Rà soát, bảo đảm thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng

Qua làm việc với UBND thành phố Hải Phòng về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính nhận thấy, giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng còn một số nội dung chưa đồng bộ về bộ chỉ tiêu sử dụng đất, xác định loại đất; tiêu chí lập quy hoạch. Thời kỳ quy hoạch giữa 2 loại quy hoạch không thống nhất dẫn đến việc xác định, phân bổ chỉ tiêu thực hiện giữa các thời kỳ, các dự án khó thống nhất.

Đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu đất khu công nghiệp đến năm 2030 là 13.907,85 ha

Theo báo cáo của UBND thành phố Hải Phòng, đến ngày 31.12.2024, trên địa bàn toàn thành phố đã thực hiện chuyển mục đích sử dụng các loại đất nông nghiệp để triển khai các Dự án. Kết quả cụ thể, đất nông nghiệp chỉ tiêu quốc gia phân bổ đến năm 2025 là 74.600 ha và đến năm 2030 là 68.243 ha; thực hiện đến hết tháng 12.2024 là 78.629,67 ha.

z6396409110930-84de23ba9e5a0138136df5ee01706660.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Đoàn Thị Thanh Mai phát biểu. Ảnh: M. Trang

Đất phi nông nghiệp chỉ tiêu quốc gia phân bổ đến năm 2025 là 75.939 ha và đến năm 2030 là 83.042 ha; thực hiện đến hết tháng 12.2024 là 71.013,96 ha. Đất chưa sử dụng chỉ tiêu quốc gia phân bổ đến 2025 là 3.232 ha và đến 2030 là 3.232 ha; thực hiện đến hết tháng 12.2024 là 3.207,29 ha.

Giai đoạn 2021-2024, trên địa bàn thành phố Hải Phòng có rất nhiều dự án quy mô lớn, sử dụng nhiều chỉ tiêu đất trồng lúa mới dừng ở bước chuẩn bị đầu tư, phê duyệt chủ trương đầu tư. Trong giai đoạn 2025-2030, các dự án trên sau khi hoàn thành các thủ tục về đầu tư sẽ triển khai giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án; bên cạnh đó UBND thành phố Hải Phòng vẫn tiếp tục đón nhận và thu hút đầu tư một số những dự án lớn. Do đó, UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rà soát kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất, đánh giá và đăng ký nhu cầu thực hiện các dự án có sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

UBND thành phố Hải Phòng cũng đã tổng hợp đề xuất điều chỉnh nhu cầu sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tại Báo cáo số 62/BC-UBND ngày 19.2.2025; trong đó chỉ tiêu đất trồng lúa đến năm 2030 dự kiến còn khoảng 25.261,76 ha, đất khu công nghiệp dự kiến thực hiện đến năm 2030 là 13.907,85 ha, đất công trình giao thông dự kiến đến năm 2030 là 15.598,32 ha.

Các thành viên Đoàn khảo sát đánh giá cao những kết quả Hải Phòng đã đạt được, là một trong những điển hình về phát triển của các tỉnh, thành phố trên cả nước; ghi nhận báo cáo của UBND thành phố được chuẩn bị kỹ lưỡng, có sự lý giải chặt chẽ về các chỉ số liên quan đến điều chỉnh các chỉ tiêu sử dụng đất. Những nội dung liên quan đến Luật Đất đai cũng được đề cập trong báo cáo tương đối đầy đủ và có tính cập nhật.

Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp chưa cao

Song, Đoàn khảo sát nhận thấy, nguyên nhân thực hiện chưa đạt các chỉ tiêu được phê duyệt là trong khi thời kỳ 2021 - 2024, trên địa bàn Hải Phòng có rất nhiều dự án quy mô lớn, sử dụng nhiều chỉ tiêu đất trồng lúa mới dừng ở bước chuẩn bị đầu tư, phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc ở giai đoạn đầu của bước giải phóng mặt bằng, cho thuê đất để triển khai dự án dẫn đến kết quả chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp (đất lúa) chưa cao.

z6396278313815-1b09534ec66967562a87a75ec908387c.jpg
Quang cảnh cuộc làm việc. Ảnh: M. Trang

Mặt khác, theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các nghị định, thông tư hướng dẫn dưới Luật và các quy định của pháp luật về đầu tư, đối với các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng (khu đô thị, khu công nghiệp) yêu cầu phải được bố trí đủ chỉ tiêu sử dụng đất theo quy mô dự án.

Vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng cũng là một nguyên nhân dẫn đến kết quả thực hiện chỉ tiêu chưa đạt so với chỉ tiêu được phê duyệt. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng, tác động của dịch bệnh Covid-19 phải thực hiện giãn cách xã hội nên việc triển khai thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn không bảo đảm theo đúng tiến độ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phải điều chỉnh, giãn tiến độ thực hiện.

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận chỉ rõ, Báo cáo của UBND tỉnh cho thấy, hiện nay mới chỉ có 4/8 huyện được UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh sử dụng đất sau khi quy hoạch sử dụng đất của thành phố được phê duyệt. Như vậy, vẫn còn 4 huyện chưa được phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính Lê Minh Nam nêu rõ, đất nông nghiệp của thành phố so với hiện trạng năm 2020 có mức giảm khá lớn, năm 2020 là 81.309 nghìn ha nhưng đề xuất nhu cầu sử dụng đất đến năm 2025 là 64.551 ha; tương tự đất trồng lúa nước cũng có số lượng giảm lớn. Đại biểu băn khoăn, việc giảm diện tích đất nông nghiệp như vậy có tác động và ảnh hưởng thế nào?

Giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng còn một số nội dung chưa thống nhất, cụ thể, chưa đồng bộ về bộ chỉ tiêu sử dụng đất, xác định loại đất; tiêu chí lập quy hoạch (quy hoạch sử dụng đất căn cứ vào chỉ tiêu sử dụng đất được phân bổ; quy hoạch xây dựng căn cứ vào loại hình đồ án quy hoạch, quy mô dân số và tính theo tỷ lệ quy mô diện tích đất tương ứng). Thời kỳ quy hoạch giữa 2 loại quy hoạch không thống nhất dẫn đến việc xác định, phân bổ chỉ tiêu thực hiện giữa các thời kỳ, các dự án khó thống nhất. “Những tồn tại, vướng mắc này để lại những hệ lụy gì hay có vướng mắc nào cần tháo gỡ, khắc phục hay không?”, đại biểu Lê Minh Nam đặt câu hỏi.

Kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Đoàn Thị Thanh Mai - Trưởng Đoàn khảo sát đề nghị, thành phố Hải Phòng tiếp tục nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2026 - 2030 phù hợp nhu cầu sử dụng; có kiến nghị cụ thể với Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong quá trình đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng thời, đề nghị, thành phố tiếp tục triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024, trong quá trình triển khai tiếp tục rà soát, hoàn thiện ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của địa phương và kiến nghị sửa đổi, bổ sung những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính cũng đề nghị UBND thành phố hoàn thiện các nội dung trong báo cáo, bảo đảm rà soát số liệu kỹ lưỡng, chính xác và gửi Đoàn khảo sát trong thời gian sớm nhất.

Quốc hội và Cử tri

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm không chồng chéo giữa hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành

Cho ý kiến với dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, bổ sung quy định rõ hơn nguyên tắc về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán. Đặc biệt là bổ sung quy định xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa các hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành và giám sát để tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, không gây phiền hà cho đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, bị giám sát.

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đàm Thanh
Quốc hội và Cử tri

TP. Hải Phòng kiến nghị thông qua nghị quyết thay thế Nghị quyết 35 về cơ chế đặc thù

Chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu đã chủ trì chương trình làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát rủi ro của trí tuệ nhân tạo một cách công bằng

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích cho nền kinh tế, sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp, cá nhân, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với con người, xã hội. Từ tính chất hai mặt này, chính sách của một quốc gia cần phải hài hòa giữa kiểm soát rủi ro với thúc đẩy phát triển AI, làm sao để công nghệ này phục vụ con người một cách tốt nhất. Các quy định, biện pháp kiểm soát AI nhằm giảm thiểu rủi ro xã hội và bảo vệ con người, nhưng không làm cản trở hay đình trệ các tiến bộ và đổi mới sáng tạo.

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, sáng nay (24.4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Báo cáo của Chính phủ về nội dung này cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, thì tính đến hết ngày 31.12.2024, vẫn còn 30/46 bộ, cơ quan trung ương, và 26/63 địa phương có tỷ lệ ước đạt giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn bình quân chung của cả nước.

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín

Tại Hội nghị lấy ý kiến tham gia góp ý vào 8 dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV do Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang vừa tổ chức, các đại biểu đề nghị cần kiểm tra, rà soát quy định trong các dự thảo để tránh trùng lặp và bổ sung, làm rõ hơn một số nội dung, quy định phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch

Ngày 22.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã khảo sát tại Sở Tài chính về việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch. Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc chủ trì buổi làm việc. 

AMH
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt fanpage có ảnh hưởng lớn

Việc đưa thông tin, hình ảnh không chính xác, thậm chí là sai sự thật tại các fanpage lớn trên mạng xã hội không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về công tác giám sát việc tuân thủ pháp luật của các trang mạng xã hội lớn - nơi nắm giữ lượng lớn người theo dõi và sức ảnh hưởng không hề nhỏ.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Ngày 21.4, Đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình do Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại Công ty TNHH MTV Thiên Hà Hòa Bình, Nhà máy xi măng Trung Sơn và Khu công nghiệp Lương Sơn.