Cà Mau phát triển bền vững nuôi tôm rừng sinh thái

Tôm rừng Cà Mau được nuôi theo phương pháp sinh thái, không sử dụng hóa chất và kháng sinh, tạo ra sản phẩm sạch và an toàn. Mô hình này giúp bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn, góp phần ngăn chặn xói lở và bảo vệ đa dạng sinh học, với chi phí sản xuất và quy trình kiểm soát nghiêm ngặt nên tôm rừng sinh thái được thị trường châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều nước đánh giá cao, mang lại giá trị kinh tế rất lớn không chỉ với kinh tế Cà Mau, mà còn với thị trường thế giới.

Giá trị kinh tế cao

Tận dụng tiềm năng và lợi thế vốn có với 3 mặt giáp biển, nhiều năm qua tỉnh Cà Mau đã chú trọng phát triển mô hình nuôi tôm rừng sinh thái tạo ra giá trị kinh tế, góp phần cải thiện đời sống và giữ gìn văn hóa truyền thống của cộng đồng. Đặc biệt, mô hình này bảo đảm lợi nhuận cao nhất cho người dân, khi đầu ra sản phẩm được doanh nghiệp chế biến cam kết thu mua toàn bộ với giá cao hơn giá thị trường 10 -20%.

tom-1.jpg
Tôm nuôi dưới tán rừng được thị trường thế giới đánh giá cao

Hiện nay, Cà Mau có khoảng 303.000ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích nuôi tôm khoảng 280.000 ha, nghề nuôi tôm hiện là sinh kế chính của bà con nông dân trong tỉnh, sản lượng tôm nuôi tăng bình quân hàng năm từ 6-8%, riêng năm 2023 sản lượng tôm nuôi đạt gần 230.000 tấn.

Nuôi tôm rừng sinh thái là một loại hình nuôi đáp ứng được 2 mục tiêu vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ được môi trường sinh thái để hướng tới một nghề nuôi bền vững thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu. Đây được xem là mô hình được các nhà khoa học đánh giá mang tính bền vững cao. Chính vì điều này, Cà Mau đã nhận được hỗ trợ từ nhiều tổ chức quốc tế trong phát triển nuôi trồng thủy sản...

Theo thông tin từ Chi cục Thủy sản Cà Mau, lợi ích của mô hình nuôi tôm rừng sinh thái ở Cà Mau mang lại lợi nhuận cao nhất cho người dân, việc phát triển nuôi tôm sinh thái còn mang lại nhiều lợi thế khác như nhà nông được nâng cao năng lực, trình độ nuôi tôm, đồng thời nhận thức được việc bảo vệ rừng là trách nhiệm và có thể đối thoại trực tiếp về giá cả với doanh nghiệp. Với chứng chỉ sinh thái được công nhận, bà con còn được hỗ trợ dịch vụ chăm sóc rừng. Cơ quan chức năng có điều kiện quản lý tốt vùng nuôi, tiết kiệm được chi phí quản lý, doanh nghiệp được chứng nhận quốc tế về vùng nuôi cho sản phẩm tôm sạch, có uy tín trên thị trường.

Khẳng định vị thế nhà cung cấp các sản phẩm thủy sản bền vững

Để phát triển mạnh và bền vững loại hình nuôi tôm rừng sinh thái, tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch từ nay đến năm 2030 chuyển toàn bộ gần 30.000ha diện tích nuôi tôm sang nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng và có trên 25.000ha nuôi tôm rừng sinh thái được chứng nhận. UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nhanh chóng tìm ra các giải pháp kỹ thuật để tăng năng suất cho loại hình nuôi tôm rừng sinh thái, xúc tiến nhanh việc tổ chức các chuỗi sản xuất liên kết, lấy doanh nghiệp xuất khẩu làm nòng cốt trong việc hỗ trợ nông dân trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, người dân được hướng dẫn trồng rừng, kỹ thuật nuôi tôm, hỗ trợ giống tôm chất lượng để tăng diện tích tôm - rừng hữu cơ tạo ra sản phẩm sạch bán được với giá cao.

tom.jpg
Sở NN và PTNT tỉnh Cà Mau đang cho mở rộng 4.000 - 5.000ha nuôi tôm rừng theo hướng chứng nhận hữu cơ

Theo Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Cà Mau Phan Hoàng Vũ, thương hiệu tôm rừng sinh thái của Cà Mau đã được các nước trên thế giới rất ưa chuộng. Trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Cà Mau, ngành hàng tôm sinh thái được chọn là một trong những ngành hàng tập trung ưu tiên phát triển. Đồng thời, chú trọng phát triển chuỗi giá trị tôm rừng sinh thái trên cả lĩnh vực nuôi tôm dưới tán rừng ngập mặn… Hiện, Sở đang cho mở rộng 4.000 - 5.000ha nuôi tôm rừng theo hướng chứng nhận hữu cơ. Đồng thời, tăng cường tập huấn, hướng dẫn người dân biện pháp bảo vệ môi trường; hỗ trợ trồng rừng bảo đảm đủ diện tích; xây dựng hệ thống thủy lợi, hạ tầng để đáp ứng yêu cầu vùng nuôi tôm rừng, bảo đảm các yêu cầu của đối tác về tôm rừng sinh thái của tỉnh.

Tôm rừng sinh thái Cà Mau giúp nâng cao uy tín của thương hiệu tôm Việt Nam trên thị trường thế giới. Đây là một lợi thế để Việt Nam khẳng định vị thế là nhà cung cấp các sản phẩm thủy sản bền vững, uy tín trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhờ những lợi ích này, tôm rừng sinh thái Cà Mau có giá trị không chỉ về kinh tế mà còn về môi trường và xã hội, đồng thời phù hợp với xu hướng tiêu dùng xanh, bền vững của thế giới.

Hiện, Cà Mau có khoảng 80.000ha rừng ngập mặn, trong đó có 30.000ha nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện có trên 20.000ha được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế (Naturland, EU Organic, Selva Shrimp, ASC, BAP,…); năng suất bình quân đạt từ 250-300 kg/ha/năm. Trong đó, huyện Ngọc Hiển có 14.010,49ha nuôi tôm được chứng nhận (cấp mới năm 2023); các tiêu chuẩn được chứng nhận gồm: Organic, Naturland, Selva shrimp, Eu... Cụ thể, tại vùng nuôi tôm rừng đã ký kết với Doanh nghiệp (Minh Phú, Camimex, Công ty xuất nhập khẩu Năm Căn...) thực hiện trên diện tích tại các Ban quản lý rừng phòng hộ Năm Căn (huyện Năm Căn), Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), Kiến Vàng (huyện Ngọc Hiển) và Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển đã hoàn thành chứng nhận (được 14.010,49ha/1.886 hộ).

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.