc tế

Lời hứa về một “nền cộng hòa thứ hai”

Bangladesh vừa chứng kiến ​​sự ra mắt của một đảng chính trị mới - đảng Jatiya Nagorik, hay đảng Công dân Quốc gia (NCP), được thành lập từ phong trào sinh viên. Với uy tín chính trị đang lên và lời tuyên bố về một “nền cộng hòa thứ hai”, liệu tân chính đảng có thể giữ vững lời hứa của mình để định hình tương lai chính trị của Bangladesh.

Tổng thống Donald Trump muốn sử dụng đất Lầu Năm Góc để chế biến khoáng sản
Thế giới 24h

Tổng thống Donald Trump muốn sử dụng đất Lầu Năm Góc để chế biến khoáng sản

Tổng thống Mỹ Donald Trump có ý định xây dựng các cơ sở luyện kim tại các căn cứ quân sự của Lầu Năm Góc như một phần trong kế hoạch thúc đẩy sản xuất khoáng sản quan trọng trong nước, hạn chế sự kiểm soát của Trung Quốc đối với lĩnh vực này, hai quan chức chính quyền cấp cao nói với Reuters.

Fukushima: Tái sinh từ thảm kịch
Thế giới 24h

Fukushima: Tái sinh từ thảm kịch

14 năm sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ngày 11.3.2011, kéo theo thảm họa hạt nhân, tỉnh Fukushima đang từng bước tái thiết và chuyển mình thành trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Dù cái tên "Fukushima" vẫn gợi nhớ đến ký ức đau thương về thảm họa và ô nhiễm hạt nhân, chính quyền địa phương và trung ương đã triển khai nhiều sáng kiến quy mô lớn để biến nơi đây thành một điểm đến khởi nghiệp đầy tiềm năng.

Chỉ có 7 nước đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của WHO năm 2024
Thế giới 24h

Chỉ có 7 nước đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của WHO năm 2024

Dữ liệu công bố hôm 11.3 cho thấy chỉ 7 bảy quốc gia đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm ngoái, trong khi các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng cuộc chiến chống khói bụi sẽ chỉ trở nên khó khăn hơn sau khi Hoa Kỳ chấm dứt nỗ lực hỗ trợ giám sát chất lượng không khí toàn cầu.