Hệ thống khuyến nông Hà Nội

Giữ vững vai trò cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, hệ thống khuyến nông Hà Nội đã làm tốt vai trò hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật đến nông dân, khẳng định vai trò bảo đảm song song giữa sản xuất với tiêu thụ nông sản, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.

Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông

Bên cạnh việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến nông dân, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, các mô hình khuyến nông đã thay đổi tư duy sản xuất của người dân, từ nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất an toàn, từng bước phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững.

Gia đình ông Nguyễn Duy Hùng ở xã Trung Tú (huyện Ứng Hòa) có 1ha chăn nuôi thủy sản và dù có thâm niên hơn 20 năm nuôi cá thương phẩm nhưng vẫn canh cánh nỗi lo cá bị dịch bệnh. “Được cán bộ khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật, từ xử lý nước trong ao nuôi đến cách chọn con giống, chăm sóc cá theo quy trình VietGAP, nên cá lớn nhanh, kháng bệnh tốt. Sau 5 tháng nuôi, đàn cá tăng trưởng tốt, khỏe mạnh, đồng đều, không xảy ra dịch bệnh, năng suất đạt hơn 12 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn từ 10% đến 15% so với nuôi cá thông thường,” ông Hùng phấn khởi chia sẻ.

v1.jpg
Mô hình trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao tại xã Phù Lưu, huyện Ứng Hòa cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: B. M

Những tín hiệu tích cực cũng đến từ xã Tích Giang (huyện Phúc Thọ) khi mô hình khuyến nông giúp người dân sản xuất ra sản phẩm tốt hơn đồng thời nâng cao thu nhập. Gia đình ông Kiều Bình Thanh đã được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội hỗ trợ vay vốn, giới thiệu khoa học kỹ thuật để trồng hơn 1 mẫu hoa ly, cúc và hoa chậu, hoa bầu, hoa treo trang trí, hoa thảm, hoa cắt ghép. Nhờ áp dụng hệ thống nhà kính và công nghệ tưới tự động, hoa của gia đình ông Thanh đã đạt năng suất và chất lượng cao, mang lại thu nhập hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho biết thời gian qua, cán bộ khuyến nông địa phương đã thực hiện tốt vai trò tư vấn, chuyển giao khoa học và kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, đồng thời kết nối sản xuất với thị trường tiêu thụ. Các tổ khuyến nông luôn sát cánh cùng nông dân, bảo đảm phương châm "ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông."

Người dân đã biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả, giúp thúc đẩy nền nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Điều này góp phần gia tăng giá trị sản xuất, hình thành các vùng sản xuất lớn như 200 vùng trồng lúa tập trung (diện tích từ 50ha đến 300ha mỗi vùng), 5.044ha rau an toàn, hơn 50ha rau hữu cơ, và gần 50 khu vực chuyên canh hoa chất lượng cao.

Đẩy mạnh mô hình tổ khuyến nông cộng đồng

Để tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho biết trung tâm sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Các hoạt động trọng tâm bao gồm xây dựng mô hình trình diễn, tổ chức các chương trình đào tạo và tập huấn, nhằm hình thành các vùng sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị, từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Các vùng sản xuất này không chỉ đáp ứng nhu cầu nông sản an toàn cho thị trường trong nước mà còn hướng tới mục tiêu xuất khẩu.

Bên cạnh đó, trung tâm cũng theo sát các hoạt động tại cơ sở để kịp thời xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện, đồng thời tích luỹ thêm kinh nghiệm thực tế để phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đội ngũ cán bộ khuyến nông được nâng cao trình độ về kỹ năng và phương pháp mới, nhằm hỗ trợ tối đa cho nông dân trong quá trình sản xuất.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, thành phố sẽ củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức khuyến nông theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; kiện toàn hệ thống khuyến nông cơ sở theo mô hình tổ khuyến nông cộng đồng.

Với chủ trương hợp nhất 3 đơn vị cấp huyện (trạm chăn nuôi và Thú y, trạm trồng trọt và BVTV, trạm khuyến nông) thành Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp trực thuộc UBND huyện quản lý, TP. Hà Nội đã chuyển giao 18 trạm khuyến nông về huyện theo kế hoạch, đây là một thách thức không nhỏ với ngành khuyến nông ở Hà Nội để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố; sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, hoạt động khuyến nông đang có nhiều thay đổi tích cực.

Các mô hình được chia thành 8 nhóm chính như: phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; phát triển sản xuất rau, hoa, quả, theo hướng hữu cơ, VietGAP, ứng dụng công nghệ cao; sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, phù hợp với nhu cầu thị trường; phát triển cơ giới hóa; phát triển liên kết sản xuất chăn nuôi gia cầm gắn với tiêu thụ sản phẩm; phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng nâng cao giá trị và thích ứng với biến đổi khí hậu; chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh, giảm thiểu tác động đến môi trường; nuôi thủy sản theo phương pháp VietGAP; nuôi thủy sản áp dụng công nghệ cao; nuôi các đối tượng thủy đặc sản khôi phục nguồn lợi thủy sản nội đồng; nuôi thủy sản lồng bè.

Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương, trong thời gian tới, ngành khuyến nông Hà Nội tiếp tục bám sát định hướng, chỉ đạo của Trung ương và thành phố về nông nghiệp và phát triển nông thôn; tuyên truyền chủ trương, chính sách thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025; giới thiệu các sản phẩm nông sản chủ lực, các sản phẩm theo chuỗi trên địa bàn thành phố... Đồng thời chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua các mô hình trình diễn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế từ 10 - 20% so với ngoài mô hình.

(Trang thông tin có sự phối hợp của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội)

Trên đường phát triển

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ
Trên đường phát triển

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

Với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo cụm liên kết ngành, phấn đấu đưa tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực về công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tỉnh Quảng Nam tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, nguyên liệu… tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt sản xuất. Đồng thời, chú trọng vấn đề thu hút đầu tư và nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp trên địa bàn.

Lực lượng đoàn viên thanh niên thành phố Vĩnh Yên hướng dẫn người dân cài đặt định danh điện tử
Trên đường phát triển

Thành phố Vĩnh Yên bứt phá trong chuyển đổi số

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thành phố Vĩnh Yên cũng như các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có bước đi đột phá, sáng tạo. Trong đó, đột phá về chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đưa thành phố này vươn mình mạnh mẽ…

“Vườn ươm" hạt giống đỏ
Địa phương

“Vườn ươm" hạt giống đỏ

“Vườn ươm hạt giống đỏ” là cụm từ được nhiều người dân Yên Bái sử dụng để nói về Đề án số 11-ĐA/TU về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” (Đề án số 11) của Tỉnh ủy Yên Bái ban hành năm 2018. Sau 5 năm triển khai, từ vườn ươm mang tên Đề án số 11, nhiều cán bộ trẻ của tỉnh ngày càng trưởng thành với năng lực chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt. Đề án 11 cũng được coi như “cú hích” thay đổi tư duy, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh Yên Bái trong công tác cán bộ hiện nay.

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo
Địa phương

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo

Trong quá trình phát triển, thu hút đầu tư, Yên Bái có nhiều cách làm sáng tạo, cách tiếp cận chủ động “đi tìm” chứ không “ngồi đợi”, được người dân, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh ủng hộ. Những câu chuyện thực tế diễn ra thời gian qua là minh chứng khẳng định tinh thần chủ động, quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm của những người đứng đầu địa phương để mở rộng các mối quan hệ hữu nghị hợp tác, xúc tiến đầu tư và nâng cao vị thế, uy tín của Yên Bái với bạn bè quốc tế...

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn
Địa phương

Tư duy đột phá, quyết tâm hành động

Yên Bái còn nhiều khó khăn, song nói như Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn, nếu cứ mang “cái nghèo” ra để “kêu khó, than khổ” thì không bao giờ bứt phá vươn lên được. Trên cơ sở đã định vị được con đường và mục tiêu phát triển, với ý chí quyết tâm, tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh, Yên Bái đã sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển.

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện

Mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở xã, phường, thị trấn được TP. Sông Công (Thái Nguyên) xây dựng và đưa vào hoạt động đang tạo nên sự thân thiện, trọng dân, gần dân, gắn kết, chia sẻ, vì Nhân dân phục vụ. Đồng thời, từng bước đổi mới tác phong, thái độ, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Công trình xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954- một trong những hạng mục chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau. Ảnh Huỳnh Lâm
Trên đường phát triển

Cà Mau phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân, UBND tỉnh vừa phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng đại hội Ðảng, đại hội thi đua yêu nước các cấp, tiến tới Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng, Ðại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI, Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Ðại hội Thi đua yêu nước tỉnh Cà Mau lần thứ VII.

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu
Trên đường phát triển

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu

Nhằm hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, UBND tỉnh Phú Yên định hướng tiếp tục thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu; tập trung vào các khâu có giá trị gia tăng cao; kết hợp đáp ứng nhu cầu trong nước với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp với sức mua của người tiêu dùng.

Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ hủ tục lạc hậu
Địa phương

Thanh Hóa phát triển toàn diện, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phát huy những kết quả đạt được, giai đoạn 2024 - 2029, tỉnh Thanh Hóa tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển toàn diện, bền vững vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi; khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong vùng, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với miền xuôi; đặc biệt, giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn.