Sau gần 10 năm xây dựng, dự án nhà máy điện phân nhôm hơn 15 nghìn tỷ đồng ở Đắk Nông vẫn chưa thể hoạt động

Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông được kỳ vọng tạo ra bước ngoặt quan trọng cho ngành nhôm và công nghiệp phụ trợ trong nước với tổng mức đầu tư gần 15.500 tỷ đồng với nhiều chính sách ưu đãi. Thế nhưng, sau gần 10 năm, nhà máy vẫn chưa thể đi vào hoạt động.

Mới đây, UBND tỉnh Đắk Nông vừa có báo cáo về tình hình thực hiện dự án nhà máy điện phân nhôm do công ty TNHH luyện kim Trần Hồng Quân (công ty Trần Hông Quân) làm chủ đầu tư; những vướng mắc đối với các dự án điện liên quan đến bô xít.

Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông được xác định là mắt xích quan trọng kết nối chuỗi sản phẩm từ alumin (sản phẩm được sản xuất ra từ 2 nhà máy alumin Nhân Cơ - Đắk Nông, Tân Rai - Lâm Đồng) và công nghiệp phụ trợ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nhôm trong nước. Dự án được khởi công xây dựng từ cuối tháng 9.2014, tại Khu công nghiệp Nhân Cơ (xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp) với tổng mức đầu tư gần 15.500 tỷ đồng.

3759473d7d5fc5019c4e-6471-4796.jpg
Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông sau gần 10 năm xây dựng vẫn chưa thể hoạt động

Sau khi đi vào hoạt động, dự án sẽ đóng góp cho GDP tỉnh Đắk Nông khoảng 900 triệu USD/năm, nộp ngân sách nhà nước bình quân khoảng 70 triệu USD/năm, thu hút 950 lao động trực tiếp.

Theo dự kiến, thời gian hoàn thành đưa dự án vào khai thác là vào cuối năm 2016. Nhưng, đến nay sau gần 10 năm khởi công xây dựng, dự án vẫn chưa thể đưa vào khai thác do còn vướng mắc nhiều cơ chế, chính sách và các nguyên nhân khách quan khác.

UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, dự án đã hoàn thiện xong phần xây dựng các hạng mục và hạ tầng kỹ thuật với tổng vốn đã đầu tư khoảng 2.100 tỷ đồng. Dự án được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt theo Quyết định 822/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay những vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách áp dụng đối với dự án đang dần được tháo gỡ.

708228bd1edfa681ffce-9355-2980.jpg
Dự án Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông đã hoàn thiện xong phần xây dựng các hạng mục và hạ tầng kỹ thuật

Bên cạnh đó, công ty Trần Hồng Quân đã được một tổ chức ngân hàng cam kết cho vay đủ vốn để tiếp tục thực hiện dự án. Đồng thời, ký kết hợp đồng với tổng thầu EPC nước ngoài thực hiện các gói thầu cung cấp và lắp đặt toàn bộ hệ thống thiết bị cho nhà máy.

Dự kiến trong năm 2025 sẽ đưa nhà máy đi vào vận hành sản xuất giai đoạn I với công suất 150 ngàn tấn nhôm/năm. Tỉnh Đắk Nông đang xem xét cấp lại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh để chủ đầu tư triển khai, đẩy nhanh tiến độ dự án.

Đại diện công ty Trần Hồng Quân cho biết, mới đây, tại buổi việc với đoàn công tác của Bộ Công Thương, đơn vị kiến nghị lãnh đạo Bộ Công Thương, UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chức năng liên quan hỗ trợ doanh nghiệp sớm hoàn chỉnh thủ tục pháp lý cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cho dự án để tháo gỡ bế tắc, tạo điều kiện giải ngân cho dự án.

Đồng thời, đôn đốc, chỉ đạo cho chủ đầu tư Khu công nghiệp Nhân cơ sớm hoàn thiện, bàn giao cơ sở hạ tầng khu công nghiệp để phục vụ cho dự án, đặc biệt xử lý sự cố sụt lún mặt bằng khu công nghiệp để doanh nghiệp đầu tư phân kỳ 3 theo tiến độ đã đề ra.

Địa phương

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ
Trên đường phát triển

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

Với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo cụm liên kết ngành, phấn đấu đưa tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực về công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tỉnh Quảng Nam tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, nguyên liệu… tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt sản xuất. Đồng thời, chú trọng vấn đề thu hút đầu tư và nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp trên địa bàn.

Lực lượng đoàn viên thanh niên thành phố Vĩnh Yên hướng dẫn người dân cài đặt định danh điện tử
Trên đường phát triển

Thành phố Vĩnh Yên bứt phá trong chuyển đổi số

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thành phố Vĩnh Yên cũng như các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có bước đi đột phá, sáng tạo. Trong đó, đột phá về chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đưa thành phố này vươn mình mạnh mẽ…

Thái Nguyên: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An thường xuyên trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện Đại Từ
An ninh cơ sở

Thái Nguyên: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An thường xuyên trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện Đại Từ

Từ năm 2016 đến nay, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An là nhà thầu trúng hàng loạt các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

“Vườn ươm" hạt giống đỏ
Địa phương

“Vườn ươm" hạt giống đỏ

“Vườn ươm hạt giống đỏ” là cụm từ được nhiều người dân Yên Bái sử dụng để nói về Đề án số 11-ĐA/TU về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” (Đề án số 11) của Tỉnh ủy Yên Bái ban hành năm 2018. Sau 5 năm triển khai, từ vườn ươm mang tên Đề án số 11, nhiều cán bộ trẻ của tỉnh ngày càng trưởng thành với năng lực chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt. Đề án 11 cũng được coi như “cú hích” thay đổi tư duy, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh Yên Bái trong công tác cán bộ hiện nay.

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo
Địa phương

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo

Trong quá trình phát triển, thu hút đầu tư, Yên Bái có nhiều cách làm sáng tạo, cách tiếp cận chủ động “đi tìm” chứ không “ngồi đợi”, được người dân, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh ủng hộ. Những câu chuyện thực tế diễn ra thời gian qua là minh chứng khẳng định tinh thần chủ động, quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm của những người đứng đầu địa phương để mở rộng các mối quan hệ hữu nghị hợp tác, xúc tiến đầu tư và nâng cao vị thế, uy tín của Yên Bái với bạn bè quốc tế...

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn
Địa phương

Tư duy đột phá, quyết tâm hành động

Yên Bái còn nhiều khó khăn, song nói như Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn, nếu cứ mang “cái nghèo” ra để “kêu khó, than khổ” thì không bao giờ bứt phá vươn lên được. Trên cơ sở đã định vị được con đường và mục tiêu phát triển, với ý chí quyết tâm, tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh, Yên Bái đã sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển.

Bền chặt biên giới Việt - Lào
Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào

Cùng với công tác phối hợp bảo vệ biên giới, đảm bảo ổn định an ninh chính trị cho phát triển, các cụm dân cư và lực lượng bảo vệ biên giới tại Quảng Bình và các địa phương nước bạn Lào cũng kết nghĩa bền chặt, kết dải biên giới Việt - Lào thắm đượm nghĩa tình.

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai
Địa phương

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai

Công ty TNHH một thành viên xây dựng Nam Phong là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn thành phố Lào Cai. Theo tìm hiểu trong những năm gần đây, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 70 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 550 tỷ đồng. Đáng chú ý, các gói thầu trúng thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.