Tạo sức hút cho du lịch từ chiều sâu văn hóa truyền thống các dân tộc

Những bản làng xa xôi của đồng bào dân tộc tại Quảng Bình với di sản, lễ hội độc đáo luôn gợi sự thích thú cho du khách thập phương. Với việc kết nối và phát huy giá trị văn hoá truyền thống giữa các địa bàn, những nét đẹp này sẽ quay trở lại là sức hút cho ngành du lịch Quảng Bình đang được địa phương đầu tư phát triển. 

Kết nối và gìn giữ giá trị văn hoá

Dưới dãy Trường Sơn hùng vĩ nơi huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) là mái nhà của đồng bào Bru-Vân Kiều. Sống trong lòng thiên nhiên, lại dựa vào tự nhiên với lời cầu nguyện cho mưa thuận gió hoà và cuộc sống bình yên, người dân nơi đây đã lưu truyền những quan niệm, lễ hội như là "thềm cửa" kết nối giữa con người với những thế lực tự nhiên và rừng già.

Trong đó, lễ hội trỉa lúa là một phần linh hồn thể hiện cuộc sống lao động, sản xuất gắn với niềm tin tâm linh của đồng bào Bru-Vân Kiều. Đến nay, lễ hội được cha ông để lại vẫn gìn giữ lưu truyền qua các thế hệ. Hơn hết, những người làm công tác bảo tồn nhận thấy đồng bào Bru-Vân Kiều ở xã Trường Sơn, Kim Thủy và Trọng Hóa có những nét tương đồng trong văn hoá, tín ngưỡng, từ đó đã triển khai mô hình di sản kết nối gắn với hành trình du lịch nhằm phát triển cộng đồng dân tộc thiểu số.

454648083-1016456297149479-1081571031114649306-n.jpg
Mô hình di sản kết nối gắn với các hành trình du lịch di sản để phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số có di sản tương đồng

Qua các hoạt động tập huấn trong năm 2024, bà con Bru-Vân Kiều xã Kim Thủy, huyện Lệ Thuỷ và Trọng Hóa, huyện Minh Hoá được thông tin về cách thức bảo tồn di sản gắn với du lịch, truyền dạy kỹ năng xây dựng mô hình di sản kết nối gắn với các hành trình du lịch. Các nghệ nhân, già làng và học viên là những người trẻ cùng tham gia hoạt động, được thực hành kỹ năng trình diễn các nghi thức của lễ hội đặc sắc.

Trong đó, đoàn người nối dài di chuyển theo nhịp, vai đeo gùi, tay cầm gậy chọc lỗ, đi xung quanh bãi đất để thực hiện nghi thức gieo hạt, nghi thức làm nên linh hồn của lễ hội, và cũng là nghi thức tái hiện quy trình trồng cây, trỉa lúa, cầu cho mùa màng bội thu khi chuẩn bị vào mùa giáp hạt.

bru-van-kieu.jpg
Hoạt động thu hút các thế hệ đồng bào Bru-Vân Kiều cùng tham gia. Ảnh: D.H

Không chỉ những bậc cao niên, cả nhiều người trẻ trong bản làng đã rời xa vùng cao để về xuôi học tập, khi quay trở về cũng hoà mình trong nhịp điệu kết nối thiên nhiên - con người.

Già làng Hồ Thanh Minh ở bản Chuôn, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thuỷ nhớ lại về những lễ hội trỉa lúa ngày trước, tâm sự, năm nay được tham gia hoạt động, ông như sống lại những ký ức đẹp đẽ của những mùa lễ hội rộn ràng. "Thấy thế hệ trẻ hăng say học hỏi và tham gia, tôi tin rằng những giá trị truyền thống của đồng bào sẽ được giữ gìn và trường tồn", ông cho biết.

Hành trình di sản nối chặng đường du lịch

Thực hành và tái hiện kỹ năng trình diễn các nghi thức của lễ hội đặc sắc như lễ hội trỉa lúa nằm trong mô hình di sản kết nối gắn với các hành trình du lịch di sản, để phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số có di sản tương đồng, được các đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình phối hợp thực hiện trong thời gian qua.

Hoạt động đã mang đến niềm vui cho các thế hệ đồng bào dân tộc thiểu số Bru-Vân Kiều dưới dãy Trường Sơn cũng như tại các xã, địa bàn khác có di sản tương đồng; đồng thời, tái hiện một màu sắc độc đáo về cuộc sống bên rừng già hùng vĩ, gợi hứng thú cùng niềm trân trọng, quan tâm đối với du khách thập phương và cả với con người con người ở vùng đất nơi đây.

z6119265698134-9716cbb7fd5a8a79731e2184c01adff0.jpg
Học viên trình diễn các loại hình văn nghệ dân gian của đồng bào Bru-Vân Kiều.

Đáng lưu ý, một trong những nguyên tắc cốt lõi của mô hình xây dựng di sản kết nối là luôn tôn trọng bản sắc riêng biệt của từng vùng quê, không áp đặt hay gò ép vào một khuôn mẫu chung, tôn vinh sự khác biệt, giữ gìn tính đa dạng trong văn hóa. Từ đó, di sản tồn tại và lưu truyền, phát triển như những gì vốn có, giữ được tính “hồn nhiên” của văn hoá, tín ngưỡng cộng đồng dân tộc.

Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình Trang Thị Hồng Thuý phân tích thêm, mỗi lễ hội, mỗi phong tục đều được bảo tồn một cách tự nhiên, chân thực, không chạy theo hình thức hay áp đặt từ bên ngoài. Chính điều này sẽ giúp cho cộng đồng cảm thấy gắn bó và tự hào hơn về bản sắc văn hóa của mình, đồng thời tạo ra sự khác biệt hấp dẫn đối với du khách khi đưa lễ hội vào khai thác du lịch.

z6119265728990-f2c123c36efe343291ac420a911b76d0.jpg
Truyền dạy các loại hình văn hóa phi vật thể cho đồng bào Bru-Vân Kiều

Bên cạnh việc tái hiện lễ hội trỉa lúa, những lời ca, câu hát và di sản văn hoá phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số thuộc dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” tại các địa bàn của tỉnh Quảng Bình cũng được truyền dạy, chuyển tải qua các thế hệ, là "tài sản" vô giá của dân tộc cũng như là sản phẩm tiềm năng cho các hành trình du lịch sinh thái của địa phương.

“Mô hình di sản kết nối hướng đến việc gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số và tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương thông qua du lịch. Việc lồng ghép di sản vào các hành trình du lịch giúp quảng bá sâu rộng văn hóa Bru-Vân Kiều, đồng thời tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào chuỗi liên kết du lịch, tạo ra các sản phẩm hấp dẫn. Mục tiêu dài hạn là phát triển bền vững và nhân rộng mô hình này sang các vùng dân tộc thiểu số và miền núi khác”, Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình Trang Thị Hồng Thuý nhấn mạnh.

Văn hóa - Thể thao

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới
Văn hóa - Thể thao

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa, đời sống nghệ thuật đối diện với thách thức chưa từng có. Sự thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ và cách thức sáng tạo buộc nghệ sĩ phải tìm kiếm luồng gió mới, định hình giá trị truyền thống trong kỷ nguyên mới.

"Vạn trái tim - Một niềm tin”
Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức phát động Giải chạy “Vietcombank Run & Share 2025: Vạn trái tim - Một niềm tin” tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Việc ra mắt các sản phẩm chất lượng sẽ góp phần đưa du lịch tàu biển Việt Nam phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch tàu biển cần chiến lược tổng thể để bứt phá

Liên tiếp các siêu du thuyền quốc tế cập cảng Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch tàu biển. Theo các doanh nghiệp, cần có chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển bứt phá hơn nữa, trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Du khách trải nghiệm ứng dụng tìm kiếm và đặt phòng khách sạn tại các điểm du lịch
Du lịch - Thể thao

Thúc đẩy doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ

Nhằm tạo cơ hội để doanh nghiệp du lịch tiếp cận và ứng dụng công nghệ, tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội - VITM Hà Nội 2025 sẽ có gian hàng giới thiệu các ứng dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo (AI), robot trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn và dịch vụ du lịch.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.