Tranh thủ tối đa "cơ hội vàng"

Phát triển việc làm bền vững, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số và trong bối cảnh tinh gọn bộ máy - dù khó nhưng chúng ta có thể và phải làm được điều này, trước hết là phải tranh thủ tối đa "cơ hội vàng" từ sửa đổi toàn diện Luật Việc làm.

Dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Chín khai mạc vào đầu tháng 5 tới. Dù đã qua nhiều lần sửa đổi, nhưng đây chắc chắn là lần sửa đổi nhiều thách thức nhất đối với đạo luật này bởi những tác động sâu sắc của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo và cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức, bộ máy đang đặt ra những yêu cầu hoàn toàn mới đối với chính sách, pháp luật về việc làm. Việc sửa đổi toàn diện Luật Việc làm cũng là "cơ hội vàng để thể chế hóa các định hướng lớn của Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên số".

Dự luật trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 vừa qua đã có những chỉnh lý hết sức quan trọng, trong đó đã có rất nhiều điểm mới, tiến bộ so với Luật hiện hành. Dù vậy, đặt trong bối cảnh đặc biệt của lần sửa đổi này như đã nêu ở trên thì còn nhiều nội dung cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng để có phương án quy định phù hợp, có thể ngay trong Luật Việc làm hoặc trong các văn bản quy định chi tiết.

a1.jpg
ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam): Sửa đổi Luật Việc làm là cơ hội vàng để thể chế hóa các định hướng lớn của Nghị quyết 57, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên số

Trước hết, để người lao động thích ứng được trong kỷ nguyên số, dự luật phải tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ những định hướng lớn của Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị. Trong đó, một ví dụ cụ thể là về chính sách phát triển nguồn nhân lực số. Theo đánh giá của một số đại biểu Quốc hội, dự luật “dường như còn thiếu chiều sâu” khi mới chỉ quy định chung về đào tạo kỹ năng nghề mà chưa nhấn mạnh đào tạo kỹ năng số, nâng cấp năng lực công nghệ cho người lao động; nguyên tắc trọng dụng nhân tài cũng chưa được đề cập nhiều trong khi đây phải là định hướng quan trọng để thu hút chuyên gia công nghệ và khuyến khích doanh nghiệp sử dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân sự trình độ cao.

Quy định về hạ tầng số của thị trường lao động cũng được đánh giá là chưa thể phát huy thành lợi thế cạnh tranh khi dự luật thiên về xây dựng một hệ thống thông tin thị trường lao động tập trung do Nhà nước quản lý, chưa kết nối với các nền tảng việc làm tư nhân - nơi có nhiều dữ liệu phong phú về cung cầu lao động. Nguyên tắc mở dữ liệu cũng chưa được đặt ra và chưa tính đến ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn trong phân tích, dự báo. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc hình thành hệ sinh thái mở để thúc đẩy, tạo việc làm nhanh và bền vững. Cơ chế thúc đẩy việc làm sáng tạo trong dự luật cũng còn mờ nhạt, thiếu động lực đột phá. Nhiều hình thức việc làm mới trong kinh tế số chưa được thừa nhận rõ trong dự luật, dễ dẫn đến tư duy không quản được thì cấm, trong khi lại thiếu các quy định linh hoạt để tạo đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo, nguy cơ bỏ lỡ nhiều cơ hội việc làm trong nền kinh tế số.

Mặt khác, trong bối cảnh thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy hiện nay, các chính sách việc làm trong dự luật cũng phải được đánh giá thấu đáo hơn. Khi dự luật Việc làm (sửa đổi) được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám, chúng ta mới đang chuẩn bị thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy ở cấp trung ương với dự kiến có khoảng 100.000 người chịu sự tác động. Trong gần 6 tháng qua, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, chúng ta đã hoàn thành việc sắp xếp các cơ quan trung ương, các cơ quan cấp tỉnh và quyết liệt chuẩn bị các điều kiện để tiếp tục sắp xếp, sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện và tiếp tục sắp xếp cấp xã.

Tới đây, sẽ có số lượng rất lớn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động rời khu vực công sau sắp xếp để gia nhập khu vực tư. Chính sách việc làm trước mắt và cả lâu dài để hỗ trợ nhóm đối tượng này như thế nào là vấn đề cần đặc biệt quan tâm để giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống, đồng thời cũng giảm bớt áp lực với Nhà nước trong việc giải quyết các chế độ, chính sách cho cán bộ sau sắp xếp. Trong đó, như gợi mở của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cần xây dựng mô hình việc làm linh hoạt và có các cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo việc làm, chuyển đổi việc làm cho những người chịu ảnh hưởng sau sắp xếp tổ chức bộ máy hoặc có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp, tổ chức tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp.

Như vậy, phát triển việc làm bền vững, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số và trong bối cảnh tinh gọn bộ máy - dù khó nhưng chúng ta có thể và phải làm bằng được điều này, trước hết là phải tranh thủ tối đa "cơ hội vàng" từ sửa đổi toàn diện Luật Việc làm. Từ nay đến Kỳ họp thứ Chín, vẫn còn đủ thời gian để tiếp tục rà soát thật kỹ lưỡng, đánh giá thật thấu đáo, thể chế hóa tối đa các quan điểm, chủ trương của Đảng để có những sửa đổi đúng, trúng, toàn diện hơn nữa đối với đạo luật này.

Chính sách và cuộc sống

Hiệu quả thiết thực và toàn diện
Quốc hội và Cử tri

Hiệu quả thiết thực và toàn diện

Phát biểu tại Lễ phát động phong trào "Bình dân học vụ số" diễn ra mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, đây phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau. Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Cải cách thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp khá dễ dàng nhưng thủ tục giải thể “cực kỳ khó khăn”. Đây là phản ánh của doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát thực trạng cung cấp, thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp năm 2024 do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) thực hiện.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tạo thuận lợi cho nhà giáo khi thuyên chuyển

Dự thảo Luật Nhà giáo vừa được cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7. Dự thảo luật đã khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nhà giáo. Tuy vậy, đối với vấn đề thuyên chuyển nhà giáo của các cơ sở giáo dục công lập, cũng có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể, chặt chẽ để giáo viên không gặp khó khi thuyên chuyển.

Dựa vào nội lực để phát triển
Chính sách và cuộc sống

Dựa vào nội lực để phát triển

Theo số liệu thống kê, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội. Điều này cho thấy, kinh tế tư nhân đã và đang trở thành một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế, là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng.

AMH
Quốc hội và Cử tri

Chống quảng cáo vi phạm trên mạng

Trong những năm gần đây, chống quảng cáo vi phạm pháp luật trên mạng dường như trở thành một cuộc chiến "nhọc nhằn". Quy định giám sát nội dung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, được thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách hôm nay, có thể trở thành công cụ hữu hiệu nếu được vận dụng đúng cách.

Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt văn bản quy định chi tiết

Sáng nay, 25.3, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 thảo luận các dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV sẽ được tiến hành. Dự kiến, trong khoảng 2 ngày làm việc, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận 9 dự án luật, trong đó, một số nội dung được đánh giá là rất khó, rất mới cần được “trao đi đổi lại” cho thật “chín”, thật “rõ”.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Lực đẩy cho hoạt động đổi mới sáng tạo

Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định: đổi mới tư duy xây dựng pháp luật bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Nhằm thể chế chủ trương này, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đã quy định nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thúc đẩy cho hoạt động đổi mới sáng tạo phát triển.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Mở rộng ứng dụng AI trong cơ quan nhà nước

Trong vài năm gần đây, một số trường hợp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam cho thấy tiềm năng và đạt một số kết quả ban đầu. Tuy nhiên, các trường hợp ứng dụng còn ít cả về số lượng giải pháp AI, cơ quan và lĩnh vực được ứng dụng; thiếu cơ sở pháp lý và hướng dẫn cụ thể; chưa xác định đúng và giải trúng “bài toán” ứng dụng AI; năng lực để ứng dụng AI còn hạn chế cả về tài chính, dữ liệu và hạ tầng, con người. Từ những trường hợp thành công và chưa thành công, có thể rút ra một số bài học để khắc phục những điểm hạn chế đó, mở rộng việc ứng dụng AI trong các cơ quan nhà nước.

Kinh tế tư nhân với phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới
Chính sách và cuộc sống

Kinh tế tư nhân với phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới

Bùi Hoài Sơn

Nếu trong quá khứ, việc phát triển văn hóa chủ yếu dựa vào nguồn lực nhà nước, thì ngày nay, trong kỷ nguyên mới - thời đại số hóa, toàn cầu hóa và đổi mới sáng tạo - kinh tế tư nhân nổi lên như một trụ cột vững chắc, góp phần quyết định trong việc bảo tồn, sáng tạo và quảng bá văn hóa.

XÓA BỜ BAO, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KINH TẾ
Chính sách và cuộc sống

XÓA BỜ BAO, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KINH TẾ

Trời miền Tây vào mùa nước nổi, những cánh đồng giờ đây chỉ còn lác đác vài gốc rạ sót lại. Con nước dâng lên, len lỏi qua từng bờ bao nhỏ hẹp, nơi ngày xưa người ta quen “mạnh ai nấy giữ”, mỗi nhà một đám ruộng riêng, cắt nhau bởi những con bờ chật hẹp.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Gỡ bỏ thủ tục trong nghiên cứu khoa học

“Các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian, khoảng 50% thời gian, công sức dành cho các thủ tục”. Đây là thực tế được Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra khi đề cập về những tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở phát triển của khoa học, công nghệ thời gian qua.

AMH
Quốc hội và Cử tri

Bảo vệ tiểu thương trên sàn thương mại điện tử

Thương mại điện tử ở Việt Nam duy trì đà tăng trưởng ấn tượng và trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế. Theo Bộ Công Thương, năm 2024, doanh số thương mại điện tử bán lẻ đạt 20,5 tỷ USD, chiếm 8% tổng doanh thu bán lẻ cả nước. Cùng với đó, số lượng gian hàng trực tuyến cũng tăng mạnh, với khoảng 650.000 cửa hàng có phát sinh đơn hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chính sách và cuộc sống

Rành mạch về chính sách thuế

Từ gần 100 nhóm ngành nghề được ưu đãi đầu tư đang quy định tại các văn bản pháp luật về đầu tư và các luật chuyên ngành, dự luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) đã thu gọn phạm vi các ưu đãi thuế xuống còn 30 nhóm lĩnh vực. Dù vậy, theo các đại biểu Quốc hội, quy định như dự thảo Luật vẫn chưa bảo đảm được tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Không áp đặt cứng nhắc…
Chính sách và cuộc sống

Không áp đặt cứng nhắc…

Theo Nghị quyết số 25/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, có 18/63 địa phương được Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng GRDP hai con số, trong đó, Bắc Giang, Ninh Thuận, Hải Phòng được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước.

AMH
Chính sách và cuộc sống

"Liều thuốc mạnh" để bảo vệ dữ liệu cá nhân

Không ít người thường nói với nhau: chúng ta bây giờ không phải lo lắng về chuyện lộ thông tin cá nhân nữa, bởi các thông tin ấy đã lộ hết rồi. Dù đây là nhận xét nửa đùa nửa thật, nhưng không thể phủ nhận rằng nó phản ánh thực trạng nghiêm trọng hiện nay, khi thông tin cá nhân của hàng triệu người đã bị lộ ra ngoài mà không thể thu hồi.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu sửa đổi Luật Đường sắt phải tập trung vào các chính sách đột phá mạnh mẽ, phát triển bứt phá
Chính trị

Phát triển đường sắt với tư duy vượt trội, tầm nhìn dài hạn

“Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chúng ta mới có đoàn tàu Thống Nhất, bây giờ chuẩn bị kỷ niệm 50 năm rồi đoàn tàu Thống Nhất vẫn không có gì thay đổi về vận tốc, vận tải, có chăng chỉ là thay đổi kết cấu phòng ốc, điều kiện phương tiện, còn vận tốc vẫn y như cách đây 50 năm”.

Huy động mọi nguồn lực để tăng trưởng
Chính sách và cuộc sống

Huy động mọi nguồn lực để tăng trưởng

Phát biểu tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với chủ đề Nhà nước kiến tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, năm nay, nước ta đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, đạt 2 con số vào những năm tiếp theo và thực hiện mục tiêu tổng quát đạt 2 mục tiêu 100 năm theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Để làm được điều này, không chỉ khu vực Nhà nước, các địa phương, các doanh nghiệp FDI mà tất cả các cấp, các ngành, các loại hình, khu vực doanh nghiệp đều phải tăng trưởng.