Chính sách "Hai đổi mới" của Trung Quốc:

Đòn bẩy kích thích tiêu dùng và nhu cầu nội địa

Tại kỳ họp "Lưỡng hội" vừa kết thúc, Trung Quốc đã xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 là "thúc đẩy tiêu dùng và kích thích nhu cầu nội địa". Trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, Quốc Vụ Viện nhấn mạnh vai trò của chính sách "Hai đổi mới" - trụ cột chính để hiện thực hóa mục tiêu này. Chính sách này được công bố lần đầu vào năm 2023 nhưng chỉ thực sự được đẩy mạnh trong năm qua. Đáng chú ý, vào năm 2024, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành lập một doanh nghiệp tái chế cấp quốc gia, coi đây là giải pháp then chốt để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, giảm phát thải và hướng tới sự bền vững lâu dài.

Chính sách "Hai đổi mới" là gì?

Chính sách "Hai đổi mới" là viết tắt của chương trình "Nâng cấp thiết bị quy mô lớn và thay thế hàng tiêu dùng cũ". Mục tiêu chính là kích thích nhu cầu trong nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng, đồng thời cải thiện hiệu suất của thiết bị để giảm phát thải.

Theo tạp chí tư tưởng hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Qiushi (Cầu Thị), ý tưởng này lần đầu được đề xuất vào năm 2023 tại một hội nghị kinh tế do Quốc Vụ Viện tổ chức, nhằm nâng cao các tiêu chuẩn về công nghệ, tiêu thụ năng lượng và phát thải... Đến đầu năm 2024, khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh lại chính sách này, nó đã trở thành kế hoạch hành động với các phương thức thực hiện cụ thể.

Theo Giáo sư Bai Quan, Giám đốc Bộ phận Chuyển đổi năng lượng tại Học viện Nghiên cứu kinh tế vĩ mô (trực thuộc Quốc Vụ Viện), chính sách "Hai đổi mới" tập trung vào bốn trọng điểm. Trước hết, chính sách này thúc đẩy việc nâng cấp thiết bị trong sản xuất, bao gồm lò hơi công suất lớn, tua-bin, máy bơm nhiệt và hệ thống chiếu sáng dùng cho sản xuất nhằm nâng cao hiệu suất năng lượng. Đồng thời, nó khuyến khích việc thay thế hàng tiêu dùng cũ theo hình thức "đổi mới lấy cũ", áp dụng cho các thiết bị như tủ lạnh và điều hòa không khí. Ngoài ra, việc tái chế các sản phẩm cũ hoặc có mức phát thải cao cũng được đẩy mạnh để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cuối cùng, chính sách đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe hơn về hiệu suất sản phẩm và phát thải nhằm ngăn chặn việc tái mua thiết bị lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng. Trong đó, ba yếu tố đầu giúp cắt giảm phát thải trực tiếp, còn yếu tố cuối cùng gián tiếp hỗ trợ tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải carbon.

n1.jpg
Nguồn: ITN

Theo chính sách này, Chính phủ sẽ hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng để đổi thiết bị cũ lấy các sản phẩm mới có hiệu suất cao hơn. Các doanh nghiệp tái chế cũng nhận được ưu đãi về thuế và tài chính để đẩy mạnh hoạt động tái chế.

Năm 2025, Quốc Vụ Viện cập nhật chính sách "Hai đổi mới", tăng ngân sách hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng, đồng thời mở rộng danh mục sản phẩm có thể đổi mới, bao gồm cả các dòng xe xăng cũ. Chính phủ cũng cam kết ban hành bộ tiêu chuẩn đổi xe chi tiết cho 294 mặt hàng vào cuối năm nay.

Ông Li Gang, quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc, chia sẻ với Tân Hoa xã rằng, chương trình sẽ giúp "kích thích chi tiêu tiêu dùng và thúc đẩy nhu cầu trong nước", đồng thời khuyến khích tất cả doanh nghiệp - dù là tư nhân hay nhà nước, trong nước hay nước ngoài - tham gia.

Cơ chế nâng cấp thiết bị hoạt động

Cơ chế chính của "Hai đổi mới" là cung cấp tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng đổi mới thiết bị và tái chế sản phẩm cũ. Ví dụ, một người có thể đổi xe xăng cũ lấy xe điện mới và nhận được khoản trợ cấp từ chính phủ.

Báo cáo công tác của Thủ tướng Lý Cường tại "Lưỡng hội" cho biết, Trung Quốc sẽ phát hành 300 tỷ nhân dân tệ (41 tỷ USD) trái phiếu đặc biệt để tài trợ cho chương trình đổi hàng tiêu dùng vào năm 2025. Đồng thời, 700 tỷ nhân dân tệ (96 tỷ USD) sẽ được phân bổ cho chương trình "Hai dự án trọng điểm” - hỗ trợ xây dựng hạ tầng giao thông như đường bộ và đường sắt.

Theo tài liệu chi tiết của Quốc Vụ Viện, khoảng 90% ngân sách sẽ do chính phủ trung ương cung cấp, phần còn lại do chính quyền địa phương đảm nhiệm.

Các cá nhân và doanh nghiệp sẽ nhận được tiền mặt khi gửi thiết bị cũ có mức phát thải cao, như tàu biển, xe tải, máy kéo và xe buýt, vào hệ thống tái chế. Ngoài ra, khi mua thiết bị mới có mức phát thải thấp hơn, họ cũng được hưởng chiết khấu.

Riêng các doanh nghiệp cũng có thể xin khoản vay lãi suất thấp để nâng cấp thiết bị quy mô lớn. Chính phủ đã nới lỏng quy định về các khoản vay này, giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng tiếp cận hơn. Các dự án có thể xin tài trợ từ quỹ tiền mặt bao gồm "đổi mới thiết bị tại hiện trường, cũng như tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải carbon và cải thiện an toàn trong các ngành công nghiệp quan trọng", chẳng hạn như giao thông vận tải và nông nghiệp.

Ngoài ra, chính sách còn phân bổ 7,5 tỷ nhân dân tệ (1 tỷ USD) cho hoạt động "tái chế và xử lý rác thải điện tử", mở rộng phạm vi ngoài danh mục sản phẩm đổi trả.

Chính sách "Hai đổi mới" hỗ trợ tái chế

Trung Quốc hiện là nhà sản xuất năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới với 1.408 gigawatt (GW) công suất điện gió và mặt trời. Đến năm 2030, khoảng 35 triệu tấn rác thải từ thiết bị năng lượng tái tạo sẽ cần được tái chế.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí Waste Management chỉ ra rằng, việc xây dựng năng lực tái chế đầy đủ có thể mang lại lợi ích kinh tế đáng kể. Tuy nhiên, theo truyền thông Trung Quốc, số lượng doanh nghiệp tái chế còn hạn chế do chi phí cao và thời gian hoàn vốn dài.

Theo Giáo sư Du Huanzheng, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế tuần hoàn của Đại học Đồng Tế, mặc dù Bắc Kinh ban hành các chính sách vào năm 2023 và 2024 để khuyến khích doanh nghiệp, nhưng vẫn cần một thị trường tái chế mạnh hơn để thúc đẩy chính sách "Hai đổi mới".

Năm 2024, Trung Quốc đã thành lập Tập đoàn Tái chế tài nguyên Trung Quốc - một doanh nghiệp tái chế nhà nước chuyên xử lý thép phế liệu, pin xe điện và thiết bị năng lượng tái tạo cũ.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp tái chế tư nhân vẫn gặp khó khăn do thiếu "biên lai gốc" từ nhà sản xuất, tức là biên lai mua hàng từ nhà sản xuất cho phép bên tái chế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Chính sách mới năm 2024 đã cho phép sử dụng hóa đơn mua hàng thay thế biên lai gốc, giúp tháo gỡ rào cản tài chính và thúc đẩy mục tiêu "Hai đổi mới" đến năm 2027.

Các mục tiêu năm 2027 do Quốc Vụ Viện đề ra bao gồm tăng 25% đầu tư vào thiết bị mới trên khắp các lĩnh vực chính và tăng gấp đôi tỷ lệ ô tô được tái chế.

Chương trình đổi cũ lấy mới

Chương trình trợ giá đổi sản phẩm cũ lấy mới không phải là điều mới mẻ ở Trung Quốc để kích thích tiêu dùng và giải quyết tình trạng cung vượt cầu sản phẩm, cũng như nâng cao hiệu quả năng lượng. Năm 2025, số danh mục hàng hóa đủ điều kiện mở rộng từ 8 lên 12, bao gồm cả điện thoại di động và tủ lạnh.

Người mua có thể nhận tối đa 500 nhân dân tệ (70 USD) trợ cấp khi mua sản phẩm kỹ thuật số mới. Xe điện (EV) vẫn nằm trong danh mục hỗ trợ. Trợ cấp tái chế xe xăng cũng được mở rộng cho các xe đăng ký từ 2012 - 2014 thay vì 2011 - 2013. Người mua xe có thể nhận tối đa 20.000 nhân dân tệ (2.730 USD) trợ cấp cho xe điện hoặc hybrid và 15.000 nhân dân tệ (2.073 USD) cho xe xăng dưới 2 lít.

Năm 2024, hơn 60% số xe mới được mua theo chương trình là xe năng lượng mới (NEV, chủ yếu là xe điện và xe hybrid cắm điện). Các sản phẩm có mức hiệu suất năng lượng cao nhất chiếm hơn 90% doanh thu từ chương trình đổi mới thiết bị gia dụng.

Nói chung, giới chức trách Trung Quốc kỳ vọng rằng, chính sách "Hai đổi mới" sẽ giúp đất nước gấu trúc “đạt được ‘kết quả đáng chú ý’ trong quá trình chuyển đổi xanh” vào năm 2030 và thiết lập “hệ thống kinh tế phát triển xanh, ít carbon và tuần hoàn” vào năm 2035.

Một bản thông cáo chính thức cho biết, chính sách "Hai đổi mới" đã "tiết kiệm khoảng 28 triệu tấn than tiêu chuẩn và giảm lượng khí thải CO2 khoảng 73 triệu tấn" vào năm 2024.

Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con
Thế giới 24h

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con, khi tỷ lệ sinh ở nước này liên tục giảm và hiện tiệm cận mức thấp kỷ lục. Một trong những biện pháp được đề xuất là thưởng tiền mặt trị giá 5.000 USD (khoảng 130 triệu đồng) cho mỗi phụ nữ Mỹ sau khi sinh con.

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất
Thế giới 24h

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất

Theo Cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra ở Biển Marmara gần Silivri, nằm cách Thủ đô Istanbul khoảng 70km về phía Tây, các cơn dư chấn vẫn đang tiếp diễn.

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo
Thế giới 24h

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức công bố lộ trình loại bỏ phẩm màu nhân tạo trong thực phẩm trước năm 2027. Đây được xem là một phần trong nỗ lực cải tổ hệ thống thực phẩm quốc gia vì sức khỏe cộng đồng, hướng tới mục tiêu "Đưa nước Mỹ khoẻ mạnh trở lại". 

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF
Quốc tế

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF

Hàng trăm nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu đã có mặt ở Washington để tham dự cuộc họp mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ ngày 22 - 27.4, nhưng tâm trạng của họ đã rất khác so với khi họ đến diễn đàn này vào mùa Thu năm ngoái. Các chương trình nghị sự đa phương trước đây về phối hợp chính sách công nghiệp, biến đổi khí hậu, đầu tư nước ngoài, hỗ trợ dự án hay xóa nợ với các nước nghèo hơn dường như sẽ nhường chỗ cho một mối quan tâm lớn nhất đang bao trùm cả thế giới: thuế quan.

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu
Thế giới 24h

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Trung Quốc vừa tuyên bố áp hạn chế xuất khẩu thêm lên 7 loại nguyên tố đất hiếm và nam châm quan trọng… Các chuyên gia nhận định, các biện pháp hạn chế mới có nguy cơ dẫn tới cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng diện rộng, đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt như ô tô, hàng không vũ trụ, bán dẫn và quốc phòng.

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?
Thế giới 24h

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?

Nhà Trắng đã bắt đầu quá trình tìm kiếm một vị chủ nhân mới tại Lầu Năm Góc để thay thế ông Pete Hegseth, theo một quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên. Điều này xảy ra khi Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth một lần nữa vướng vào những tranh cãi về việc chia sẻ thông tin chi tiết về hoạt động quân sự trong một cuộc trò chuyện nhóm.