ĐỒNG NAI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

Đầu tư xây dựng thương hiệu

Tại Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng diện tích gieo trồng hữu cơ và hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh là 4.400ha, chiếm 2,13% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh.

Vẫn còn thách thức

Phát triển nông nghiệp hữu cơ là hướng đi đúng đắn để cải thiện năng suất, chất lượng, từ đó cải thiện thu nhập, nhưng thực tế, người sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang gặp nhiều khó khăn. Đó là vùng quy hoạch chưa có, đất đai, nguồn nước chưa bảo đảm, nguồn cung phân bón, thức ăn, thuốc trừ sâu bệnh chưa phổ biến. Bên cạnh đó, thủ tục, quy trình làm chứng nhận, cấp và dán nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cũng là câu chuyện dài.

Cụ thể, một số hợp tác xã đang gặp khó khăn về nguồn phân bón và thuốc theo tiêu chuẩn hữu cơ ít và giá rất cao. Người nông dân có thể tự ủ phân bón, thuốc trừ sâu từ các chế phẩm, nguyên liệu thiên nhiên nhưng ở quy mô sản xuất nhỏ. Bên cạnh đó, chi phí làm kiểm định, cấp chứng nhận và dán nhãn sản phẩm hữu cơ cao nhưng chỉ có giá trị trong thời gian ngắn.

Phát triển nông nghiệp hữu cơ là hướng đi đúng đắn để cải thiện năng suất, chất lượng, từ đó cải thiện thu nhập cho người dân. Nguồn: ITN
Phát triển nông nghiệp hữu cơ là hướng đi đúng đắn để cải thiện năng suất, chất lượng, từ đó cải thiện thu nhập cho người dân. Nguồn: ITN

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp bền vững (huyện Trảng Bom) cho biết, hiện nay sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang gặp phải các rào cản như tư duy thâm canh, tăng năng suất của người nông dân. Quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ chưa sẵn sàng, chưa có quy trình cụ thể nên mỗi người làm một kiểu. “Sức khỏe” của đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau thời gian dài sử dụng phân bón, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu hóa học. Việc chứng minh cho người tiêu dùng biết và tin đó là sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cũng khó khăn.

Xúc tiến mở rộng thị trường

Chuyển đổi từ nền nông nghiệp truyền thống sang phát triển nông nghiệp hữu cơ đang là xu thế chung của thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, tỉnh Đồng Nai cần có định hướng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp hữu cơ là một nhiệm vụ mới và nhiều khó khăn phức tạp nên cần có những bước đi thận trọng từ xây dựng mô hình điểm để từng bước nhân ra diện rộng; quy mô phát triển nông nghiệp hữu cơ phải phù hợp với các yêu cầu về an ninh lương thực, thực phẩm và bảo đảm thu nhập cho người sản xuất.

Để phát triển nông nghiệp hữu cơ, tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 2327/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2030 (Đề án). Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025 tổng diện tích gieo trồng hữu cơ và hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh là 1.322ha, chiếm 0,49% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh; trong đó diện tích gieo trồng hướng hữu cơ 1.251ha, chiếm 0,46% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh; diện tích gieo trồng hữu cơ 72ha, chiếm 0,03% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh.

Về chăn nuôi, theo Đề án, bước đầu chỉ có chăn nuôi hướng hữu cơ; trong đó, đàn bò 290 con; đàn heo 1.700 con, đàn gia cầm 100.000 con. Thủy sản nuôi theo hình thức quảng canh dưới tán rừng hướng hữu cơ (tôm sú, cá chẽm, cua biển, hàu và một số đối tượng nước lợ khác) với diện tích là 200ha.

Đến năm 2030, tổng diện tích gieo trồng hữu cơ và hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh là 4.400ha, chiếm 2,13% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh.

Đề án cũng đề xuất 8 vùng đáp ứng các tiêu chí để hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung trên địa bàn tỉnh bao gồm: huyện Tân Phú 2 vùng: vùng 1 là xã Đak Lua; vùng 2 xã Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú Lập và Tà Lài); vùng 3 xã Thanh Sơn huyện Định Quán; vùng 4 xã Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu); vùng 5 xã Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu); vùng 6 xã Suối Cao (huyện Xuân Lộc); vùng 7 xã Lâm San (huyện Cẩm Mỹ); vùng 8 xã Phước An (huyện Nhơn Trạch). Hình thành 23 điểm sản xuất nông nghiệp hữu cơ không tập trung.

Để đạt được các mục tiêu đặt ra, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai xác định đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện như tuyên truyền, đào tạo, tập huấn và phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hành; rà soát hệ thống chính sách hiện hành, đặc biệt là những chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp hữu cơ để hướng dẫn cụ thể đến người nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Bên cạnh đó, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất; ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Tập trung triển khai thực hiện danh mục 10 dự án ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Trên đường phát triển

Nhiều chương trình tập huấn, đào tạo nghề nông nghiệp được tổ chức giúp người dân nâng cao thu nhập
Đời sống

Vực dậy vùng lõi nghèo

Bằng sự quyết tâm, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, bên cạnh những chính sách phù hợp, hiệu quả, đặc biệt là sự chung sức đồng lòng của người dân, huyện nghèo A Lưới đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận thoát khỏi huyện nghèo quốc gia năm 2024, vượt trước kế hoạch đề ra 1 năm. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Lãnh đạo tỉnh tặng bằng khen cho các đơn vị xuất sắc hoàn thành vượt dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024 trước 2 tháng. Ảnh: VĂN KỲ
Địa phương

Tạo môi trường thuận lợi, duy trì đối thoại thường xuyên với doanh nghiệp

Với quyết tâm phấn đấu chỉ tiêu GRDP đạt 2 con số, dự kiến tổng thu ngân sách nhà nước năm 2024 tỉnh Khánh Hòa cần đạt 20.073 tỷ đồng, vượt 20,3% so với dự toán. Để đạt được kết quả này, toàn ngành Tài chính quyết tâm, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ, giải pháp; tập trung tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, cải cách tối đa thủ tục hành chính, duy trì đối thoại thường xuyên với cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt khó khăn và có phương án hỗ trợ…

TP.Hà Nội: Cải thiện tiến độ giải ngân để đạt kết quả cao nhất khi kết thúc năm ngân sách
Địa phương

TP.Hà Nội: Cải thiện tiến độ giải ngân để đạt kết quả cao nhất khi kết thúc năm ngân sách

Năm 2024, thành phố Hà Nội được giao giải ngân vốn đầu tư công 81.033 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, việc triển khai kế hoạch đầu tư công đã có chuyển biến tích cực, lũy kế giải ngân vốn đầu tư công đến hết quý III năm 2024 của thành phố về giá trị tuyệt đối đứng thứ hai cả nước và cao hơn cùng kỳ năm 2023.

Giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Nam Định.
Trên đường phát triển

Nâng chất lượng, tăng hiệu quả trong cải cách hành chính

Trong 9 tháng năm 2024, tỉnh Nam Định đã thực hiện hiệu quả Bộ Chỉ số Chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử (Bộ chỉ số), đứng trong top 10 trên toàn quốc. Nhưng riêng tháng 9 và 10, kết quả thực hiện bộ chỉ số này lại bị hạ xuống đứng thứ 21 và 34/63 tỉnh, thành phố. Hiện, tỉnh đang nỗ lực đưa nhiều giải pháp tháo gỡ để nhanh chóng lấy lại vị trí top đầu của cả nước.

Hiệu quả từ các mô hình khuyến nông
Trên đường phát triển

Hiệu quả từ các mô hình khuyến nông

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai hiệu quả chương trình khuyến nông thông qua việc xây dựng trình diễn các mô hình, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho bà con nông dân. Nhờ đó, đã giúp tăng năng suất cây trồng, vật nuôi từ 20 - 25%, cho hiệu quả kinh tế tăng khoảng 30 - 35%, hạn chế dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường và bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm…

Phân cấp, ủy quyền, tránh cứng nhắc
Ý kiến đại biểu

Phân cấp, ủy quyền, tránh cứng nhắc

Từ thực tiễn quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT) tại thành phố Hải Phòng, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) đề xuất việc phân cấp, ủy quyền cho UBND thành phố được chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, khu chế xuất phù hợp với quy hoạch; việc đầu tư thành lập các KCN trên địa bàn thành phố không thuộc trường hợp phải áp dụng điều kiện về tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN trên địa bàn đạt tối thiểu 60%...

Khánh Hòa dẫn đầu tăng trưởng mức độ quan tâm, khởi động chu kỳ mới của thị trường
Địa phương

Khánh Hòa dẫn đầu tăng trưởng mức độ quan tâm, khởi động chu kỳ mới của thị trường

Trong 9 tháng đầu năm 2024, mức độ quan tâm đối với bất động sản tại các tỉnh ven biển đã tăng trưởng tích cực so với năm 2023 trên tất cả các thị trường, trong đó Khánh Hòa dẫn đầu với mức tăng đáng kể. Đây là kết quả từ dữ liệu big data của batdongsan.com.vn, được công bố trong buổi báo cáo giữa tháng 10 vừa qua.

Long An tăng cường thu hút đầu tư những dự án chuyển đổi xanh, công nghệ cao
Địa phương

Long An: Tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư tại châu Âu

Thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024, tỉnh Long An tổ chức Đoàn công tác do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được làm Trưởng đoàn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư tại Pháp, Bỉ, Đức từ ngày 11 – 21.11.2024 theo lời mời của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh: THẾ ANH
Địa phương

Phát huy tinh thần “Đồng khởi” xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

Ghi nhớ chiến công sáng ngời, vẻ vang của phong trào Đồng khởi giải phóng một phần nông thôn, đồng bằng tỉnh Khánh Hòa, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Diên Khánh cần tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần “đồng khởi”, truyền thống quê hương anh hùng, quyết tâm chính trị cao, ra sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.

Sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất cây ăn trái mang thương hiệu của Huyện Krông Pắc
Địa phương

Sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất cây ăn trái mang thương hiệu của Huyện Krông Pắc

Chiều 8.11, UBND huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024, triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2025; gặp mặt các cơ quan báo chí và cá nhân, doanh nghiệp có đóng góp trong sản xuất, tiêu thụ sầu riêng huyện Krông Pắc.

Tôm nuôi dưới tán rừng được thị trường thế giới đánh giá cao
Trên đường phát triển

Cà Mau phát triển bền vững nuôi tôm rừng sinh thái

Tôm rừng Cà Mau được nuôi theo phương pháp sinh thái, không sử dụng hóa chất và kháng sinh, tạo ra sản phẩm sạch và an toàn. Mô hình này giúp bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn, góp phần ngăn chặn xói lở và bảo vệ đa dạng sinh học, với chi phí sản xuất và quy trình kiểm soát nghiêm ngặt nên tôm rừng sinh thái được thị trường châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều nước đánh giá cao, mang lại giá trị kinh tế rất lớn không chỉ với kinh tế Cà Mau, mà còn với thị trường thế giới.

Đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 10 khu công nghiệp (KCN) được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng diện tích đất quy hoạch hơn 2.464ha. Trong đó, 8 KCN hiện đã đi vào hoạt động và thu hút các dự án đầu tư thứ cấp.