Quốc Oai nỗ lực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp

Huyện Quốc Oai là địa phương có nhiều thế mạnh về nông nghiệp, chính vì vậy huyện đã tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn để góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương.

Xây dựng các mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ

Đến nay, huyện đã quy hoạch thành công 3 khu chăn nuôi tập trung với tổng diện tích lên đến 104,8ha tại ba xã Cấn Hữu, Cộng Hòa và Tân Hòa. Những khu vực này đã được bố trí quỹ đất phù hợp cho chăn nuôi, hình thành các trang trại và gia trại chăn nuôi quy mô lớn, nằm ngoài khu dân cư, với số lượng nuôi từ 5.000 con gia cầm trở lên.

Đặc biệt, nuôi gà đẻ trứng đã mang lại thu nhập ổn định và cao cho các hộ chăn nuôi, hiện có khoảng 135 trang trại với sản lượng đạt 860.000 quả trứng mỗi ngày, chủ yếu cung cấp cho các thương lái và hợp tác ký kết với doanh nghiệp chế biến.

Thay vì tiếp tục duy trì tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, huyện đã khuyến khích việc hình thành các mô hình chăn nuôi quy mô lớn. Hiện tại, có 198 hộ đang nuôi gia cầm sinh sản và thịt với quy mô trên 1.000 con/lứa, tập trung chủ yếu tại các xã như Hòa Thạch, Cấn Hữu, Phú Cát, Phú Mãn và Sài Sơn.

kn-3.png
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng vùng trồng nhãn chuyên canh quy mô lớn tại xã Đại Thành, huyện Quốc Oai. Ảnh: H. S

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, Quốc Oai đã dành ra tổng diện tích 490ha cho các ao hồ chăn nuôi thủy sản chuyên canh. Huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người dân chuyển đổi sang mô hình nuôi trồng thủy sản lúa cá, với diện tích chuyển đổi ngày càng tăng qua các năm. Người dân đã chủ động áp dụng các giống cá có chất lượng, năng suất cao như cá chép, cá trắm và cá rô phi đơn tính để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, huyện Quốc Oai đã xây dựng các mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ, lấy tổ chức nông dân (Chi hội/HTX/Hội) tại các vùng chăn nuôi tập trung làm trọng tâm. Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đầu vào cũng như doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tham gia vào chuỗi từ chăn nuôi, trồng trọt đến tiêu thụ sản phẩm.

Trong 9 tháng năm nay, huyện đã phát triển thêm các chuỗi liên kết thịt lợn, gà và sản phẩm từ gà, vịt (trứng) giữa các hộ chăn nuôi tại xã Cấn Hữu và HTX Nông sản thực phẩm Thành An, xã Cộng Hòa. Huyện cũng đã hỗ trợ hình thành 2 mô hình chuyên canh, bao gồm mô hình 10ha sen tại xã Cộng Hòa và mô hình trồng các loại cây dược liệu, cây măng, cây ớt và cây xoài keo xuất khẩu.

Hiện tại, trên địa bàn huyện đang triển khai 6 mô hình trồng trọt, như chuyển đổi chuyên canh nhãn chín muộn tại xã Đại Thành, phát triển mô hình bưởi tại các xã vùng bãi sông Đáy (Sài Sơn, Yên Sơn), mô hình rau an toàn tại Cộng Hòa và Nghĩa Hương, vùng sản xuất chè tập trung, mô hình lúa chất lượng cao áp dụng mạ khay cấy máy, và mô hình trồng hoa cây cảnh tại thị trấn Quốc Oai. Tổng diện tích đã chuyển đổi sang các mô hình sản xuất khoảng 820ha, với giá trị sản phẩm canh tác trên đất nông nghiệp tăng đáng kể từ 120 - 140 triệu đồng/ha lên 300 - 400 triệu đồng/ha/năm.

Phát triển vùng cây ăn quả chất lượng cao

Xã Đại Thành, huyện Quốc Oai được quy hoạch vùng chuyển đổi trồng cây ăn quả với diện tích hơn 160ha, chủ yếu là nhãn chín muộn. Đến năm 2024, toàn xã đã phát triển được hơn 100ha nhãn chín muộn cho thu hoạch.

Ông Lý Đình Quang, thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Đại Thành cho biết, gia đình ông trồng 8 sào nhãn, cho thu hoạch ổn định 18 - 20 năm nay. Những năm được mùa, gia đình thu được 5 - 7 tấn quả, với giá bán buôn 45.000 đồng/kg, tính ra cho thu nhập đạt 240 - 280 triệu đồng/năm, lợi nhuận gấp 4 lần cấy lúa và trồng cây rau màu khác.

Để bảo vệ diện tích trồng nhãn chín muộn 160ha theo đề án chuyển đổi đã được phê duyệt, Hợp tác xã Nông nghiệp Đại Thành đề xuất UBND huyện Quốc Oai quy hoạch vùng chuyên canh nhãn quy mô lớn và hỗ trợ kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng (mương thoát nước, điện chiếu sáng, giao thông…) trong vùng chuyển đổi; mở các lớp tập huấn, nâng cao kỹ thuật chăm sóc cho các hộ dân để nhãn ra hoa, đậu nhiều quả và các biện pháp ứng phó với diễn biến tiêu cực của thời tiết ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của nhãn…

Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng vùng trồng nhãn chuyên canh quy mô lớn theo tiêu chuẩn VietGAP; đồng thời hỗ trợ đầu tư hệ thống bảo quản, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp… nhằm bảo tồn, phát triển bền vững vùng trồng nhãn chín muộn này.

(Trang thông tin có sự phối hợp của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội)

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng kiểm tra tiến độ thi công dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 (TP Móng Cái)
Trên đường phát triển

Quảng Ninh gỡ khó cho các dự án trọng điểm ngoài ngân sách

Tỉnh Quảng Ninh hiện đang triển khai các biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhiều dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư ngoài xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mục tiêu của tỉnh là sớm đưa các dự án này vào triển khai xây dựng, tạo ra những dư địa phát triển mới.

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng
Trên đường phát triển

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng

Nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng gay gắt, tỉnh Nam Định đã và đang chủ động đầu tư hạ tầng năng lượng hiện đại. Với tầm nhìn chiến lược và khát vọng đổi mới, địa phương đặt mục tiêu bảo đảm nguồn điện ổn định, bền vững - yếu tố then chốt để thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bảo đảm chỉ tiêu thu ngân sách năm 2025 tăng ít nhất 10%
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung nguồn lực bứt phá kinh tế từ 17 nghị quyết mới thông qua

Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 vừa thông qua 17 nghị quyết quan trọng liên quan đến các lĩnh vực đất đai, xây dựng, ngân sách, đầu tư công, văn hóa - xã hội. Đây được xem là những quyết sách có ý nghĩa đặc biệt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo.