Đặc sắc văn hóa dân tộc Chứt ở điểm du lịch miền Tây Quảng Bình

Với nghệ thuật dân gian phong phú mang đậm dấu ấn truyền thống cổ xưa, những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc Chứt được bảo tồn và gìn giữ, đồng thời phát triển song hành gắn với du lịch, tạo nên nét đặc sắc cho điểm đến vùng cao miền Tây Quảng Bình.

Nét riêng văn hoá - Đặc sắc hoạt động du lịch

Dân tộc Chứt bao gồm các nhóm: Sách, Rục, Arem, Mày, Mã Liềng, chủ yếu sinh sống ở huyện Minh Hoá (Quảng Bình). Mặc dù là dân tộc ít thứ 12 ở nước ta, dân tộc Chứt vẫn sở hữu những giá trị di sản văn hoá quý báu, phản ánh đời sống, tinh thần và những tập quán truyền thống độc đáo của một trong những dân tộc thiểu số đặc trưng tại khu vực miền Trung Việt Nam.

Những giá trị này bao gồm ngôn ngữ, phong tục tập quán, nghệ thuật dân gian, các nghi lễ truyền thống và tri thức bản địa, tất cả đều chứa đựng dấu ấn sâu sắc của môi trường tự nhiên và lịch sử sinh tồn của cộng đồng Chứt.

le-hoi-ram-thang-ba-minh-hoa-02.jpg
Các đồ dùng và ẩm thực đặc sắc của đồng bào dân tộc Chứt

Đặc biệt, khách du lịch thập phương ngày nay có thể dễ dàng trải nghiệm nét đặc sắc văn hoá và hoà mình vào các hoạt động hấp dẫn vào bất kỳ thời điểm nào trong năm khi đến với miền Tây Quảng Bình, mà ấn tượng nhất là khi xuân sang và thu đến, với Tuần lễ Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Hội rằm tháng ba Minh Hóa cũng như các lễ cúng của đồng bào gắn với mùa màng, thời tiết.

Dịp Hội rằm tháng ba, đồng bào dân tộc nơi đây sẽ chuẩn bị sắm sửa, trang hoàng nhà cửa, sắm quần áo mới và tổ chức các trò chơi thể thao, dân gian đặc trưng văn hoá của các tộc người. Phần lễ thường hội tụ cả ba yếu tố và được duy trì từ xưa đến nay gồm: lễ - hội - chợ. Sau đó là phần hội diễn ra tại sân vận động huyện ở thị trấn Quy Ðạt với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc: hát sắc bùa, hát nhà trò, hò thuốc, chơi đánh đu, chơi đẩy gậy, hát múa giao duyên giữa hai làng, tổ chức chợ truyền thống bán các sản vật của địa phương như trứng kiến, nhộng ong, tằm sắn, ốc khe, mật ong, các thảo dược...

minh-hoa.jpg
Hoạt động văn hoá - thể thao tại Hội rằm tháng ba Minh Hoá
le-cung.jpg
Phục dựng lễ cúng Giang Sơn của đồng bào Rục (dân tộc Chứt)

Tương truyền, Hội rằm tháng ba có nguồn gốc từ một sự tích, với việc dân bản lập đền thờ ông Bụt cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Và hàng năm cứ đến rằm tháng ba âm lịch, bà con các dân tộc ở Minh Hoá lại tổ chức lễ hội để nhớ đến huyền tích thác Bụt và cũng là dịp để bà con gặp gỡ, giao lưu, kết nối tình nghĩa và gia tăng tình đoàn kết.

Bên cạnh đó, một số lễ cúng cũng được người dân cùng chính quyền địa phương và cơ quan chức năng phục dựng, bảo tồn, góp phần nối truyền, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Chứt, làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào.

Phát huy các giá trị văn hoá đồng bào gắn với phát triển du lịch

Bên cạnh những Lễ hội văn hoá và lễ cúng mang đậm các giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc Chứt, trong thời gian qua, tỉnh Quảng Bình cũng đã ghi nhận sự hình thành và hoạt động hiệu quả của một số mô hình phát triển kinh tế du lịch. Theo Phó Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Quảng Bình Mai Xuân Thành, một số mô hình được các công ty tổ chức hoạt động khá hiệu quả như “Trải nghiệm thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa cộng đồng người Rục ở xã Thượng Hóa” của Công ty TNHH Oxalis Holiday hay mô hình “khám phá thiên nhiên Hóa Sơn - hang Rục Mòn” của Công ty TNHH TMDV Đất xanh Phong Nha - Green Land Travel, với kỳ vọng xây dựng một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, huyện Minh Hóa đã chọn bản Dộ - Tà Vờng, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hoá (Quảng Bình) để xây dựng điểm đến du lịch...

“Việc triển khai thực hiện các mô hình du lịch đã góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập, cải thiện đời sống; đồng thời nâng cao nhận thức cho bà con nhân dân về các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào mình”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Quảng Bình cho biết.

le-hoi-ram-thang-ba-minh-hoa-01.jpg
Các trò chơi dân gian trong Tuần văn hóa và hội rằm tháng ba Minh Hóa

Việc triển khai thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14.10.2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, đã góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn và lan toả các giá trị văn hoá đặc sắc. Trong đó, địa phương đã triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Chứt bước đầu đã được khai thác, phát huy giá trị.

Triển khai Quyết định số 1719/QĐ-TTg, trong những năm gần đây, huyện Minh Hóa đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người Chứt về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số; bảo tồn di sản văn hóa người Chứt, kết hợp phát triển du lịch thông qua việc phục dựng lễ hội, mở lớp dạy tiếng Chứt, và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số…

Với những nỗ lực đó, miền Tây Quảng Bình ngày một ghi dấu ấn trong tâm thức người dân địa phương cũng như du khách gần xa về một màu sắc văn hoá độc đáo, đặc sắc, chứa đựng dấu ấn của lịch sử và đại ngàn hùng vĩ, khơi gợi sự tò mò để du khách một lần đến nơi đây trải nghiệm.

Du lịch - Thể thao

Công cụ số hóa giúp doanh nghiệp du lịch đáp ứng nhu cầu khách hàng trong kỷ nguyên số.
Du lịch - Thể thao

Doanh nghiệp lữ hành với tiếp thị trực tuyến

Tại tọa đàm “Chiến lược marketing online và phần mềm quản lý kinh doanh du lịch lữ hành” do CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội tổ chức mới đây, các doanh nghiệp đã chia sẻ và giới thiệu nhiều giải pháp cùng kinh nghiệm thực tế ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp lữ hành quản lý toàn bộ quy trình kinh doanh hiệu quả.

Tỉnh Hòa Bình dự kiến tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh năm 2024 với nhiều hoạt động đặc sắc
Địa phương

Tiếp tục kích cầu, phát triển du lịch bền vững

Để tiếp tục kích cầu, phát triển du lịch, ngay trung tuần tháng 11 (từ 15 - 23.11), tỉnh Hòa Bình tổ chức sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024 tại thành phố Hòa Bình. Đây là sự kiện quan trọng được chuẩn bị chu đáo để giới thiệu các hoạt động văn hóa phong phú và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nhằm phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua 4 nội dung đột phá đã được tỉnh đề ra từ đầu nhiệm kỳ.

Khách du lịch đến Ninh Bình tiếp tục tăng
Văn hóa - Thể thao

Khách du lịch đến Ninh Bình tiếp tục tăng

Theo Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình, số lượt khách đến tham quan tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh tháng 10 ước đạt trên 386,5 nghìn lượt, tăng 11,90% so với cùng kỳ năm trước; cộng dồn 10 tháng năm 2024 là trên 7.683,6 nghìn lượt.

Đạo diễn Mai Thanh Tùng với “Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya 2024”
Văn hóa - Thể thao

Đạo diễn Mai Thanh Tùng với “Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya 2024”

Diễn ra tại khu vực Nhà rông làng Ia Gri, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, chương trình nghệ thuật “Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya năm 2024” hứa hẹn tạo điểm nhấn cho Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 của tỉnh Gia Lai. Chương trình diễn ra lúc 20h10 ngày 9.11, do đạo diễn Mai Thanh Tùng và Oscar Media thực hiện.

Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - khơi nguồn và phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - khơi nguồn và phát triển

Ngành du lịch tại vùng Đông Bắc còn chưa phát triển đúng tiềm năng sẵn có. Đây là nhận định của các đại biểu tại hội thảo Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - khơi nguồn và phát triển. Để tháo gỡ cần có sự liên kết chặt chẽ phát triển du lịch vùng, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, khai thác phát triển du lịch gắn với văn hóa và lịch sử.