Sắp khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 29.11 đến 3.12.2024 tại Khu đô thị Mailand HaNoi City, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội.

Thông tin từ Sở NN và PTNT Hà Nội cho biết, Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 là sự kiện quan trọng thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, 70 năm ngày thành lập Đảng bộ khối các cơ quan TP. Hà Nội (10.10.1954 – 10.10.2024), 70 năm ngày thành lập Sở Canh nông- nay là Sở NN và PTNT Hà Nội (30.11.1954 – 30.11.2024).

11990fb625-868d-4d20-9364-653152289192.jpg
Các sản phẩm từ làng nghề tham dự sự kiện

Sự kiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cùng tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm làng nghề; đồng thời thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn TP. Hà Nội. Qua đó, thúc đẩy nhanh chương trình xây dựng nông thôn mới, bảo tồn không gian cộng đồng làng quê và các sản phẩm, sản vật truyền thống, tạo động lực cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bền vững góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách toàn diện.

Lễ khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra vào tối ngày 29.11, tại Khu đô thị Mailand HaNoi City, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội.

z6024227921668-4d0d8b76ae9997edd61aacdb75ab3865.jpg
Toàn cảnh Festival

Tham dự sự kiện, các đại biểu, khán giả của Thủ đô và cả nước sẽ được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc và những thước phim về chặng đường 70 năm xây dựng và trưởng thành của ngành NN và PTNT Hà Nội.

Điểm nhấn của Festival lần này là Không gian trưng bày, quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, với quy mô 15.000 m2, bao gồm 9 khu trưng bày chính.

Cụ thể: khu trưng bày, giới thiệu và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề tiêu biểu, đặc trưng của các quận, huyện, thị xã; khu ngành hàng sản phẩm nông sản và làng nghề; khu trình diễn tay nghề của các nghệ nhân làng nghề; trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng, mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn Hà Nội;

Khu thưởng lãm tinh hoa trà Việt; khu sinh vật cảnh; khu trình diễn nghệ thuật và giới thiệu ẩm thực Việt; khu trưng bày, giới thiệu, chế tác sản phẩm quà tặng, lưu niệm; khu nông nghiệp công nghệ cao; máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và làng nghề; khu gian hàng tiêu chuẩn trưng bày sản phẩm nông nghiệp, làng nghề của các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã.

Trong khuôn khổ Festival sẽ diễn ra Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện chương trình phối hợp bảo đảm an toàn thực phẩm, chất lượng nông, lâm, thủy sản giao thương giữa TP. Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2024 (ngày 29.11) và Hội thảo “Định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị tại Hà Nội” (ngày 2.12).

z6024227918604-f13f38bf3ab84b5915c58f9bde5a9827.jpg

Một chương trình đặc biệt nữa là "Livestream kết nối tiêu thụ sản phẩm" diễn ra vào ngày 1.12. Chương trình do Sở NN và PTNT phối hợp với Tiktok Việt Nam tổ chức bán hàng tương tác trực tiếp (livestream) kết nối tiêu thụ sản phẩm cho 20 đơn vị, cơ sở, chủ thể tham gia Festival.

Ngoài ra, còn nhiều hoạt động khác như: chương trình biểu diễn nghệ thuật kết hợp với trình diễn áo dài tái hiện các hoạt động gắn liền với đời sống sản xuất, văn hóa tinh thần của các làng quê Hà Nội; hoạt động trình diễn tay nghề của các nghệ nhân làng nghề; trình diễn ẩm thực Việt và tinh hoa trà Việt; các hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm sẽ diễn ra liên tục trong suốt 5 ngày diễn ra Festival...

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 được tổ chức nhằm cụ thể hóa Chương trình số 03/CTr-UBND của UBND TP. Hà Nội về Chương trình Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội năm 2024; thực hiện Kế hoạch số 226/KH-UBND ngày 29.7.2024 của UBND TP Hà Nội về việc tổ chức Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024.

UBND TP. Hà Nội giao Sở NN và PTNT Hà Nội là đơn vị chủ trì, phối hợp tổ chức Festival.

Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè sạch - hướng phát triển bền vững tại Thái Nguyên
Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè sạch - hướng phát triển bền vững tại Thái Nguyên

Cây chè được xác định là cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Hiện nay, nhiều địa phương của Thái Nguyên đang đẩy mạnh phát triển chè an toàn theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cũng như bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xưởng xe tơ của gia đình thôn Cổ Chất 1
Địa phương

Xây dựng thương hiệu, bảo tồn tinh hoa làng nghề

Nam Định là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống đã đăng ký nhãn hiệu tập thể, trong đó phải kể đến nghề ươm tơ dệt lụa; tuy nhiên, nghề ươm tơ dệt lụa hiện đang có nguy cơ mai một và tỉnh Nam Định đang khẩn trương triển khai Dự án Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho làng nghề Cổ Chất, với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tinh hoa của nghề truyền thống này. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong Kế hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2021 - 2030 của UBND tỉnh Nam Định.

Vùng cao Thái Nguyên giảm nghèo nhanh nhờ hỗ trợ sinh kế
Trên đường phát triển

Vùng cao Thái Nguyên giảm nghèo nhanh nhờ hỗ trợ sinh kế

Đến hết năm 2024, toàn tỉnh Thái Nguyên có 100% xã thuộc 3 thành phố và 5 huyện đạt chuẩn NTM. Tại huyện vùng cao Võ Nhai, còn 5 xã đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập, sớm hoàn thành các tiêu chí NTM trong những năm tới. Trong năm, huyện đã dành hơn 9 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

Áp dụng công nghệ sản xuất chè vụ đông
Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè vụ đông

Thị trường tiêu thụ và giá bán chè dịp cuối năm luôn ở mức cao, vì vậy hầu hết các hộ sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để những vườn chè tiếp tục trổ búp bất chấp thời tiết lạnh giá.

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỉ đồng cho công nghiệp hỗ trợ. ẢNh: ITN
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỷ đồng cho công nghiệp hỗ trợ

Nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, điển hình là Quyết định số 3663/QĐ-UBND về ban hành chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, với tổng số tiền hỗ trợ trên 94,7 tỷ đồng.

Xây dựng kinh tế xanh là lựa chọn tất yếu
Địa phương

Xây dựng kinh tế xanh là lựa chọn tất yếu

Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là lựa chọn tất yếu để vừa đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, vừa góp phần bảo đảm cho người dân thành phố một môi trường sống lành mạnh và vì sự phát triển bền vững.

Công ty Cổ phần Hanicons trượt thầu tại nhiều địa phương nhưng vẫn trúng thầu tuyệt đối tại Đồng Tháp
Địa phương

Công ty Cổ phần Hanicons trượt thầu tại nhiều địa phương nhưng vẫn trúng thầu tuyệt đối tại Đồng Tháp

Công ty Cổ phần Hanicons đã trúng tuyệt đối 9/9 gói thầu do Ban QLDA tỉnh Đồng Tháp làm chủ đầu tư, bên mời thầu, hiện đang chờ phê duyệt kết quả gói thầu thứ 10. Trong khi đó, nhà thầu này liên tiếp trượt thầu tại nhiều địa phương khác và bị đề nghị xử lý vì không trung thực, làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại cuộc họp
Địa phương

Ứng dụng công nghệ số cho sản phẩm chè Thái Nguyên

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên vừa có cuộc họp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, TP. Thái Nguyên, cùng đại diện UBND một số xã và hợp tác xã (HTX) sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh để thảo luận về các giải pháp ứng dụng công nghệ số cho sản phẩm chè Thái Nguyên.