Quản lý các Khu công nghiệp, Khu kinh tế

Phân cấp, ủy quyền, tránh cứng nhắc

Từ thực tiễn quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT) tại thành phố Hải Phòng, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) đề xuất việc phân cấp, ủy quyền cho UBND thành phố được chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, khu chế xuất phù hợp với quy hoạch; việc đầu tư thành lập các KCN trên địa bàn thành phố không thuộc trường hợp phải áp dụng điều kiện về tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN trên địa bàn đạt tối thiểu 60%...

ban-sao-1.jpg
Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C Hải Phòng (Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải) nhìn từ trên cao. Ảnh: Chúc Tri

Nghị định số 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý KCN, KKT thay thế Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, trong đó có một số nội dung đổi mới được xem như một bước đột phá về cơ chế chính sách, kịp thời tháo gỡ những “nút thắt”, khơi thông phát triển các KCN, KKT. Tuy nhiên, theo ĐBQH Lã Thanh Tân, quá trình thực hiện vẫn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc. Ban Quản lý các KCN, KKT là cơ quan hành chính trực thuộc UBND có chức năng kiểm tra giám sát nhưng lại chưa được phân cấp ủy quyền chức năng xử phạt hành chính đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý. Mặt khác, việc phân cấp, ủy quyền trên các lĩnh vực còn rất hạn chế, chưa thực chất.

Phân cấp, ủy quyền chấp thuận chủ trương đầu tư

Về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án KCN, đối với thành phố Hải Phòng, các KCN trên địa bàn hiện đóng vai trò rất quan trọng. Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 24.1.2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 30-NQ/TW ngày 23.11.2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đều xác định mục tiêu, nhiệm vụ rất lớn đối với thành phố Hải Phòng: phải trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững. Do đó, việc đẩy mạnh phát triển các KCN trên địa bàn rất cần thiết và phù hợp.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 14 KCN đã được thành lập, với tổng diện tích 6.100ha và 1 KKT với tổng diện tích 22.540ha; tiến độ đầu tư xây dựng và kinh doanh, lấp đầy KCN khá nhanh. Luỹ kế đến nay, đã thu hút 802 dự án đầu tư với tổng vốn lên tới 41 tỷ USD, trong số đó, có nhiều dự án lớn của các tập đoàn đa quốc gia, có giá trị gia tăng cao, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội thành phố nói riêng, vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước nói chung như Tổ hợp dự án của Tập đoàn LG (Hàn Quốc) với tổng vốn đăng ký đạt 8,24 tỷ USD; Tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast với tổng vốn đầu tư 175.000 tỷ đồng (tương đương 7,6 tỷ USD); Tập đoàn Bridgestone với tổng vốn 1,224 tỷ USD; Công ty Pegatron với tổng vốn 800 triệu USD…

Các điều kiện thành lập KCN đã được quy định cụ thể tại Luật Đầu tư và Điều 9 Nghị định 35/2022/NĐ-CP nhưng việc thành lập các KCN hiện nay thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ và do Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì tiếp nhận hồ sơ, thẩm định theo quy định. Thực tế, dù đã được các bộ, ngành rất quan tâm nhưng thời gian thực hiện tương đối dài; chưa được phân cấp cho các địa phương để tăng thêm tính chủ động, bảo đảm phù hợp với nhu cầu và thực tiễn quản lý, phát triển của địa phương.

Trước yêu cầu đó, ĐBQH Lã Thanh Tân đề nghị Thủ tướng Chính phủ phân cấp, ủy quyền cho UBND thành phố Hải Phòng được chấp thuận chủ trương đầu tư đối với Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất phù hợp với quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn thành phố, nhằm giảm bớt các quy trình, thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí; đồng thời, bảo đảm phù hợp nhu cầu và thực tiễn phát triển của thành phố. Để bảo đảm sự phù hợp các quy định pháp luật liên quan, cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan trước khi tổng hợp, báo cáo UBND thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư.

Không phải áp dụng điều kiện tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60%

Đối với điều kiện tỷ lệ lấp đầy (Khoản 6 Điều 9 Nghị định 35/2022/NĐ-CP) hiện nay, trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 14 KCN đã được thành lập, với tổng diện tích 6.100ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN khoảng 65%. Nếu tính theo diện tích đất đã được giao, không tính diện tích lấn biển nhưng chưa san lấp tạo lập mặt bằng, tỷ lệ lấp đầy bình quân đạt khoảng 84%. Với tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN trên địa bàn thành phố như trên, hiện thành phố chỉ có thể thành lập thêm 1 - 2 KCN, giai đoạn đến 2030 dự kiến thành lập được thêm 3 - 4 KCN; không thể chủ động đáp ứng được yêu cầu về mặt bằng để kịp thời thu hút các nhà đầu tư.

ĐBQH Lã Thanh Tân nhấn mạnh: việc đầu tư xây dựng và phát triển các KCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng có đặc thù về việc lấn biển, có thời gian thực hiện dài (do vướng mắc trong các thủ tục giao mặt biển, các yêu cầu về đầu tư tuyến đê biển, san lấp mặt bằng ảnh hưởng do giá cát san lấp tăng cao…); nhưng khi được đầu tư xây dựng thì tiến độ nhanh, hầu như diện tích được giao đều được lấp đầy trong thời gian ngắn; các KCN trong quy hoạch hiện đều đã có các nhà đầu tư quan tâm, đề xuất.

Từ thực tế trên, ĐBQH Lã Thanh Tân đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận: “Việc đầu tư thành lập các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng không thuộc trường hợp phải áp dụng điều kiện về tỷ lệ lấp đầy bình quân các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đạt tối thiểu 60% theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế”; hoặc chỉ đạo các Bộ, ngành nghiên cứu, xem xét lại quy định về tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN trên địa bàn, trong đó đánh giá đầy đủ về các điều kiện đặc thù, thực tế triển khai và các yêu cầu cụ thể về phát triển của từng địa phương. Đồng thời, xem xét áp dụng các chế tài kinh tế như tiền đặt cọc, bảo lãnh ngân hàng… đối với các chủ đầu tư khu công nghiệp thay cho quy định tỷ lệ lấp đầy 60% cứng nhắc như trên.

“Một cửa, tại chỗ” thực chất

Theo Nghị định số 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý KCN, KKT, Ban Quản lý KKT được phân cấp, ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ về môi trường, bao gồm: “Tổ chức, thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế”. Tuy nhiên, việc phân cấp, ủy quyền này đang vướng mắc với các quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường 2020 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, dẫn đến hiệu quả quản lý về công tác bảo vệ môi trường chưa cao, chưa đủ là một cơ quan có đầy đủ thẩm quyền ổn định bảo đảm thực hiện mô hình “Một cửa, tại chỗ” để tạo niềm tin và đáp ứng hiệu quả các yêu cầu thu hút và quản lý các nhà đầu tư.

Do đó, việc ban hành Luật về KCN, KKT (theo đó, ưu tiên đề xuất việc thực hiện phân cấp, phân quyền thay cho cơ chế ủy quyền) sẽ tập trung thống nhất đầu mối thực hiện thủ tục hành chính tại địa bàn các KCN, KKT; tạo điều kiện thuận lợi lớn cho doanh nghiệp, đúng theo tinh thần và xu hướng tăng cường thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” thực chất, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư và yêu cầu phát triển chung - ĐBQH Lã Thanh Tân nhấn mạnh.

Về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, Ban Quản lý KKT Hải Phòng chỉ thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, giám sát đầu tư đối với các dự án trong các KCN, KKT trên địa bàn thành phố; không được phân cấp, ủy quyền về chức năng thanh tra, không có chức năng xử phạt vi phạm hành chính nên công tác quản lý các doanh nghiệp, dự án trong KKT Đình Vũ - Cát Hải và các KCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng chưa đạt hiệu quả cao.

Ý kiến đại biểu

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Muốn đi xa và đi nhanh, vùng đất “chín rồng” không thể thiếu đôi ray sắt làm trụ cột
Chính trị

Nghẽn mạch hiện tại và hướng đi bứt phá

TS. Trần Văn Khải, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long - vùng đất hơn 18 triệu dân (chiếm 19% dân số cả nước) với quy mô kinh tế khoảng 970 nghìn tỷ đồng (gần 12% GDP) - hiện không có một km đường sắt nào. Toàn vùng chỉ biết trông cậy vào quốc lộ và hệ thống sông ngòi chằng chịt để vận chuyển, gây áp lực khổng lồ lên hạ tầng hiện hữu.

Phân quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một số chính sách chưa được pháp luật quy định
Ý kiến đại biểu

Phân quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một số chính sách chưa được pháp luật quy định

Góp ý hoàn thiện các quy định của dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) ngày 15.2, một số ý kiến của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng, cần nghiên cứu bổ sung quy định về tăng phân quyền cho chính quyền địa phương có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện thí điểm một số chính sách chưa được pháp luật quy định.

Bảo đảm tính gắn kết giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Quốc hội và các luật liên quan
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm tính gắn kết giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Quốc hội và các luật liên quan

Phát biểu thảo luận tại tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) sáng 13.2, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng, quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền là cần thiết bảo đảm tính gắn kết giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Quốc hội, giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các luật liên quan đến trình tự tố tụng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Tinh gọn bộ máy mới có thể tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển

Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã hoàn thiện hơn các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành. Ghi nhận kết quả này, song theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, trong hai dự thảo Luật có những quy định liên quan đến người dân và doanh nghiệp, do đó cần tiếp tục rà soát kỹ, bảo đảm không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, quyền lợi của người dân và hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, tinh gọn bộ máy mới có thể tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam)
Quốc hội và Cử tri

Bổ sung quy trình rút gọn linh hoạt hơn, bảo đảm phản ứng nhanh với tình hình thực tế

Sáng nay, 12.2, ngay sau phiên khai mạc, Quốc hội tiến hành các phiên họp Tổ, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Thảo luận tại Tổ 18 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Nam, Thanh Hóa, Trà Vinh), khẳng định dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội trình Quốc hội lần này có nhiều điểm tích cực, trực tiếp phục vụ nhiệm vụ tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, song qua nghiên cứu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải nhận thấy, một số quy định trong dự thảo có thể tạo ra hạn chế hoặc thách thức trong thực tiễn thực hiện.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa
Diễn đàn Quốc hội

Nghị quyết 57 - lời hiệu triệu, mệnh lệnh với đội ngũ trí thức, nhà khoa học

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thực sự là một bước ngoặt quan trọng trong việc định hướng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại nước ta. Khẳng định điều này, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa nêu rõ, đây là lời hiệu triệu, mệnh lệnh đối với toàn thể đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài cũng như mọi tầng lớp nhân dân tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới và chuyển đổi số.

Động lực xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại
Ý kiến đại biểu

Động lực xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn khảo sát của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện Luật Điện ảnh, các đại biểu nhấn mạnh, để xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại, có khả năng cạnh tranh ở khu vực và quốc tế, Thành phố cần có kế hoạch, đề án cụ thể, phát huy thế mạnh trong phát triển điện ảnh trên địa bàn.

ĐBQH Nguyễn Phương Thuỷ phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư

Đánh giá dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho rằng, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong dự thảo luật. Trong đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư cũng như tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan được giao thẩm quyền quyết định.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Nhiều điểm mới có lợi cho người bệnh

Đánh giá về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) đánh giá dự thảo luật lần này có nhiều điểm mới đáng ghi nhận, từng bước mở thêm cơ chế thanh toán cho việc điều chuyển thuốc, thiết bị y tế giữa các cơ sở khi xảy ra tình trạng thiếu hụt.

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát
Ý kiến đại biểu

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

Thảo luận tại Hội trường sáng nay, 30.11, về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) cho rằng: việc dự thảo Luật đưa ra những quy định rất cụ thể về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - một cơ chế rất quan trọng đối với các lĩnh vực ngành nghề, công nghệ mới là rất mạnh dạn và cần thiết, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh hỗ trợ ngành công nghiệp này phát triển; đồng thời đề nghị tiếp tục tham khảo để hoàn thiện các quy định tốt nhất và phù hợp với điều kiện pháp luật ở Việt Nam.

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số
Ý kiến đại biểu

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số

Phát biểu tại Hội trường sáng 27.11, về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho rằng: cần có quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS), nhằm thể chế hóa Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tạo việc làm, đào tạo nghề đối với nông dân, cư dân nông thôn, thanh niên DTTS…

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ

Phát biểu tại phiên thảo luận Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng vẫn đang thiếu vắng các quy định nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, khai thác hiệu quả thế mạnh của giai đoạn dân số vàng nhằm vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” mà nhiều nước đang phát triển gặp phải.