Vĩnh Phúc: Phản biện dự thảo Đề án phát triển bền vững đô thị đến năm 2030, tầm nhìn 2045

Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc vừa tổ chức Hội thảo Tư vấn phản biện dự thảo Đề án phát triển bền vững đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đề án phát triển bền vững đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 gồm 7 chương. Trong đó, bên cạnh việc đề xuất tiêu chí phát triển đô thị bền vững, đánh giá hiện trạng phát triển đô thị Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững.

Đề án đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tỉ lệ đô thị hóa đạt tối thiểu 50%; toàn tỉnh có 45 đô thị gồm 2 đô thị loại II, 3 đô thị loại IV và 40 đô thị loại V; 100% các đô thị có quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu, chương trình phát triển đô thị; bảo đảm tối thiểu 100% đô thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng về văn hóa, y tế, giáo dục; kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại I.

Cùng với đó, tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt tối thiểu 16%; diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng khu vực nội thành, nội thị đạt tối thiểu khoảng 5m2/người; hạ tầng mạng băng thông rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình tại đô thị; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G, 5G và điện thoại thông minh; tỉ lệ dân số trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực đô thị bình quân đạt trên 15%/năm; thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Thêm chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài -0
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Hồng Yến

Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Vĩnh Phúc có tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 60%, toàn tỉnh có 32 đô thị gồm 1 đô thị loại I, 1 đô thị loại II, 3 đô thị loại IV được phân loại đơn vị hành chính đô thị là thị xã và 27 đô thị loại V; 100% các đô thị loại III trở lên có hệ thống thu gom, xử lý nước thải. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ bản đủ các tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung uơng vào năm 2030…

Tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Vĩnh Phúc là thành phố phát triển toàn diện trên tất cả các mặt về kinh tế, xã hội, môi trường, lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm. Nền kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng kinh tế số, kinh tế tri thức, kinh tế xanh, người dân có thu nhập, chất lượng cuộc sống ở mức cao, hạnh phúc, nền văn hóa tiến bộ, giàu bản sắc, xã hội phát triển hài hòa môi trường tự nhiên trong lành, đáng sống. Người dân Vĩnh Phúc có thu nhập, chất lượng cuộc sống ở mức cao, hạnh phúc, nền văn hóa tiến bộ, giàu bản sắc, xã hội phát triển hài hòa…

Tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng, dự thảo Đề án được chuẩn bị công phu, nội dung phong phú, tính khoa học cao. Một số đại biểu đề nghị, cơ quan soạn thảo cần làm rõ hơn quan điểm về phát triển đô thị bền vững bởi có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề này.

Để đô thị phát triển toàn diện, bền vững, các đại biểu đề nghị đơn vị soạn thảo nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Đề án khu nhà ở xã hội; bổ sung nội dung dành quỹ đất sạch để phát triển hạ tầng giáo dục. Đồng thời, rà soát, xem xét lại số liệu về các chương trình, dự án ưu tiên được đề ra trong dự thảo Đề án để tích hợp lại, tránh tình trạng đề xuất dàn trải, không khả thi trong quá trình thực hiện.

Một số đại biểu cho rằng, cần cân nhắc việc lựa chọn số lượng để hình thành chuỗi đô thị hợp lý; nghiên cứu về cấu trúc Đề án bảo đảm tính khoa học hơn. Trong đó, cần tập trung vào nội dung công việc, kế hoạch tổ chức và thế mạnh phát triển. Bên cạnh đó, cần cụ thể hóa vấn đề về hạ tầng văn hóa đối với Vĩnh Phúc bởi đây được coi là lợi thế của văn hóa, du lịch địa phương; nhấn mạnh vai trò của đô thị hóa trong vành đai phát triển của cả nước.

Đánh giá tầm quan trọng của khoa học công trong phát triển đô thị, nhiều đại biểu nhấn mạnh: Dự thảo Đề án cần thêm chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài của tỉnh Vĩnh Phúc trong phát triển đô thị bền vững; bổ sung vai trò của cộng đồng trong lập quy hoạch và giám sát quy hoạch. Đối với định hướng phát triển đô thị bền vững, đơn vị soạn thảo nên bổ sung nội dung hướng tới bảo đảm đô thị có khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu.

Kết thúc buổi hội thảo, đại diện Hội đồng tư vấn đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến của các đại biểu và thành viên Hội đồng tư vấn phản biện, sớm bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo Đề án trình cơ quan chức năng xem xét, phê duyệt.

Trên đường phát triển

Nhiều chương trình tập huấn, đào tạo nghề nông nghiệp được tổ chức giúp người dân nâng cao thu nhập
Đời sống

Vực dậy vùng lõi nghèo

Bằng sự quyết tâm, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, bên cạnh những chính sách phù hợp, hiệu quả, đặc biệt là sự chung sức đồng lòng của người dân, huyện nghèo A Lưới đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận thoát khỏi huyện nghèo quốc gia năm 2024, vượt trước kế hoạch đề ra 1 năm. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Lãnh đạo tỉnh tặng bằng khen cho các đơn vị xuất sắc hoàn thành vượt dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024 trước 2 tháng. Ảnh: VĂN KỲ
Địa phương

Tạo môi trường thuận lợi, duy trì đối thoại thường xuyên với doanh nghiệp

Với quyết tâm phấn đấu chỉ tiêu GRDP đạt 2 con số, dự kiến tổng thu ngân sách nhà nước năm 2024 tỉnh Khánh Hòa cần đạt 20.073 tỷ đồng, vượt 20,3% so với dự toán. Để đạt được kết quả này, toàn ngành Tài chính quyết tâm, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ, giải pháp; tập trung tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, cải cách tối đa thủ tục hành chính, duy trì đối thoại thường xuyên với cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt khó khăn và có phương án hỗ trợ…

TP.Hà Nội: Cải thiện tiến độ giải ngân để đạt kết quả cao nhất khi kết thúc năm ngân sách
Địa phương

TP.Hà Nội: Cải thiện tiến độ giải ngân để đạt kết quả cao nhất khi kết thúc năm ngân sách

Năm 2024, thành phố Hà Nội được giao giải ngân vốn đầu tư công 81.033 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, việc triển khai kế hoạch đầu tư công đã có chuyển biến tích cực, lũy kế giải ngân vốn đầu tư công đến hết quý III năm 2024 của thành phố về giá trị tuyệt đối đứng thứ hai cả nước và cao hơn cùng kỳ năm 2023.

Giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Nam Định.
Trên đường phát triển

Nâng chất lượng, tăng hiệu quả trong cải cách hành chính

Trong 9 tháng năm 2024, tỉnh Nam Định đã thực hiện hiệu quả Bộ Chỉ số Chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử (Bộ chỉ số), đứng trong top 10 trên toàn quốc. Nhưng riêng tháng 9 và 10, kết quả thực hiện bộ chỉ số này lại bị hạ xuống đứng thứ 21 và 34/63 tỉnh, thành phố. Hiện, tỉnh đang nỗ lực đưa nhiều giải pháp tháo gỡ để nhanh chóng lấy lại vị trí top đầu của cả nước.

Hiệu quả từ các mô hình khuyến nông
Trên đường phát triển

Hiệu quả từ các mô hình khuyến nông

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai hiệu quả chương trình khuyến nông thông qua việc xây dựng trình diễn các mô hình, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho bà con nông dân. Nhờ đó, đã giúp tăng năng suất cây trồng, vật nuôi từ 20 - 25%, cho hiệu quả kinh tế tăng khoảng 30 - 35%, hạn chế dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường và bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm…

Phân cấp, ủy quyền, tránh cứng nhắc
Ý kiến đại biểu

Phân cấp, ủy quyền, tránh cứng nhắc

Từ thực tiễn quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT) tại thành phố Hải Phòng, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) đề xuất việc phân cấp, ủy quyền cho UBND thành phố được chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, khu chế xuất phù hợp với quy hoạch; việc đầu tư thành lập các KCN trên địa bàn thành phố không thuộc trường hợp phải áp dụng điều kiện về tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN trên địa bàn đạt tối thiểu 60%...

Phát triển nông nghiệp hữu cơ là hướng đi đúng đắn để cải thiện năng suất, chất lượng, từ đó cải thiện thu nhập cho người dân
Trên đường phát triển

Đầu tư xây dựng thương hiệu

Tại Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng diện tích gieo trồng hữu cơ và hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh là 4.400ha, chiếm 2,13% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh.

Đồng Nai đạt nhiều kết quả nổi bật trong phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ.
Địa phương

Nhiệm vụ đột phá

Phát triển nông nghiệp hữu cơ là một trong những nhiệm vụ đột phá được Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt ra. Theo đó, tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, phê duyệt đề án và các chương trình hành động phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Khánh Hòa dẫn đầu tăng trưởng mức độ quan tâm, khởi động chu kỳ mới của thị trường
Địa phương

Khánh Hòa dẫn đầu tăng trưởng mức độ quan tâm, khởi động chu kỳ mới của thị trường

Trong 9 tháng đầu năm 2024, mức độ quan tâm đối với bất động sản tại các tỉnh ven biển đã tăng trưởng tích cực so với năm 2023 trên tất cả các thị trường, trong đó Khánh Hòa dẫn đầu với mức tăng đáng kể. Đây là kết quả từ dữ liệu big data của batdongsan.com.vn, được công bố trong buổi báo cáo giữa tháng 10 vừa qua.

Long An tăng cường thu hút đầu tư những dự án chuyển đổi xanh, công nghệ cao
Địa phương

Long An: Tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư tại châu Âu

Thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024, tỉnh Long An tổ chức Đoàn công tác do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được làm Trưởng đoàn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư tại Pháp, Bỉ, Đức từ ngày 11 – 21.11.2024 theo lời mời của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh: THẾ ANH
Địa phương

Phát huy tinh thần “Đồng khởi” xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

Ghi nhớ chiến công sáng ngời, vẻ vang của phong trào Đồng khởi giải phóng một phần nông thôn, đồng bằng tỉnh Khánh Hòa, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Diên Khánh cần tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần “đồng khởi”, truyền thống quê hương anh hùng, quyết tâm chính trị cao, ra sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.

Sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất cây ăn trái mang thương hiệu của Huyện Krông Pắc
Địa phương

Sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất cây ăn trái mang thương hiệu của Huyện Krông Pắc

Chiều 8.11, UBND huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024, triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2025; gặp mặt các cơ quan báo chí và cá nhân, doanh nghiệp có đóng góp trong sản xuất, tiêu thụ sầu riêng huyện Krông Pắc.

Tôm nuôi dưới tán rừng được thị trường thế giới đánh giá cao
Trên đường phát triển

Cà Mau phát triển bền vững nuôi tôm rừng sinh thái

Tôm rừng Cà Mau được nuôi theo phương pháp sinh thái, không sử dụng hóa chất và kháng sinh, tạo ra sản phẩm sạch và an toàn. Mô hình này giúp bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn, góp phần ngăn chặn xói lở và bảo vệ đa dạng sinh học, với chi phí sản xuất và quy trình kiểm soát nghiêm ngặt nên tôm rừng sinh thái được thị trường châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều nước đánh giá cao, mang lại giá trị kinh tế rất lớn không chỉ với kinh tế Cà Mau, mà còn với thị trường thế giới.