Hiệu quả từ các mô hình khuyến nông

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai hiệu quả chương trình khuyến nông thông qua việc xây dựng trình diễn các mô hình, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho bà con nông dân. Nhờ đó, đã giúp tăng năng suất cây trồng, vật nuôi từ 20 - 25%, cho hiệu quả kinh tế tăng khoảng 30 - 35%, hạn chế dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường và bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm…

Nhiều địa phương hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Tại huyện Mê Linh, huyện đã triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của Trung ương, thành phố cũng như của huyện. Hiện nay, huyện đang duy trì và phát triển các vùng trồng trọt chuyên canh ổn định có quy mô từ 20ha/vùng trở lên, như sản xuất lúa chất lượng cao tại các xã Liên Mạc, Tam Đồng, Tự Lập, Thanh Lâm; cây ăn quả ở các xã Hoàng Kim, Chu Phan...

Đại diện phòng Kinh tế huyện Mê Linh cho biết, một số vùng sản xuất, nông dân đã dần chuyển dịch từ cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang cây trồng có giá trị kinh tế cao, như: ngô thu bắp non, cây rau, hoa hồng thế, hoa trồng chậu, hoa thảm, hoa ly... Việc sử dụng công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất, như hệ thống nhà màng, nhà lưới, tự động... đã từng bước đáp ứng nhu cầu sản phẩm ngày càng cao của thị trường và nâng cao thu nhập cho người dân.

Trong thời gian tới, huyện tiếp tục đầu tư, phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, sản xuất theo hướng an toàn, VietGAP... Huyện cũng hỗ trợ nông dân xây dựng chuỗi liên kết giá trị sản phẩm; tham gia chương trình xúc tiến thương mại để giới thiệu sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện đến tay người tiêu dùng.

kn-2.png
Mô hình sản xuất rau tại Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Tàm Xá (huyện Đông Anh). Ảnh: Đức Minh

Còn trên địa bàn huyện Đông Anh hiện có hơn 800ha rau tập trung, trong đó 600ha được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn; 12 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sơ chế rau an toàn với diện tích nhà sơ chế 776m2; 2 cơ sở được cấp giấy chứng nhận VietGAP; 35 hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, rau hữu cơ. Người dân đã chủ động chuyển đổi sang sản xuất rau an toàn, các vùng rau của huyện đều tuân thủ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quy định, đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Các mô hình sản xuất rau theo chuỗi của Đông Anh đã thành công và mở hướng đi đúng trong nông nghiệp sạch và bền vững, cho hiệu quả từ 300 đến 500 triệu đồng/ha/năm, tùy từng mô hình sản xuất, canh tác...

Bên cạnh đó, huyện Đông Anh cũng tập trung vào các mô hình kinh tế nông nghiệp xanh, sạch và dịch vụ nông nghiệp. Xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm sản xuất phải bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân nên huyện sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy sản xuất, kết nối tiêu thụ rau an toàn, phát triển các vùng sản xuất rau an toàn tập trung.

Liên kết tiêu thụ sản phẩm, thay đổi tư duy sản xuất cho người dân

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tạ Văn Tường, để các mô hình khuyến nông tiếp tục phát huy hiệu quả, các đơn vị chức năng cần chọn các mô hình gắn với nhu cầu thực tế của người dân và phù hợp với định hướng phát triển của ngành nông nghiệp thủ đô.

Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân; triển khai hỗ trợ cây, con, giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng bệnh… Từ đó, hình thành các tổ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất cũng như phát triển thương hiệu, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế và thay đổi tư duy sản xuất cho người dân.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho biết, các mô hình khuyến nông đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân với việc áp dụng khoa học, công nghệ kỹ thuật, giúp người dân thay đổi tư duy, phương thức sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cũng tổ chức, nghiệm thu, đánh giá kết quả để rút kinh nghiệm và mô hình nào hiệu quả sẽ nhân rộng ra các địa phương khác. Đây là một trong những hoạt động quan trọng để thúc đẩy quá trình xây dựng, khuyến khích người nông dân thực hiện những hình thức liên kết, nhân rộng vùng sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chuẩn VietGap và thực hiện đồng bộ quy trình trên diện rộng, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, đáp ứng yêu cầu cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, Hà Nội đã và đang tập trung nguồn lực đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, sạch, hữu cơ, kinh tế tuần hoàn gắn với công nghiệp chế biến nông sản và kết nối bền vững với chuỗi giá trị toàn cầu.

(Trang thông tin có sự phối hợp của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội)

Trên đường phát triển

Xưởng xe tơ của gia đình thôn Cổ Chất 1
Địa phương

Xây dựng thương hiệu, bảo tồn tinh hoa làng nghề

Nam Định là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống đã đăng ký nhãn hiệu tập thể, trong đó phải kể đến nghề ươm tơ dệt lụa; tuy nhiên, nghề ươm tơ dệt lụa hiện đang có nguy cơ mai một và tỉnh Nam Định đang khẩn trương triển khai Dự án Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho làng nghề Cổ Chất, với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tinh hoa của nghề truyền thống này. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong Kế hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2021 - 2030 của UBND tỉnh Nam Định.

Vùng cao Thái Nguyên giảm nghèo nhanh nhờ hỗ trợ sinh kế
Trên đường phát triển

Vùng cao Thái Nguyên giảm nghèo nhanh nhờ hỗ trợ sinh kế

Đến hết năm 2024, toàn tỉnh Thái Nguyên có 100% xã thuộc 3 thành phố và 5 huyện đạt chuẩn NTM. Tại huyện vùng cao Võ Nhai, còn 5 xã đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập, sớm hoàn thành các tiêu chí NTM trong những năm tới. Trong năm, huyện đã dành hơn 9 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

Áp dụng công nghệ sản xuất chè vụ đông
Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè vụ đông

Thị trường tiêu thụ và giá bán chè dịp cuối năm luôn ở mức cao, vì vậy hầu hết các hộ sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để những vườn chè tiếp tục trổ búp bất chấp thời tiết lạnh giá.

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỉ đồng cho công nghiệp hỗ trợ. ẢNh: ITN
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỷ đồng cho công nghiệp hỗ trợ

Nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, điển hình là Quyết định số 3663/QĐ-UBND về ban hành chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, với tổng số tiền hỗ trợ trên 94,7 tỷ đồng.

Xây dựng kinh tế xanh là lựa chọn tất yếu
Địa phương

Xây dựng kinh tế xanh là lựa chọn tất yếu

Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là lựa chọn tất yếu để vừa đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, vừa góp phần bảo đảm cho người dân thành phố một môi trường sống lành mạnh và vì sự phát triển bền vững.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hút đầu tư tăng gấp đôi, hướng tới phát triển đột phá trong năm 2025
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hút đầu tư tăng gấp đôi, hướng tới phát triển đột phá trong năm 2025

Năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt nhiều thành tựu nổi bật nhờ sự lãnh đạo quyết liệt, đồng bộ và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều tăng trưởng mạnh, tạo nền tảng vững chắc để tỉnh tiếp tục phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Ninh Thuận cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh
Trên đường phát triển

Ninh Thuận cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh

Một trong những quan điểm chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Ninh Thuận năm 2024 là “Lấy doanh nghiệp là trung tâm, là động lực và mục tiêu cho sự phát triển, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân”. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ nét, chỉ số PCI năm 2023 của tỉnh đạt 69,10 điểm, tăng 3,67 điểm, tăng 38 bậc so với năm 2021 và tăng 19 bậc so với năm 2022, xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 2/14 tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất.

Bình Dương thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ bền vững, đi vào chiều sâu
Trên đường phát triển

Bình Dương thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ bền vững, đi vào chiều sâu

Hiệu quả phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương dù đã được cải thiện đáng kể, song, vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu nguyên phụ liệu cho sản xuất trong nước cả về số lượng lẫn chất lượng. Ở giai đoạn mới, Bình Dương tiếp tục quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ, sớm hoàn chỉnh quy hoạch vùng nguyên phụ liệu và vùng công nghiệp hỗ trợ, cùng với đó nâng dần tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Thái Nguyên: Huyện Võ Nhai đào tạo nghề, trao sinh kế
Địa phương

Thái Nguyên: Huyện Võ Nhai đào tạo nghề, trao sinh kế

Là huyện miền núi, tỷ lệ hộ nghèo cao, những năm qua, cùng với thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển KT-XH, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đổi mới theo hướng gắn với nhu cầu thực tiễn. Có kiến thức, nhiều hộ có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, tạo động lực thoát nghèo bền vững.

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển

Năm 2024, mặc dù phải hứng chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 nhưng dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố Hải Phòng đạt trên 11% - năm thứ 10 liên tiếp duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số; đã hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; thành lập thành phố Thủy Nguyên, quận An Dương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng được Quốc hội thông qua… Những nhiệm vụ tưởng chừng như không thể đã làm được, mang ý nghĩa lịch sử, tạo động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển của thành phố.

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ
Trên đường phát triển

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

Với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo cụm liên kết ngành, phấn đấu đưa tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực về công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tỉnh Quảng Nam tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, nguyên liệu… tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt sản xuất. Đồng thời, chú trọng vấn đề thu hút đầu tư và nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp trên địa bàn.

Lực lượng đoàn viên thanh niên thành phố Vĩnh Yên hướng dẫn người dân cài đặt định danh điện tử
Trên đường phát triển

Thành phố Vĩnh Yên bứt phá trong chuyển đổi số

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thành phố Vĩnh Yên cũng như các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có bước đi đột phá, sáng tạo. Trong đó, đột phá về chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đưa thành phố này vươn mình mạnh mẽ…

“Vườn ươm" hạt giống đỏ
Địa phương

“Vườn ươm" hạt giống đỏ

“Vườn ươm hạt giống đỏ” là cụm từ được nhiều người dân Yên Bái sử dụng để nói về Đề án số 11-ĐA/TU về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” (Đề án số 11) của Tỉnh ủy Yên Bái ban hành năm 2018. Sau 5 năm triển khai, từ vườn ươm mang tên Đề án số 11, nhiều cán bộ trẻ của tỉnh ngày càng trưởng thành với năng lực chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt. Đề án 11 cũng được coi như “cú hích” thay đổi tư duy, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh Yên Bái trong công tác cán bộ hiện nay.