Mỹ sẽ rút khỏi IMF và WB?

Sau khi rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc rút lui khỏi các tổ chức quốc tế lớn, bao gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong những tháng tới. Các chuyên gia cho rằng, quyết định này sẽ là một sai lầm nghiêm trọng, tước đi khả năng của Mỹ trong việc định hình các quy tắc của trật tự tiền tệ quốc tế và theo đuổi các lợi ích chiến lược của mình.

Bản kế hoạch “Dự án 2025” - một chiến lược chi tiết cho nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông, do Quỹ Di sản bảo thủ xây dựng, kêu gọi Mỹ rút khỏi IMF và WB. Hồi đầu tháng 2, Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh xem xét lại trong vòng 180 ngày đối với tất cả các tổ chức quốc tế mà Mỹ đang là thành viên và tài trợ, đồng thời rà soát các công ước và hiệp ước mà Mỹ đã ký kết. Chỉ thị này phù hợp với mục tiêu của “Dự án 2025”, trong đó coi IMF và WB là “những tổ chức môi giới gây hại”, khiến tiền của Mỹ bị kiểm soát trước khi đến được các dự án nước ngoài. Nếu ông Trump thực hiện kế hoạch này, việc Mỹ rời khỏi IMF và WB có thể trở thành hiện thực.

Thêm vào đó, việc Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent vắng mặt tại các cuộc họp G20 gần đây đã làm gia tăng thêm lo ngại về cam kết của Washington đối với chủ nghĩa đa phương. Các chuyên gia cảnh báo rằng, động thái như vậy có thể gây ra những tác động sâu rộng đến sự ổn định kinh tế toàn cầu và vị thế của Mỹ như một cường quốc hàng đầu thế giới.

Vai trò của IMF và WB

IMF và WB được thành lập sau Thế chiến II để thúc đẩy sự ổn định tài chính toàn cầu và ngăn ngừa các cuộc xung đột trong tương lai.

IMF hoạt động như một bên cho vay cuối cùng đối với các quốc gia đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế; giúp các quốc gia như Hy Lạp, Argentina và thậm chí là Vương quốc Anh trong thời kỳ khó khăn về tài chính. Tổ chức này cung cấp các quỹ khẩn cấp và các hạn mức tín dụng phòng ngừa, nhưng các khoản vay đi kèm với các điều kiện. Các quốc gia nhận được viện trợ phải thực hiện các cải cách kinh tế, chẳng hạn như cắt giảm chi tiêu lãng phí, tăng cường minh bạch, giải quyết tham nhũng hoặc cải thiện thu thuế.

Liệu Mỹ có rút khỏi Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)? Ảnh nguồn: Getty Images

Liệu Mỹ có rút khỏi Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)? Ảnh nguồn: Getty Images

Trong khi đó, WB cung cấp các khoản vay lãi suất thấp cho các dự án cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như đường sắt và phòng chống lũ lụt. IMF cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các công cụ tài chính, như trái phiếu xanh và hỗ trợ các sáng kiến ​​quản lý rủi ro. Cả hai tổ chức đều cung cấp tư vấn chuyên môn về nhiều vấn đề kinh tế, bao gồm thủy lợi và hoạt động của ngân hàng trung ương.

Một số nền kinh tế mới nổi phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài trợ của IMF. Các quốc gia như Ảrập Xêút cũng coi IMF là chuẩn mực trước khi cấp các khoản vay. Bộ trưởng Kinh tế Faisal Alibrahim lưu ý rằng, việc liên kết hoạt động cho vay với các tổ chức như IMF bảo đảm "nhiều giá trị hơn, từ mỗi đô la, mỗi riyal, được dành để hỗ trợ các nền kinh tế khác".

Còn WB thì sao? Các nhà đầu tư hợp tác chặt chẽ với bộ phận đầu tư tư nhân của WB, Tập đoàn Tài chính Quốc tế, để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng công tư quy mô lớn. Đối với Mỹ và các quốc gia phát triển khác, các tổ chức này là công cụ để duy trì sự ổn định tài chính và khuyến khích các chính sách kinh tế lành mạnh trên toàn thế giới.

Nguy cơ suy giảm kinh tế toàn cầu

Tuy nhiên, theo The Strategist, tác giả "Dự án 2025" rõ ràng đã hiểu sai về cách các tổ chức này được tài trợ và điều hành. Bằng cách từ bỏ IMF và WB, Mỹ sẽ mất đòn bẩy kinh tế quan trọng và sức ảnh hưởng toàn cầu. Trên thực tế, hai tổ chức này được xem là “công cụ” giúp Mỹ hỗ trợ các đồng minh và kiểm soát dòng tài chính đối với các quốc gia đối địch.

Việc trụ sở IMF và WB có vị trí gần với Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và Quốc hội Mỹ không phải ngẫu nhiên. Mỹ luôn kiểm soát chặt chẽ đối với các tổ chức này, từ việc định hình các chính sách, lựa chọn lãnh đạo đến việc phê duyệt các quyết định quan trọng; bổ nhiệm Chủ tịch WB, đồng thuận với châu Âu về việc lựa chọn lãnh đạo IMF và Phó Giám đốc điều hành của quỹ. Hơn nữa, Mỹ vẫn là quốc gia thành viên duy nhất có quyền đơn phương ngăn chặn các quyết định quan trọng, vì cả IMF và WB đều yêu cầu 85% số phiếu đồng thuận để thông qua các chính sách lớn.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, các mô hình cho vay của IMF và WB gắn với lợi ích quốc gia của Mỹ. IMF đóng vai trò như một “cơ quan ứng cứu đầu tiên” để bảo vệ nền kinh tế nước này. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, IMF đã cấp khoản vay trị giá 57 tỷ USD - gói cứu trợ lớn nhất trong lịch sử cho vay của quỹ - cho quốc gia có mối quan hệ thân thiết với ông Donald Trump, là Argentina. Tương tự, WB cũng được xem là “công cụ” để Mỹ củng cố các liên minh an ninh và kinh tế, giải quyết các mối đe dọa khủng bố và hỗ trợ tái thiết sau chiến tranh ở các quốc gia như tại Iraq và Afghanistan.

Thêm vào đó, điều đáng nói là chi phí thực tế cho sự tham gia của Mỹ vào IMF và WB thấp hơn nhiều so với suy nghĩ của nhiều người. Theo báo cáo từ Bộ Tài chính Mỹ, trong năm tài chính 2023, nước này thu về khoản lãi chưa thực hiện là 407 triệu USD từ IMF. Trong khi đó, WB cũng tạo ra những lợi ích tương tự. Chi nhánh chính của WB, là Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD), đều không dựa vào ngân sách của Mỹ, mà chủ yếu huy động vốn từ các nền kinh tế lớn như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Argentina và Indonesia. Thu nhập ròng từ các khoản vay này phần lớn được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của WB, trong đó có cả những chí phí chảy vào nền kinh tế Mỹ.

Không giống nhiều tổ chức đa phương khác, IBRD không phụ thuộc vào sự đóng góp trực tiếp của các nước thành viên mà huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Năm 2024, IBRD đã phát hành 52,4 tỷ USD trái phiếu, với sự bảo lãnh từ các quốc gia thành viên. Song, tổ chức này chưa bao giờ cần sử dụng đến nguồn vốn cam kết, khiến nghĩa vụ tài chính của Mỹ chỉ ở mức 3,7 tỷ USD, con số nhỏ hơn nhiều so với 20 tỷ USD mà chính phủ Mỹ đã tài trợ cho SpaceX trong 15 năm qua.

Mỹ cũng có quyền chủ động trong việc đóng góp cho WB. Vào năm 2018, chính quyền Donald Trump phê duyệt mức tăng vốn 7,5 tỷ USD cho IBRD mà không yêu cầu Mỹ phải đóng góp tài chính nhiều hơn. Đổi lại, Washington vẫn giữ được ảnh hưởng lớn trong việc điều chỉnh chính sách cho vay của WB.

Theo các chuyên gia, nếu Mỹ rút khỏi IMF và WB sẽ là một quyết định mang tính bước ngoặt, nhưng có thể khiến Mỹ tự đánh mất lợi thế chiến lược mà nước này đã nắm giữ suốt nhiều thập kỷ qua. Ngay cả khi Mỹ không rút khỏi WB và thay vào đó là cắt giảm nguồn tài trợ, Mỹ vẫn có thể bị đình chỉ quyền biểu quyết do không đáp ứng các nghĩa vụ tài chính. Khi đó, Mỹ sẽ mất mọi quyền theo điều khoản Thỏa thuận của WB, trừ quyền rút lui, trong khi vẫn bị ràng buộc bởi các cam kết hiện có. Nếu việc đình chỉ kéo dài hơn một năm, Mỹ sẽ tự động mất tư cách thành viên trừ khi được đa số thành viên khác bỏ phiếu để khôi phục tư cách thành viên. Bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách của Mỹ đối với IMF và WB đều có thể gây ra hậu quả sâu rộng cho nền kinh tế toàn cầu.

Quốc tế

Nepal siết chặt điều kiện cấp phép leo núi Everest
Thế giới 24h

Nepal siết chặt điều kiện cấp phép leo núi Everest

Trong nỗ lực tăng cường an toàn và giảm tình trạng quá tải trên đỉnh Everest, Nepal dự kiến sẽ chỉ cấp phép leo núi cho những ai đã từng chinh phục ít nhất một ngọn núi cao trên 7.000 mét trong lãnh thổ nước này. Quy định mới nằm trong dự thảo luật vừa được trình lên Thượng viện Nepal, nơi liên minh cầm quyền đang nắm thế đa số và nhiều khả năng sẽ thông qua.

AI tham gia vào toàn bộ “vòng đời” dự luật
Nghị viện thế giới

AI tham gia vào toàn bộ “vòng đời” dự luật

Nằm giữa rừng và biển Baltic, Estonia - quốc gia nhỏ bé 1,3 triệu dân đã định nghĩa lại ý nghĩa của một “xã hội số” khi đưa toàn bộ hệ thống hành chính lên nền tảng trực tuyến. Người dân có thể bỏ phiếu qua internet, khai thuế trực tuyến chỉ trong vài phút, hay đăng ký kết hôn mà không cần rời khỏi nhà. Giờ đây, Quốc hội của đất nước này - Riigikogu, đang tiên phong ở một biên giới mới: tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào quá trình soạn thảo luật. Sự chuyển mình này hứa hẹn sẽ làm cho việc lập pháp nhanh hơn, chính xác hơn và bao trùm hơn - nhưng cũng đặt ra những câu hỏi sâu sắc về tính minh bạch, trách nhiệm và vai trò của con người trong nền dân chủ.

Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ kết nối với cử tri thông qua văn phòng địa phương
Nghị viện thế giới

Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ kết nối với cử tri thông qua văn phòng địa phương

Ngay sau kỳ nghỉ lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ là Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV. Theo quy định, trước và sau mỗi kỳ họp, các đại biểu Quốc hội lại tiếp xúc cử tri để báo cáo kết quả kỳ họp và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri. Mới đây, Đoàn công tác của Văn phòng Quốc hội đã có dịp tới thăm và tìm hiểu cách thức các Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ tiến hành tiếp xúc cử tri, trong đó có nhiều hình thức giúp những người đại diện phản hồi nhanh chóng các vấn đề mà cử tri quan tâm.

Những con số về 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump
Thế giới 24h

Những con số về 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump

Ngày 30.4 sẽ đánh dấu 100 ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Những con số thống kê cho thấy, đây là 100 ngày cầm quyền khác biệt nhất trong lịch sử nước Mỹ, ngay cả khi so sánh với nhiệm kỳ đầu tiên của ông cách đây 8 năm. Ông Donald Trump dẫn đầu về số lượng các sắc lệnh hành pháp đã ban hành nhưng lại chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về tỷ lệ ủng hộ.

Báo Mỹ Latin: Việt Nam đã sẵn sàng cho Lễ duyệt binh kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Việt Nam và các nước

Báo Mỹ Latin: Việt Nam đã sẵn sàng cho Lễ duyệt binh kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Cơ quan thông tấn Mỹ Latin đã có nhiều bài viết sâu rộng, khắc họa sinh động không khí chuẩn bị cho lễ diễu binh hoành tráng tại Thành phố Hồ Chí Minh - nơi cách đây nửa thế kỷ, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã khép lại cuộc trường chinh vì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm
Thế giới 24h

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của hãng Thông tấn xã Mỹ Latin Prensa Latina, được Prensa Latina trích dẫn và đăng lại trong loạt bài nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới
Thế giới 24h

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra dự kiến sẽ xem xét kế hoạch thành lập các đặc khu kinh tế mới ở phía Bắc và Đông Bắc, trong nỗ lực thúc đẩy kinh tế tại các khu vực nằm cách xa Hành lang kinh tế phía Đông (EEC), vốn đã được đầu tư mạnh mẽ trong mấy năm trở lại đây.

 Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mất điện diện rộng
Quốc tế

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mất điện diện rộng

Sự cố mất điện đã khiến phần lớn Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cùng một phần Tây Nam nước Pháp bị tê liệt kể từ trưa ngày 28.4 (theo giờ địa phương). Hệ thống tàu điện ngầm, đường sắt bị gián đoạn, dịch vụ điện thoại bị "đóng băng", còn hệ thống đèn giao thông và máy rút tiền ATM đều ngừng hoạt động.

Nguồn: Shutterstock
Thế giới 24h

Bảo vệ người lao động trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số và ứng dụng AI, bảo vệ người lao động không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là thước đo của sự tiến bộ xã hội; các chính sách bảo vệ người lao động đang được mở rộng để đáp ứng những thay đổi sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu, từ bảo đảm mức lương đủ sống, môi trường làm việc an toàn, đến quyền lợi về bảo hiểm… Bảo vệ quyền lợi của người lao động là yếu tố then chốt để xây dựng một xã hội công bằng, bền vững và nhân văn.

Canada hướng tới giấc mơ châu Á
Thế giới 24h

Canada hướng tới giấc mơ châu Á

Ngày 28.4 giờ địa phương (ngày 29.4 giờ Việt Nam), cử tri Canada sẽ đi bỏ phiếu bầu Nghị viện khóa mới. Trong bối cảnh các chính sách của nước láng giềng Hoa Kỳ đang tác động sâu sắc tới sự lựa chọn của cử tri, Canada phải khẩn trương xác định lại ưu tiên đối ngoại và thương mại quốc tế của mình. 

Nguồn: fashionchinaagency.com
Nghị viện thế giới

Người bán và nền tảng số cùng chịu trách nhiệm

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã chuyển mình thành siêu cường thương mại điện tử (TMĐT) với thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự bùng nổ này kéo theo vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng lan rộng trên các nền tảng số. Nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng, Trung Quốc đã triển khai khung pháp lý nghiêm ngặt, yêu cầu các nền tảng tăng cường kiểm soát, truy xuất nguồn gốc và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm được giao dịch trực tuyến.