Nam Định: Kiến nghị chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ đối với các nguồn năng lượng tái tạo

Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành tại UBND tỉnh.

z6437832894678-c6c19d2a0a4e146238772b5c813d9f8b.jpg
Chủ trì cuộc giám sát

Dự cuộc giám sát có: Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Anh Dũng; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Hải Dũng; các ĐBQH tỉnh; lãnh đạo Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.

Qua giám sát cho thấy, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo, đạt nhiều kết quả; đến cuối năm 2024, chỉ tiêu về môi trường đã đạt được chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, cụ thể: Tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh khoảng 99,99 %, trong đó sử dụng nước sạch đạt 97 %; tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom đạt 95,75%; tỷ lệ chất thải rắn ở nông thôn được thu gom đạt 89,8%; tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý trên địa bàn tỉnh 100%; tỷ lệ các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định 83,33 %. Ý thức của người dân, các cơ sở, hộ gia đình sản xuất đã có chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, trong công tác thu gom, xử lý chất thải. Việc xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường bước đầu được áp dụng đối với việc thu gom xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại. Trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường ở cấp huyện, cấp xã đã được quan tâm...

z6437832892183-ab5315eedb12ef4c9d3a0215b4601fd1.jpg
Các đại biểu trao đổi, làm rõ một số nội dung tại cuộc giám sát

Tại cuộc giám sát, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ những nội dung trọng tâm liên quan đến công tác bảo vệ môi trường. Trong đó, đáng chú ý là vấn đề về việc bố trí và sử dụng nguồn lực cho bảo vệ môi trường; nguồn lực từ huy động xã hội hóa cho BVMT; cơ chế quản lý và sử dụng thuế, phí BVMT; tình trạng ô nhiễm nước mặt vùng hạ lưu các sông; công tác bảo đảm ô nhiễm môi trường ở các khu, cụm công nghiệp, làng nghề; việc thu gom, phân loại rác thải tại các khu dân cư... Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chỉ ra những vướng mắc trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý, yếu tố kỹ thuật trong công tác bảo vệ môi trường; hạ tầng xử lý rác thải, nước thải....

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý và các điều kiện thể chế, kỹ thuật và năng lực để triển khai thị trường carbon trong nước; quan tâm hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu, xây dựng hạ tầng xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt,...; nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ đối với các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo; hỗ trợ tỉnh thu hút các dự án đầu tư sản xuất, phát triển năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, sóng…

z6437832890607-424c964460d96dd4ba9f345a43283c48.jpg
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Hải Dũng phát biểu

Phát biểu kết luận giám sát, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Hải Dũng đánh giá cao những kết quả đạt được của tỉnh trong thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành. Đồng thời, tiếp thu những kiến nghị của UBND tỉnh để tổng hợp, báo cáo tới các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Quốc hội và Cử tri

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm không chồng chéo giữa hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành

Cho ý kiến với dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, bổ sung quy định rõ hơn nguyên tắc về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán. Đặc biệt là bổ sung quy định xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa các hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành và giám sát để tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, không gây phiền hà cho đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, bị giám sát.

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đàm Thanh
Quốc hội và Cử tri

TP. Hải Phòng kiến nghị thông qua nghị quyết thay thế Nghị quyết 35 về cơ chế đặc thù

Chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu đã chủ trì chương trình làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát rủi ro của trí tuệ nhân tạo một cách công bằng

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích cho nền kinh tế, sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp, cá nhân, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với con người, xã hội. Từ tính chất hai mặt này, chính sách của một quốc gia cần phải hài hòa giữa kiểm soát rủi ro với thúc đẩy phát triển AI, làm sao để công nghệ này phục vụ con người một cách tốt nhất. Các quy định, biện pháp kiểm soát AI nhằm giảm thiểu rủi ro xã hội và bảo vệ con người, nhưng không làm cản trở hay đình trệ các tiến bộ và đổi mới sáng tạo.

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, sáng nay (24.4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Báo cáo của Chính phủ về nội dung này cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, thì tính đến hết ngày 31.12.2024, vẫn còn 30/46 bộ, cơ quan trung ương, và 26/63 địa phương có tỷ lệ ước đạt giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn bình quân chung của cả nước.

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín

Tại Hội nghị lấy ý kiến tham gia góp ý vào 8 dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV do Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang vừa tổ chức, các đại biểu đề nghị cần kiểm tra, rà soát quy định trong các dự thảo để tránh trùng lặp và bổ sung, làm rõ hơn một số nội dung, quy định phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch

Ngày 22.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã khảo sát tại Sở Tài chính về việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch. Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc chủ trì buổi làm việc. 

AMH
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt fanpage có ảnh hưởng lớn

Việc đưa thông tin, hình ảnh không chính xác, thậm chí là sai sự thật tại các fanpage lớn trên mạng xã hội không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về công tác giám sát việc tuân thủ pháp luật của các trang mạng xã hội lớn - nơi nắm giữ lượng lớn người theo dõi và sức ảnh hưởng không hề nhỏ.