Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Chứt gắn với phát triển du lịch

Sáng 13.11, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đã tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Chứt ở tỉnh Quảng Bình gắn với phát triển du lịch”.

Dân tộc Chứt ở Quảng Bình có khoảng 1.860 hộ với hơn 7.800 nhân khẩu, chiếm khoảng 2,3% dân số của tỉnh. Tuy vậy, trong quá trình sinh sống và phát triển, đồng bào dân tộc Chứt tỉnh Quảng Bình đã cố gắng sáng tạo và gìn giữ rất nhiều giá trị văn hoá vật chất, tinh thần độc đáo, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

z6027514587113-ea59ec5f15ca637f40203d6b6d0b3839.jpg
Toàn cảnh Hội thảo khoa học

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Quảng Bình Mai Xuân Thành cho biết, triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Chứt tại địa phương bước đầu đã được khai thác, phát huy giá trị.

z6027514735117-224c22fec4b149a39c790c96d2c4ca8c.jpg
Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Quảng Bình Mai Xuân Thành phát biểu tại Hội thảo

Cụ thể, một số mô hình phát triển kinh tế du lịch đã hình thành và được các công ty tổ chức hoạt động khá hiệu quả, như mô hình “Trải nghiệm thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa cộng đồng người Rục ở xã Thượng Hóa”; “Khám phá thiên nhiên Hóa Sơn - hang Rục Mòn”… Bên cạnh đó, với kỳ vọng xây dựng một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đã chọn bản Dộ - Tà Vờng, xã Trọng Hóa, để xây dựng điểm đến du lịch. Việc triển khai thực hiện các mô hình du lịch đã góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập, cải thiện đời sống; đồng thời nâng cao nhận thức cho bà con nhân dân về các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Chứt trên địa bàn tỉnh Quảng Bình gắn với phát triển du lịch vẫn chưa tương xứng với bề dày lịch sử và các giá trị văn hóa của địa phương; một số loại hình văn hóa truyền thống đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

z6027514690953-07f420654b9c2c5d337b95155db7167d.jpg
PGS. TSKH Trịnh Thị Kim Ngọc trình bày về nội dung bảo tồn các đặc trưng văn hoá và phát triển du lịch- cơ hội đổi đời của dân tộc Chứt
z6027514630959-1147347d1eedf136afbaacaadd274b18.jpg
Phó Vụ trưởng Vụ tuyên truyền, Uỷ ban Dân tộc Đinh Xuân Thắng trình bày tại Hội thảo

Vì vậy, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Quảng Bình Mai Xuân Thành nhấn mạnh: Hội thảo khoa học "Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Chứt ở tỉnh Quảng Bình gắn với phát triển du lịch” sẽ góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và của nhân dân trong việc chung tay bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung, dân tộc Chứt nói riêng.

Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng; xây dựng cơ chế chính sách, huy động nguồn lực phục vụ cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào; tiếp tục triển khai có hiệu quả Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”.

z6027614685001-209c7b50357085f25eaf3cb1119989e8.jpg
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Bình Lê Minh Tuyên phát biểu tại Hội thảo
z6027514532705-0d7870a49ff879aa3964b64b53094be9.jpg
PGS. TS. Nguyễn Văn Mạnh trình bày tham luận tại Hội thảo khoa học

Tại Hội thảo, các đại biểu, nhà khoa học, chuyên gia đã trình bày các tham luận và đưa ra nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Chứt gắn với phát triển du lịch; góp phần làm tốt hơn nữa công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Chứt tỉnh Quảng Bình.

Văn hóa

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.

Xem miễn phí Tuần lễ phim Iran tại Hà Nội
Văn hóa - Thể thao

Xem miễn phí Tuần lễ phim Iran tại Hà Nội

Diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11 - 15.4, Tuần lễ phim Iran do Đại sứ quán Iran tại Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, mang đến những phim nổi bật nhất của điện ảnh xứ Ba Tư, được sản xuất từ năm 2023 - 2025.