TP.Hà Nội: Cải thiện tiến độ giải ngân để đạt kết quả cao nhất khi kết thúc năm ngân sách

Năm 2024, thành phố Hà Nội được giao giải ngân vốn đầu tư công 81.033 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, việc triển khai kế hoạch đầu tư công đã có chuyển biến tích cực, lũy kế giải ngân vốn đầu tư công đến hết quý III năm 2024 của thành phố về giá trị tuyệt đối đứng thứ hai cả nước và cao hơn cùng kỳ năm 2023.

33 đơn vị chưa đạt cam kết giải ngân

Năm 2024, tổng vốn đầu tư công thành phố Hà Nội được giao tăng 53% so với năm 2023. Vì vậy, kết quả thu được rất đáng ghi nhận, nhưng xét về tổng thể, khối lượng công việc đặt ra từ nay đến hết niên độ giải ngân là rất lớn.

Trong số các đơn vị được giao làm chủ đầu tư dự án, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội là đơn vị được giao số vốn rất lớn. Tính đến ngày 25.10, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Ban đạt 59,1% kế hoạch.

dau-tu-cong-17212679769351756066432.jpg
Hà Nội thực hiện các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án như công 3 ca 4 kíp"; "làm việc xuyên ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết". Ảnh:T.T

Theo đại diện đơn vị, với từng dự án, chủ đầu tư, nhà thầu đều lập kế hoạch tiến độ hằng tuần và thường xuyên giao ban đôn đốc tiến độ, xử lý ngay vướng mắc. Trong quá trình thi công thực tế có nhiều vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến tiến độ, như mưa lớn kéo dài, do đó chủ đầu tư, nhà thầu phải có phương án làm bù.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Ðầu tư Hà Nội tại Văn bản số 4710/KHÐT-THQH ngày 25.10.2024, còn 33 đơn vị chưa đạt cam kết giải ngân, thậm chí có đơn vị tỷ lệ giải ngân rất thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả chung của toàn Thành phố. Ðáng chú ý, một số công trình trọng điểm, dự án liên kết vùng, dự án ODA, dự án có quy mô lớn tiến độ triển khai chậm.

Ðơn cử như dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4-Vùng Thủ đô, đoạn nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội, hiện còn 19 đoạn chưa được bàn giao mặt bằng với chiều dài khoảng 4,38 km, ảnh hưởng đến tiến độ chung của cả dự án.

Tích cực, chủ động các phương án giải ngân từ nay đến cuối năm

Những tháng cuối năm 2024, TP. Hà Nội phải giải ngân 44.927 tỷ đồng, tương đương với 55,4% kế hoạch, chính vì vậy Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND yêu cầu các đơn vị đã giải ngân tốt tiếp tục duy trì, phát huy và nâng cao hiệu quả thực hiện; các đơn vị giải ngân chậm khẩn trương rà soát, chấn chỉnh, khắc phục ngay các khó khăn, vướng mắc, thực hiện mọi biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Lãnh đạo thành phố chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng để sớm khởi công xây dựng công trình. UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp các chủ đầu tư, các sở, ngành để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện ngay đối với phần diện tích có đủ điều kiện (nhất là các dự án sử dụng vốn ngân sách thành phố).

Mặt khác, các sở, ngành của thành phố cần nghiên cứu chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tham mưu cho UBND thành phố Hà Nội báo cáo cơ quan có thẩm quyền để hướng dẫn các địa phương thực hiện đúng quy định, bảo đảm thống nhất trong toàn dự án.

Các đơn vị cần quyết liệt chỉ đạo, điều hành, thực hiện các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, như "thi công 3 ca 4 kíp"; "làm việc xuyên ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết"… Các cơ quan, đơn vị cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương theo đúng tinh thần của Chỉ thị số 24-CT/TU về "Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội", kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, chủ động xây dựng, tổ chức giải pháp thi công phù hợp, điều chỉnh đường găng tiến độ của các dự án để bảo đảm tiến độ đã được phê duyệt, nhất là với các đơn vị được giao kế hoạch vốn năm 2024 lớn.

Ngoài ra cần khẩn trương thanh toán ngay khi có khối lượng hoàn thành, không để tồn đọng khối lượng đã thực hiện nhưng không được thanh toán và tránh việc dồn thanh toán vào thời điểm cuối năm. Việc kiểm soát chi đầu tư công gắn trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị; rút ngắn thời hạn giải quyết hồ sơ, tuyệt đối không để hồ sơ tồn đọng quá hạn không có lý do; hằng tháng công khai kết quả giải ngân, cũng như tình hình thu hồi xử lý tạm ứng vốn đầu tư...

TP. Hà Nội phấn đấu từ nay đến cuối năm sẽ cải thiện được tiến độ giải ngân để đạt kết quả cao nhất khi kết thúc năm ngân sách.

Địa phương

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.