Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định về nguồn vốn phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh

Công tác huy động nguồn lực về tài chính và nhân lực chất lượng cao là vấn đề then chốt trong xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh. Nhấn mạnh điều này, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan nghiên cứu hoàn thiện tốt nhất quy định tại Điều 16, dự thảo Luật về vấn đề này theo hướng hợp lý, bảo đảm yêu cầu thực tiễn và khi áp dụng không vướng.

Thể chế hóa tối đa nhất các chủ trương của Đảng

Ghi nhận nỗ lực của các cơ quan trong hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, việc soạn thảo dự án Luật này "vừa dễ lại vừa khó". Điểm thuận lợi trong soạn thảo dự thảo Luật này là định hướng về phát triển công nghiệp an ninh đã hình thành tương đối rõ nét trong các Nghị quyết của Đảng từ Đại hội XI đến nay, tức là có cơ sở chính trị đầy đủ. Nhưng, điểm khó là không dễ quy định cụ thể tất cả các nội dung chính sách. Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cách tiếp cận dự thảo Luật này cần tập trung thể chế hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp một cách tối đa, chi tiết. Và, có thể vẫn phải chấp nhận một hình thức luật khung nhất định, sau đó có văn bản, nghị định hướng dẫn của Chính phủ hoặc các bộ, cơ quan có thẩm quyền.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định về nguồn vốn phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu

“Dự thảo Luật điều chỉnh ba mảng nội dung có liên quan với nhau, nhưng cũng khá độc lập”. Lưu ý điểm này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, tại dự thảo Luật cần làm rõ nội hàm liên quan, đưa ra những quy định chung, đồng thời có những quy định phù hợp với đặc thù của lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp.

Ghi nhận các cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra đã tích cực rà soát cơ sở chính trị của dự án Luật, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần lưu ý việc Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo đã khẳng định "xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng là nhiệm vụ cơ bản, vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt, vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân". Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo cũng đã xác định “công nghiệp quốc phòng là ngành đặc thù phải được chăm lo, xây dựng và phát triển theo một cơ chế đặc thù, ngành đặc thù, cơ chế đặc thù và được ưu tiên trong đầu tư, phát triển và coi trọng phát triển nguồn lực khoa học, công nghệ, huy động tối đa thành tựu của nền công nghiệp quốc gia phục vụ công nghiệp quốc phòng”.

Và trong Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu rõ “phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng, thực sự trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia, tăng cường tiềm lực, tận dụng và phát triển gắn kết công nghiệp quốc phòng, an ninh và công nghiệp dân sinh”. Mặt khác, Luật Quốc phòng 2018 và Luật Công an nhân dân 2018 đều nêu rõ công nghiệp an ninh là bộ phận của công nghiệp quốc phòng, an ninh. “Các cơ quan chức năng cần cố gắng tiếp tục rà soát, kế thừa các pháp lệnh hiện hành và bám sát tinh thần chỉ đạo của Đảng”, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định về nguồn vốn phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh
Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh

Dù không phải nội dung chính sách nào trong dự thảo Luật đều có thể quy định chi tiết nhất, nhưng Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để bổ sung quy định về chính sách của Nhà nước đối với công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. “Đây là lĩnh vực rất quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên đặc thù cho phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp nhằm chủ động bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, lo giữ nước ngay từ lúc nước chưa nguy”, Trưởng ban Công tác đại biểu đề nghị.

Cân nhắc kỹ quy định về nguồn lực tài chính

Công tác huy động nguồn lực về tài chính là vấn đề then chốt trong xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh. Điều 16, dự thảo Luật quy định, một trong những nguồn vốn cho phát triển công nghiệp quốc phòng và công nghiệp an ninh là nguồn vốn chuyên biệt, được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho các chương trình, dự án đầu tư nghiên cứu, chế tạo vũ khí, trang bị chiến lược. Với quy định này, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh chỉ rõ, hiện nay Luật Ngân sách Nhà nước (là luật chung đối với quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước) không quy định về nguồn vốn chuyên biệt. Do vậy, cơ quan chủ trì soạn thảo cần trao đổi với các cơ quan chuyên môn về việc có đưa nguồn vốn chuyên biệt vào điều chỉnh tại đạo luật chuyên ngành hay không? 

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định về nguồn vốn phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh
Quang cảnh phiên họp

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, cần biên tập cho chặt chẽ quy định tại Điều 16 về nguồn vốn cho phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh. Lý lẽ là bởi, quy định tại Điều 16 hiện có sự trùng lắp, chồng chéo trong liệt kê các loại nguồn vốn cho sự phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh. Trong đó, việc đồng thời đưa hai chế định “ngân sách nhà nước” và “ngân sách địa phương” vào điều chỉnh tại Điều 16 là không phù hợp, vì nói đến ngân sách nhà nước có nghĩa đã bao trùm cả ngân sách địa phương. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc thận trọng với quy định “ngân sách địa phương hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh” tại điểm đ, khoản 1, Điều 16. Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành không quy định hỗ trợ cho doanh nghiệp nhà nước, chỉ khoản ngân sách quốc phòng, an ninh sẽ được bố trí cho thực hiện những công tác này tại địa phương. Nguồn kinh phí này cũng không được bố trí cho doanh nghiệp. Mặt khác, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, nếu đưa quy định này vào dự thảo Luật có thể sẽ gây khó cho cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.

Cho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gợi mở, thay vì quy định “nguồn vốn chuyên biệt”, cơ quan chủ trì soạn thảo cần nghiên cứu, thể hiện bằng "các nguồn vốn hợp pháp khác" sẽ "đúng ngôn ngữ" của Luật Ngân sách Nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội cũng đặc biệt lưu ý, trong dự thảo Luật nên phát triển và quy định kỹ hơn về Quỹ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp quốc phòng và an ninh trên cơ sở quy định chung tại Luật Khoa học và Công nghệ hiện hành. Theo đó, ngoài việc sử dụng Quỹ này theo Luật chung, thì nên chăng cần có những quy định phù hợp với tính chất đặc thù của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh trong đầu tư cho công nghiệp quốc phòng, an ninh. Đây là nguồn hiện hữu, nên có quy định trong Luật và vượt ra khuôn khổ chung của Quỹ khoa học công nghệ. Quỹ này hiện quy định rất chặt chẽ và phổ thông cho toàn quốc, nên ngoài các nguyên tắc chung thì cần có đặc thù riêng, Chủ tịch Quốc hội nói.

Diễn đàn Quốc hội

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ họp thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Quốc hội

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quyết định của Quốc hội tại Kỳ họp đều có tác động mạnh mẽ, mang tính chất thời đại, dài hơi và chiến lược; thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như thể hiện trách nhiệm, khí thế của Quốc hội hòa chung vào dòng chảy của đất nước, của dân tộc.

Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ Tám
Quốc hội và Cử tri

Sẵn sàng nguồn lực để đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Sau 29,5 ngày làm việc sôi nổi, trí tuệ, trách nhiệm, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV khép lại trong sự tin tưởng, đồng thuận cao của cử tri và Nhân dân cả nước. Ghi dấu những đổi mới liên tục, không ngừng trong chặng đường gần một nhiệm kỳ hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 đã trở thành nơi mỗi ý kiến đóng góp trong thảo luận, chất vấn, mỗi nút nhấn biểu quyết của đại biểu đều thể hiện rõ nét thực tiễn sinh động; đong đầy trách nhiệm với tâm nguyện, kỳ vọng của cử tri. Và đặc biệt, đó còn là sự chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp Quốc hội biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035
Diễn đàn Quốc hội

Thông qua chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội đã biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, với 430/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội.

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát
Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát

Cơ bản nhất trí với việc bổ sung quy định mang tính khái quát về các tiêu chí lựa chọn vấn đề chất vấn và giám sát như trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, tuy nhiên, các ĐBQH đề nghị, cần tiếp tục rà soát, chỉnh lý các tiêu chí để bảo đảm phù hợp với từng hoạt động giám sát, góp phần tạo sự thuận lợi trong quá trình thi hành Luật.

Cần trả lời được câu hỏi: Giám sát của Quốc hội đã thực sự "tối cao" hay chưa?
Diễn đàn Quốc hội

Cần trả lời được câu hỏi: Giám sát của Quốc hội đã thực sự "tối cao" hay chưa?

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các ĐBQH bày tỏ đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật hiện hành, đồng thời đề nghị bổ sung một số nội dung nhằm làm rõ hơn vai trò và tính chất giám sát tối cao của Quốc hội cũng như các hoạt động giám sát của HĐND.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Diễn đàn Quốc hội

Xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn

Trong Nghị quyết “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” vừa được Quốc hội thông qua chiều 23.11 đã giao Chính phủ có phương án giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài và pháp luật qua các thời kỳ có sự thay đổi.

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với năng lực tổ chức thực hiện

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các ĐBQH đề nghị sửa đổi một số nội dung trong Luật hiện hành, để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với năng lực thực hiện, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức triển khai.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm minh bạch, kiểm soát rủi ro khi phát triển công nghệ số, trí tuệ nhân tạo

Cho ý kiến với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, một số đại biểu cho rằng, cùng với việc đưa ra các chính sách, cơ chế ưu đãi để khuyến khích phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao này, phải có một số quy định nhằm bảo đảm minh bạch, kiểm soát rủi ro khi phát triển công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Diễn đàn Quốc hội

Phải cởi trói, tạo cơ sở để doanh nghiệp Nhà nước "cất cánh"

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, có ý kiến đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để “cởi trói” cho doanh nghiệp Nhà nước, tránh hạn chế quyền tự chủ, cạnh tranh bình đẳng của doanh nghiệp, qua đó, tạo cơ sở để doanh nghiệp Nhà nước "cất cánh".

quang cảnh phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Rõ ưu điểm, hạn chế của việc bổ sung nguyên tắc trong hoạt động giám sát

Về bổ sung nguyên tắc hoạt động giám sát, một số ý kiến đề nghị bổ sung, một số ý kiến đề nghị không bổ sung. Vì vậy, kết luận phiên thảo luận sáng 29.11, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo phối hợp làm rõ ưu điểm, hạn chế của từng phương án, có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc, bảo đảm tính thuyết phục để báo cáo Quốc hội trong Kỳ họp tới.

Kinh thành Huế nhìn từ xa - Nguồn Internet
Quốc hội và Cử tri

Ôm Huế vào lòng - Thỏa niềm ước mong!

Ngày mai, 30.11, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội sẽ biểu quyết Nghị quyết về việc thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương với đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn, là bước thể chế hóa Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, chính trị vô cùng quan trọng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia phải dễ thực hiện, chi phí tuân thủ tối ưu

Thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định công bố hợp quy sản phẩm trước khi được phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm là "thừa" và "hình thức", sẽ làm phát sinh thêm thủ tục và chi phí cho doanh nghiệp, tăng chi phí giá thành sản phẩm không cần thiết.

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm hài hòa mối quan hệ giữa người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích xã hội

Thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), có ý kiến đề nghị, cần đánh giá tác động một cách toàn diện, hài hòa để bảo đảm mối quan hệ giữa người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích xã hội. Các đề xuất điều chỉnh về đối tượng chịu thuế hay mức thuế suất đều phải bám sát nguyên lý "thuế đưa ra là để điều tiết sản xuất và điều chỉnh hành vi tiêu dùng".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Khuyến khích hợp tác công tư, bảo đảm nhu cầu của thị trường lao động

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), có ý kiến đề nghị, chính sách Nhà nước về việc làm cần hướng đến khuyến khích hợp tác công tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các tổ chức xã hội tham gia vào quá trình đào tạo, hướng nghiệp và tạo việc làm cho thanh niên, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Nguồn lực mới cho văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước
Quốc hội và Cử tri

Nguồn lực mới cho văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Bùi Hoài Sơn

Trong dòng chảy lịch sử, văn hóa luôn là cội nguồn sức mạnh, là nền tảng tinh thần vững chắc để dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn thử thách, định hình bản sắc và khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững, văn hóa không chỉ là di sản mà còn là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống xã hội, và xây dựng bản sắc quốc gia hiện đại.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Tạo điều kiện cho cơ quan báo chí, bảo đảm quyền lợi của người đọc, người xem

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các đại biểu Quốc hội cho biết, trước xu thế phát triển của quảng cáo trên mạng, việc tăng diện tích, tăng thời lượng quảng cáo cho báo chí là rất cần thiết giúp các cơ quan này tăng nguồn thu, giải quyết khó khăn. Tuy nhiên, việc tăng quảng cáo phải trên cơ sở vừa tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí, vừa phải hài hòa và đảm bảo quyền lợi cho người đọc, người xem.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia.
Diễn đàn Quốc hội

Trân trọng giá trị của hòa bình, cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn

Sân bay quốc tế Pochentong, thủ đô Phnom Penh chiều 21.11 rực rỡ cờ hoa chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự hai hội nghị quốc tế quan trọng do Campuchia đăng cai tổ chức. Với gần 30 hoạt động, chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương, không chỉ củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam - Campuchia, làm sâu sắc thêm tin cậy chính trị và nâng cao hợp tác với các đảng chính trị ở khu vực châu Á mà còn chuyển tải những thông điệp về đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta đến với các chính đảng, nghị viện, nghị sĩ các nước trong khu vực và trên thế giới.