Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi)

Xây dựng lực lượng thanh tra thực sự trong sạch, vững mạnh

Việc tổ chức hệ thống cơ quan thanh tra theo ba cấp hành chính như hiện hành hay hai cấp (bỏ Thanh tra cấp huyện) được nhiều Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm khi cho ý kiến với dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). Tán thành với phương án giữ ba cấp như hiện hành của Chính phủ đề xuất, song Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định về chức năng, quy trình, thủ tục thực hiện thanh tra, tạo điều kiện xây dựng lực lượng thanh tra thực sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác này.

Cần thiết tổ chức cơ quan thanh tra cấp huyện?

Quán triệt quan điểm thanh tra là "tai mắt của trên, là bạn của dưới" và mục đích hoạt động thanh tra nhằm kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách, phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước, trong dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) sẽ đề cao vai trò và rõ trách nhiệm hơn của thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước trong tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, xử lý kết luận, kiến nghị thanh tra, nâng cao việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình. Cũng trên cơ sở để thực hiện yêu cầu nêu trên, theo Tờ trình của Chính phủ, tổ chức các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính cũng được đề xuất theo ba cấp như hiện nay, bao gồm Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện.

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật này, trong Thường trực Ủy ban Pháp luật thể hiện hai loại ý kiến. Bên cạnh một số ý kiến đồng tình với phương án được Chính phủ đề xuất, thì nhiều ý kiến đề nghị cần nghiên cứu, có giải pháp đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của thanh tra hành chính ở cấp huyện. Theo đó, sẽ không tổ chức cơ quan thanh tra cấp huyện để giúp giảm đầu mối cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (713 thanh tra huyện), phù hợp với chủ trương của Đảng về tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; khắc phục tình trạng “dàn đều” nhưng quá mỏng về biên chế của các cơ quan thanh tra cấp huyện, bổ sung nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Thanh tra cấp tỉnh.

Không đồng tình với ý kiến này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho rằng, thanh tra ở cấp huyện đến giờ này "rất cần thiết", thậm chí còn "rất quan trọng". Thực tế, hiện ở cấp xã không có thanh tra, trong khi đó, cấp huyện vừa là một cấp chính quyền, vừa là một cấp ngân sách, Chủ tịch UBND cấp huyện cũng có thẩm quyền trong thu hồi và giao đất. Thực tế này đòi hỏi mọi công việc của Chủ tịch UBND cấp huyện và xã cần cơ quan thanh tra.

Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, quy định tại Luật Khiếu nại, trước khi ban hành một quyết định hành chính phải đối thoại với dân, mà "đối thoại với dân thì cũng phải có cơ quan thanh tra thực hiện". Trong khi đó, ở phường, xã, cơ sở hiện nay, công việc càng ngày càng phức tạp, nếu chúng ta bỏ đi vai trò của thanh tra cấp huyện sẽ bị "thiếu vắng" thanh tra ở một cấp chính quyền. Nếu từ huyện đến phường, xã không có cơ quan nào tiến hành thanh tra, kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách lo ngại “khi đó thanh tra cấp tỉnh không thể nào với tay xuống”. Do vậy, không chỉ ủng hộ phương án tổ chức thanh tra hành chính theo ba cấp, giữ thanh tra cấp huyện như Chính phủ đề xuất, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị phải "tăng cường thêm vai trò và nhân lực cho thanh tra cấp huyện".

Qua làm việc với Thanh tra Chính phủ về tổ chức biên chế hệ thống thanh tra, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhận thấy, tổ chức hệ thống thanh tra ở nước ta theo "hình nón lộn ngược" - ở trên thì nhiều nhưng dưới cơ sở quá ít. Điều này khiến thanh tra cấp huyện có biên chế ít, nhưng khối lượng công việc nhiều. Do đó, khi tổ chức hệ thống cơ quan thanh tra theo ba cấp hành chính như hiện hành cần chú ý quan tâm tăng cường năng lực cho thanh tra cấp huyện, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị.

Bổ sung chức năng phòng, chống tiêu cực

Không những tán thành phương án tổ chức các cơ quan thanh tra theo ba cấp hành chính, mà nhiều Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, nghiên cứu bổ sung chức năng của cơ quan thanh tra. Tại Điều 5, dự thảo Luật quy định, cơ quan thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Nêu câu hỏi "ba chức năng này của cơ quan thanh tra đã đáp ứng đòi hỏi thực tế hay chưa", Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, bên cạnh ba chức năng được dự thảo Luật quy định cần bổ sung chức năng "phòng, chống tiêu cực". Cùng với đó, cần rà soát toàn bộ dự thảo Luật để bổ sung vào các điều khoản liên quan, để sau khi ban hành, thanh tra có thể thực hiện được ngay chức năng phòng, chống tiêu cực. Việc bổ sung chức năng này không chỉ giúp hình thành đầu mối theo dõi công tác phòng, chống tiêu cực, mà còn đáp ứng yêu cầu thực hiện phòng, chống tiêu cực ở doanh nghiệp ngoài nhà nước theo Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị vừa ban hành (về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực). Nhấn mạnh điều này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng nêu thực tế, vừa qua, thông qua một số vụ việc điều tra tại doanh nghiệp ngoài nhà nước cho thấy có "lỗ hổng" quản lý ở khu vực này, đòi hỏi cần bổ sung chức năng phòng, chống tiêu cực cho lực lượng thanh tra, góp phần đáp ứng đòi hỏi thực tiễn.

Cùng với việc bổ sung chức năng cho lực lượng thanh tra, nhiều Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng lưu ý, cần có quy định chung và riêng đối với quy trình, thủ tục thanh tra, thay vì phương án chỉ có một quy trình chung như trong dự thảo Luật. Bởi, quy trình, thủ tục với thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành sẽ có những điểm khác nhau nhất định, thậm chí giữa hai hình thức thanh tra theo kế hoạch và đột xuất cũng khác nhau. Nếu có quy trình chung thì chỉ nên là quy trình mẫu, tất cả các cuộc thanh tra đều phải theo mẫu số chung này, nhưng tùy từng lĩnh vực sẽ có quy trình thanh tra cụ thể phù hợp với đặc thù riêng. “Quy định theo hướng này vừa cụ thể với từng chuyên ngành, vừa không thoát ly ra khỏi các quy định pháp luật về nguyên tắc chung của thanh tra”, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ.

Tán thành với quan điểm phải cân bằng giữa tính đa dạng và tính thống nhất trong thực hiện quy trình, thủ tục thanh tra, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, quy định tại Điều 43 về phân cấp giao bộ trưởng, thủ trưởng ngang bộ và cơ quan khác có trách nhiệm hướng dẫn quy trình nghiệp vụ về thanh tra chuyên ngành phù hợp với đặc điểm quản lý của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách. Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ về thanh tra chuyên ngành này phải phù hợp với quy trình, thủ tục khung được dự thảo Luật quy định. Như vậy, sẽ vừa cụ thể hóa quy trình, thủ tục theo từng chuyên ngành, vừa có một khung để thống nhất trong thực hiện, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Với cái nhìn tổng thể và dài hạn, tán thành với các quan điểm, nguyên tắc sửa đổi Luật Thanh tra lần này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra tiếp tục rà soát để quán triệt và cụ thể hóa tối đa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra, thể chế hóa quy định của Hiến pháp 2013 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người và quyền công dân. Đặc biệt lần này chúng ta cũng đưa ra các sửa đổi cần thiết để khắc phục được hạn chế, bất cập đã chỉ ra trong Báo cáo tổng kết thi hành Luật Thanh tra, bảo đảm sau khi ban hành có điều kiện để xây dựng một ngành thanh tra “thực sự trong sạch, thực sự vững mạnh, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, góp phần quan trọng để nâng cao năng lực quản lý nhà nước và quản lý xã hội”.

Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ)
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Từ thực tiễn nắm bắt các ý kiến, kiến nghị của cử tri và hoạt động giám sát tại địa phương, cơ sở, tham gia thảo luận tại Hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, bên cạnh việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thì Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, có chính sách cụ thể phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, chuyển đổi xanh… Đây là những động lực quan trọng để đưa đất nước vững vàng tiến bước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn
Diễn đàn Quốc hội

Có giải pháp chấn chỉnh kịp thời các vi phạm

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về quản lý thực phẩm chức năng tại Kỳ họp thứ Tám, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, vướng mắc nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến quảng cáo trên mạng internet và mạng xã hội. Trong đó, có những trang mạng đặt tại nước ngoài nên rất khó xử lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, hiệu quả

Với những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đã được nhận diện, Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm thực sự khắc phục tồn tại, hạn chế đã chỉ ra, bao gồm cả các văn bản mới ban hành, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và các nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực
Quốc hội và Cử tri

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực

Nhìn lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG (Nghệ An) cho rằng, phiên họp diễn ra sôi nổi, ngày càng đổi mới và đi vào thực chất. Đại biểu kỳ vọng, các "tư lệnh" ngành sẽ thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có các giải pháp đột phá, căn cơ hơn để biến những cam kết, lời hứa trên nghị trường thành hiện thực.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Có cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy

Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, tại phiên thảo luận chiều 13.11, đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy và xem xét khả năng huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện chương trình.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá kỹ hiệu quả tài chính, chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí đầu tư Dự án, song cũng đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính, chuẩn bị các phương án, nguồn lực để bảo đảm thực hiện dự án hiệu quả, đúng tiến độ.

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành
Quốc hội và Cử tri

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành

Đánh giá về phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp, Chủ tịch Quốc hội điều hành chất vấn chắc chắn, linh hoạt và hiệu quả; đại biểu chất vấn sắc sảo, truyền tải nhiều nội dung đang được cử tri và Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, trưởng ngành đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành trong lĩnh vực được giao phụ trách.

Giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ
Quốc hội và Cử tri

Giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ

Nguyễn Vân Hậu

Nội dung chất vấn đầu tiên tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV thuộc lĩnh vực ngân hàng là 1 trong 3 nhóm vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm nhiều nhất. Theo dõi phiên họp được truyền hình trực tiếp, cử tri và Nhân dân quan tâm đến sự minh bạch trong giao dịch của thị trường vàng giống như minh bạch giao dịch tỷ giá ngoại tệ; giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ lý do vì sao Ngân hàng Nhà nước không lập sàn vàng, vì sao chỉ bán vàng mà không mua... như ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn.