Thủ tướng Đức tự yêu cầu Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm

Quốc hội Đức đã chấp thuận đề nghị của Thủ tướng Olaf Scholz về việc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với ông cũng như chính phủ, qua đó mở đường cho cuộc tổng tuyển cử sớm vào ngày 23.2.2025.

Theo đề nghị của Thủ tướng Olaf Scholz ngày 16.12, Quốc hội Đức đã tiến hành bỏ phiếu về kiến nghị bất tín nhiệm Thủ tướng, theo đó, 394 nghị sĩ đã bỏ phiếu đồng ý, 207 phiếu phản đối và 116 phiếu trắng trên tổng số 703 phiếu. Để kiến nghị bất tín nhiệm được thông qua, chỉ cần 367 phiếu thuận.

dafe91b2-2297-4d3c-aa04-d96aff144db4.jpg
Thủ tướng Olaf Scholz. Ảnh: DW

Với kết quả này, Tổng thống Đức sẽ có 21 ngày để quyết định đồng ý hay không và triệu tập một cuộc bầu cử mới trong vòng 60 ngày. Theo báo DW của Đức, sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, Thủ tướng Scholz đã đến Cung điện Bellevue ở Berlin và đề xuất với Tổng thống Frank-Walter Steinmeier về việc giải tán Quốc hội. Nhà lãnh đạo cao nhất sẽ có 21 ngày để quyết định có đồng ý hay không và triệu tập một cuộc bầu cử mới trong vòng 60 ngày.

Trước mắt, ông Frank-Walter Steinmeier đã đồng ý với ngày bầu cử được đề xuất là 23.2.2025 và dự kiến sẽ tuyên bố giải tán Bundestag (Hạ viện Đức) trong vài ngày tới.

Theo The Guardian, Thủ tướng Scholz được cho là đã kêu gọi Hạ viện bỏ phiếu để "cố tình thua", từ đó chính thức hướng tới việc tổ chức các cuộc bầu cử mới.

Điều này diễn ra trong bối cảnh liên minh ba đảng của ông Scholz tan vỡ vào tháng trước sau khi đảng Dân chủ tự do ủng hộ thị trường rút lui trong bối cảnh tranh chấp về nợ công. Động thái này khiến đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của ông Scholz và đảng Xanh mất đa số trong Quốc hội vào thời điểm Đức đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng sâu sắc.

Theo các quy định được thiết kế để ngăn chặn tình trạng bất ổn từng tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít trỗi dậy vào những năm 1930, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier chỉ có thể giải tán Quốc hội và kêu gọi bầu cử nếu Thủ tướng yêu cầu một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm và thất bại trong cuộc bỏ phiếu đó.

Phát biểu tại Quốc hội, Thủ tướng Scholz khẳng định, tổng tuyển cử sớm sẽ là cơ hội để cử tri vạch ra lộ trình mới cho đất nước, coi đây là sự lựa chọn giữa tương lai với mức đầu tư cao hơn và tương lai cắt giảm mà phe bảo thủ đang hứa hẹn. "Mục tiêu của tôi là đẩy nhanh cuộc bầu cử liên bang, gây dựng lại niềm tin vào đất nước chúng ta và không đặt tương lai của chúng ta vào vòng nguy hiểm" - ông Scholz nhấn mạnh.

Theo quy định, ông vẫn sẽ là lãnh đạo tạm quyền cho đến khi một chính phủ mới được thành lập sau cuộc bầu cử dự kiến vào ngày 23.2 tới.

Trong thời gian tạm quyền, ông Scholz phải tìm cách thuyết phục phe đối lập ủng hộ hàng loạt biện pháp mà chính phủ ông đang theo đuổi để vận hành nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Thủ tướng Scholz đã vạch ra danh sách biện pháp cấp bách có thể được thông qua với sự ủng hộ của phe đối lập trước cuộc bầu cử, như giảm thuế trị giá 11 tỷ Euro và tăng trợ cấp nuôi con, vốn đã được các đối tác liên minh trước đây nhất trí.

Giới chuyên gia dự báo, đảng SPD của ông Scholz có thể sẽ vẫn tin tưởng vào Thủ tướng, trong khi phe bảo thủ đối lập và đảng Dân chủ tự do dự kiến sẽ không làm như vậy.

Thế giới 24h

EU chính thức mở điều tra đối với TikTok
Quốc tế

EU chính thức mở điều tra đối với TikTok

Ủy ban châu Âu (EC) hôm 17.12 (giờ địa phương) đã chính thức mở thủ tục điều tra đối với nền tảng TikTok - mạng xã hội video ngắn phổ biến toàn cầu, về "những cáo buộc vi phạm luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA)".

Ông Trump mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức
Thế giới 24h

Ông Trump mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức

Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức của ông vào tháng tới, CBS News trích dẫn nhiều nguồn tin cho biết. Nếu ông Tập Cận Bình nhận lời, đây sẽ là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử khi một nhà lãnh đạo Trung Quốc tham dự lễ nhậm chức của một Tổng thống Mỹ.

Sẽ có thay đổi ngay lập tức và triệt để
Quốc tế

Sẽ có thay đổi ngay lập tức và triệt để

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình “Meet the Press” của đài NBC News, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ có những thay đổi ngay lập tức và triệt để về vấn đề nhập cư ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1.2025, bao gồm trục xuất người di cư với quy mô lớn và bỏ quyền công dân theo nơi sinh. Các chuyên gia nhận định, kế hoạch này của ông Donald Trump làm nổi bật tầm nhìn chi tiết về các cải cách nhập cư, cũng như nỗ lực thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình.

VNA
Thế giới 24h

Syria đứng trước thách thức lớn thời hậu Assad

Ngày 8.12 đánh dấu bước ngoặt lịch sử đối với Syria khi chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ sau gần 14 năm nội chiến, đồng thời chấm dứt nửa thế kỷ cầm quyền của dòng họ Assad. Sự kiện này không chỉ làm thay đổi cục diện chính trị trong nước, mà còn đặt ra nhiều câu hỏi lớn về tương lai của toàn khu vực Trung Đông.

Hàn Quốc: Tổng thống vượt qua Quốc hội nhưng khó vượt qua sức ép từ đường phố
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống vượt qua Quốc hội nhưng khó vượt qua sức ép từ đường phố

Quốc hội Hàn Quốc đã không đạt được 200 phiếu cần thiết để luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol sau khi đảng cầm quyền của ông tẩy chay cuộc bỏ phiếu. Nhưng cuộc khủng hoảng chính trị bất ngờ của Hàn Quốc vẫn chưa kết thúc khi người dân tràn ngập đường phố và các nhà lập pháp đối lập đã tuyên bố sẽ tiến hành một nỗ lực luận tội khác trong những ngày tới.

Hamas và Fatah sắp đạt được thỏa thuận về giám sát Gaza sau chiến tranh
Thế giới 24h

Hamas và Fatah sắp đạt được thỏa thuận về giám sát Gaza sau chiến tranh

Các viên chức Palestine cho biết Fatah và Hamas đang tiến gần đến thỏa thuận thành lập một ủy ban gồm các nhà kỹ trị độc lập về chính trị để quản lý Dải Gaza sau chiến tranh. Điều này sẽ chấm dứt quyền quản lý của Hamas ở khu vực này và có thể giúp thúc đẩy các cuộc đàm phán ngừng bắn với Israel.

Ukraine có thể đang chuẩn bị cho kịch bản chấm dứt chiến tranh
Thế giới 24h

Ukraine có thể đang chuẩn bị cho kịch bản chấm dứt chiến tranh

Hãng thông tấn Strana của Ukraine đưa tin, Kiev công khai phản đối lời kêu gọi của phương Tây về việc mở rộng đối tượng bắt buộc đi nghĩa vụ quân sự. Hãng tin này cho rằng, đây là một phần trong chiến lược của chính quyền nhằm chuẩn bị cho khả năng giành chiến thắng bầu cử nếu xung đột với Moscow kết thúc vào mùa xuân năm sau và bầu cử diễn ra sau đó.