Sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất cây ăn trái mang thương hiệu của Huyện Krông Pắc

Chiều 8.11, UBND huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024, triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2025; gặp mặt các cơ quan báo chí và cá nhân, doanh nghiệp có đóng góp trong sản xuất, tiêu thụ sầu riêng huyện Krông Pắc.

z6012726773984-3b75ba76044263129b2100ab083b3739.jpg
Quang cảnh hội nghị

Theo thống kê, niên vụ 2024, toàn huyện có 8.113 ha sầu riêng (tăng 956 ha so với năm 2023). Trong đó diện tích trồng thuần 1.197 ha, diện tích trồng xen trong vườn cà phê 6.916 ha.

Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc Ngô Thị Minh Trinh cho biết, cây sầu riêng đang đóng vai trò quan trọng trong sản xuất cây ăn trái của huyện, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. "Từ loại cây trồng xen canh nâng cao hiệu quả trên cùng diện tích đất canh tác, nay đã trở thành hàng hóa xuất khẩu, tạo nên thương hiệu sầu riêng Krông Pắc". Cũng theo bà Trinh, mã số vùng trồng được xem là "tấm hộ chiếu" để nông sản Việt Nam nói chung, sầu riêng Krông Pắc nói riêng vươn ra thị trường quốc tế.

z6012726777052-492b9ef83206e1e1fe9bb7e0cfe8c578.jpg
Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc Ngô Thị Minh Trinh phát biểu tại hội nghị

"Đến nay, trên địa bàn huyện Krông Pắc có 37 vùng trồng sầu riêng xuất khẩu được cấp mã số vùng trồng với tổng diện tích 2.053 ha. Trong đó, xã Ea Yông có 26 mã với 1.255,3 ha, xã Ea Kênh 6 mã với 660 ha, xã Ea Knuếc 4 mã với 124,6 ha và xã Tân Tiến 1 mã với 12,9 ha", bà Trinh cho biết.

z6012773055399-84a7948e7d2ee1a0e64705ea171f817b.jpg
Người dân Krông Pắc thu hoạch sầu riêng

Các cơ quan chức năng của tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện việc kiểm tra giám sát định kỳ, 37 mã số vùng trồng sầu riêng xuất khẩu, 13 cơ sở đóng gói tại huyện Krông Pắc cơ bản đảm bảo về hồ sơ quản lý theo dõi nhật ký canh tác, quản lý giám sát, phòng chống các sinh vật gây hại theo yêu cầu. Theo kế hoạch năm 2025, với tổng diện tích 9.600 ha, ước sản lượng đạt 106.700 tấn. Địa phương này cũng đặt kỳ vọng cấp mới 21 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu với 527,6 ha.

z6012731684778-1c902bc57f9694648f2a2ee084ea695a.jpg
UBND huyện Krông Pắc đã biểu dương, khen thưởng phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí

Dịp này, UBND huyện Krông Pắc đã biểu dương, khen thưởng phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương; các cá nhân, doanh nghiệp có đóng góp tích cực trong việc tuyên truyền, quảng bá thương hiệu sầu riêng Krông Pắc.

Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè sạch - hướng phát triển bền vững tại Thái Nguyên
Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè sạch - hướng phát triển bền vững tại Thái Nguyên

Cây chè được xác định là cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Hiện nay, nhiều địa phương của Thái Nguyên đang đẩy mạnh phát triển chè an toàn theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cũng như bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xưởng xe tơ của gia đình thôn Cổ Chất 1
Địa phương

Xây dựng thương hiệu, bảo tồn tinh hoa làng nghề

Nam Định là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống đã đăng ký nhãn hiệu tập thể, trong đó phải kể đến nghề ươm tơ dệt lụa; tuy nhiên, nghề ươm tơ dệt lụa hiện đang có nguy cơ mai một và tỉnh Nam Định đang khẩn trương triển khai Dự án Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho làng nghề Cổ Chất, với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tinh hoa của nghề truyền thống này. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong Kế hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2021 - 2030 của UBND tỉnh Nam Định.

Vùng cao Thái Nguyên giảm nghèo nhanh nhờ hỗ trợ sinh kế
Trên đường phát triển

Vùng cao Thái Nguyên giảm nghèo nhanh nhờ hỗ trợ sinh kế

Đến hết năm 2024, toàn tỉnh Thái Nguyên có 100% xã thuộc 3 thành phố và 5 huyện đạt chuẩn NTM. Tại huyện vùng cao Võ Nhai, còn 5 xã đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập, sớm hoàn thành các tiêu chí NTM trong những năm tới. Trong năm, huyện đã dành hơn 9 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

Áp dụng công nghệ sản xuất chè vụ đông
Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè vụ đông

Thị trường tiêu thụ và giá bán chè dịp cuối năm luôn ở mức cao, vì vậy hầu hết các hộ sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để những vườn chè tiếp tục trổ búp bất chấp thời tiết lạnh giá.

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỉ đồng cho công nghiệp hỗ trợ. ẢNh: ITN
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỷ đồng cho công nghiệp hỗ trợ

Nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, điển hình là Quyết định số 3663/QĐ-UBND về ban hành chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, với tổng số tiền hỗ trợ trên 94,7 tỷ đồng.

Xây dựng kinh tế xanh là lựa chọn tất yếu
Địa phương

Xây dựng kinh tế xanh là lựa chọn tất yếu

Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là lựa chọn tất yếu để vừa đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, vừa góp phần bảo đảm cho người dân thành phố một môi trường sống lành mạnh và vì sự phát triển bền vững.

Công ty Cổ phần Hanicons trượt thầu tại nhiều địa phương nhưng vẫn trúng thầu tuyệt đối tại Đồng Tháp
Địa phương

Công ty Cổ phần Hanicons trượt thầu tại nhiều địa phương nhưng vẫn trúng thầu tuyệt đối tại Đồng Tháp

Công ty Cổ phần Hanicons đã trúng tuyệt đối 9/9 gói thầu do Ban QLDA tỉnh Đồng Tháp làm chủ đầu tư, bên mời thầu, hiện đang chờ phê duyệt kết quả gói thầu thứ 10. Trong khi đó, nhà thầu này liên tiếp trượt thầu tại nhiều địa phương khác và bị đề nghị xử lý vì không trung thực, làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại cuộc họp
Địa phương

Ứng dụng công nghệ số cho sản phẩm chè Thái Nguyên

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên vừa có cuộc họp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, TP. Thái Nguyên, cùng đại diện UBND một số xã và hợp tác xã (HTX) sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh để thảo luận về các giải pháp ứng dụng công nghệ số cho sản phẩm chè Thái Nguyên.