Tri ân công đức Thiền sư Pháp Loa với Phật giáo Việt Nam

Thiền sư Pháp Loa - Đệ nhị Tổ Thiền phái Trúc Lâm đã để lại nhiều đóng góp cho Phật giáo, góp phần phát triển chuẩn mực đạo đức, văn hóa đất nước. Nhân kỷ niệm 695 năm ngày sinh của Thiền sư, tối 29.3 đã diễn ra các hoạt động tưởng nhớ công đức của ông.

Theo Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Phó Trưởng ban Thường trực Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, Thiền sư Pháp Loa là Đệ nhị Tổ Thiền phái Trúc Lâm. Pháp Loa tên đời là Đồng Kiên Cương, sinh năm 1284 tại thôn Đồng Hòa, hương Cửu La, huyện Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Nam Sách, Hải Dương). Cha là Phật tử, pháp danh Thuần Mậu, mẹ là Vũ Từ Cứu.

b3b85f88-04df-439f-935d-5edaa33537c7.jpg
Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Phó Trưởng ban Thường trực Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh chia sẻ tại sự kiện. Ảnh: Phú Lê

Tương truyền, bà Vũ Từ Cứu nằm mộng thấy dị nhân trao cho thanh kiếm thần và sau đó mang thai, bà đặt tên con là Kiên Cương. Đồng Kiên Cương còn nhỏ đã có chí khác thường, không nói lời ác...

Năm 1304, Đồng Kiên Cương gặp Phật hoàng Trần Nhân Tông liền đỉnh lễ xin xuất gia, được đặt tên là Thiện Lai. Năm 1305, mến tài đức của Thiện Lai, Phật hoàng ban pháp danh là Pháp Loa, sau đó nhận chân Trụ pháp Vương gia - trì Như Lai tạng, trụ trì chùa Siêu Loại của sơn môn Yên Tử, và được Đức Trúc Lâm Đệ nhất Tổ Trần Nhân Tông trao trọng trách làm Tổ thứ hai của Thiền phái.

Năm 1330, tức mùng 3.3 năm Canh Ngọ, Nhị Tổ Pháp Loa viên tịch. Theo Thượng tọa Thích Đạo Hiển, với 47 năm tuổi đời, 26 năm tuổi đạo, 12 năm làm Đệ nhị Tổ thiền phái Trúc Lâm, Thiền sư Pháp Loa đã để lại nhiều đóng góp cho Phật giáo và góp phần phát triển chuẩn mực đạo đức, văn hóa của đất nước, tạo nên một trong những giai đoạn phát triển nhất của lịch sử dân tộc.

Đó là duy trì và phát triển triết lý Phật giáo Trúc Lâm do Đệ nhất Tổ truyền trao; soạn thảo, hiệu đính, cho khắc mộc bản in ấn nhiều bộ kinh sách Phật giáo; tiếp độ và truyền thụ tri thức Phật giáo cho nhiều Phật tử xuất gia và tại gia; xây dựng hệ thống đào tạo tăng tài chính quy và được xem là người sáng lập tổ chức bậc Đại học Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam.

Ông cũng xây dựng nhiều tự viện Phật giáo làm trung tâm tu học đạo đức, xây dựng lối sống nhân quả, Phật tại tâm tốt đẹp trong nhân gian...

40731773-9ddf-4f18-a58b-2b85523cea21.jpg
Trình diễn trích đoạn cải lương “Pháp Loa, Nhị Tổ Thiền phái Trúc Lâm”. Ảnh: Phú Lê

Tại đêm giao lưu với chủ đề "Tri ân Tam tổ Trúc Lâm", TS. Bùi Hữu Dược, nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ, đã chia sẻ về dòng chảy của Phật giáo Trúc Lâm xưa và nay, vị trí thánh địa Ngọa Vân am trong tâm thức người Việt.

Khách mời trong chương trình cũng được thưởng thức một số tác phẩm diễn xướng thơ, nhạc về chủ đề Trúc Lâm, về Phật hoàng Trần Nhân Tông, ca ngợi công đức Tam Tổ Trúc Lâm…; xem trình diễn trích đoạn cải lương “Pháp Loa, Nhị Tổ Thiền phái Trúc Lâm” do các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Việt Nam thể hiện...

Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”
Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức phát động Giải chạy “Vietcombank Run & Share 2025: Vạn trái tim - Một niềm tin” tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Việc ra mắt các sản phẩm chất lượng sẽ góp phần đưa du lịch tàu biển Việt Nam phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch tàu biển cần chiến lược tổng thể để bứt phá

Liên tiếp các siêu du thuyền quốc tế cập cảng Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch tàu biển. Theo các doanh nghiệp, cần có chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển bứt phá hơn nữa, trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Du khách trải nghiệm ứng dụng tìm kiếm và đặt phòng khách sạn tại các điểm du lịch
Du lịch - Thể thao

Thúc đẩy doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ

Nhằm tạo cơ hội để doanh nghiệp du lịch tiếp cận và ứng dụng công nghệ, tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội - VITM Hà Nội 2025 sẽ có gian hàng giới thiệu các ứng dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo (AI), robot trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn và dịch vụ du lịch.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.