Quảng Bình: Truyền dạy các loại hình văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc Chứt

Gần 100 người là cán bộ, công chức, giáo viên và học sinh cùng các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín là đồng bào dân tộc Chứt trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã cùng tái hiện các loại hình văn hoá phi vật thể.

Chiều 6.12, tại huyện Tuyên Hoá (Quảng Bình), lớp tập huấn, truyền dạy và trình diễn, tái hiện các loại hình văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc Chứt trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tiến hành bế mạc.

z6103903760700-f5376a12bd96e9f882749e3c5eee171d.jpg
Tái hiện loại hình văn hoá phi vật thể của dân tộc Chứt. Ảnh: Khánh Trinh

Tham gia lớp tập huấn có 95 học viên đến từ huyện Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa; giáo viên và học sinh Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Quảng Bình cùng các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín là đồng bào dân tộc Chứt trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Theo đại diện Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Quảng Bình, trong thời gian diễn ra hoạt động tập huấn, đội ngũ báo cáo viên đến từ Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh đã tích cực truyền đạt các nội dung theo kế hoạch, qua đó các học viên nắm và hiểu các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính sách dân tộc, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình nói chung và đồng bào dân tộc Chứt nói riêng.

Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Chứt, đề cao vai trò năng lực chủ thể văn hóa của các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín của đồng bào dân tộc Chứt.

z6103904141535-59539ae4f1e6cef5d13c0cd2167bd4a6.jpg
Đại diện Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Quảng Bình báo cáo kết quả chương trình tập huấn. Ảnh: Khánh Trinh

Bên cạnh đó việc tổ chức tập huấn các kỹ năng về trình diễn, tái hiện các loại hình văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc Chứt từng bước khôi phục và phát huy giá trị, trở thành nguồn lực, sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cũng như góp phần bảo tồn văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc Chứt.

Các học viên tham gia lớp tập huấn điều kiện đi lại còn nhiều khó khăn nhưng các học viên đã cố gắng khắc phục trở ngại để tham gia lớp tập huấn đầy đủ.

z6103904054946-f474b7e00f0a97889624b779d4fa5415.jpg
Đồng bào dân tộc Chứt trình diễn bài hát ru
z6103903595090-de4b5aa8bcad3620b70ad74df37a5457.jpg
Nhiều người trẻ, học sinh tham gia tái hiện các loại hình văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc Chứt. Ảnh: Khánh Trinh

Đồng thời, các học viên cũng trách nhiệm và ý thức tập luyện cao, không phân biệt tuổi tác để cùng nhau hoàn thành các nội dung kế hoạch tập huấn đề ra và tiếp thu những kỹ năng trình diễn, tái hiện các loại hình văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc Chứt; nâng cao kiến thức cho cán bộ công chức văn hóa xã, các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp.

z6103903846819-99ea3b0bf52992b4ff9fb8b67efa5654.jpg
Đồng bào dân tộc Chứt vượt đường dài để tham gia tập huấn. Ảnh: Khánh Trinh

Chính đồng bào vừa là chủ nhân, vừa là chủ thể văn hóa trong việc bảo tồn, phát huy, trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của mình một cách bền vững và tốt nhất.

Văn hóa

Tiếp lửa nghệ thuật truyền thống
Văn hóa - Thể thao

Tiếp lửa nghệ thuật truyền thống

Nghệ thuật truyền thống là một phần quan trọng của di sản văn hóa, mang theo giá trị lịch sử, tâm hồn và tinh hoa của văn hóa dân tộc. Đào tạo, truyền dạy nghệ thuật truyền thống không chỉ giúp bảo tồn giá trị quý báu mà còn phát triển, làm phong phú thêm văn hóa đương đại.

Ngày Việt Nam tại Ảrập XêÚt: Quảng bá văn hóa Việt tại Trung Đông
Văn hóa - Thể thao

Ngày Việt Nam tại Ảrập XêÚt: Quảng bá văn hóa Việt tại Trung Đông

Riyadh - thủ đô Ảrập XêÚt sẽ trở thành điểm dừng chân tiếp theo của chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024. Với chủ đề “Hội tụ tinh hoa ngàn năm văn hóa - Vươn mình trong kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng”, đây là cơ hội đặc biệt để văn hóa Việt Nam lan tỏa sâu rộng tại khu vực Trung Đông.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động mỹ thuật

Theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phạm Cao Thái, Nghị định số 113/2013/NĐ-CP là một bước quan trọng trong quản lý, phát triển hoạt động mỹ thuật tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm, một số quy định trong Nghị định cần được rà soát, sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Bảo vệ bản quyền - đòn bẩy thúc đẩy sáng tạo
Văn hóa

Bảo vệ bản quyền - đòn bẩy thúc đẩy sáng tạo

Để bảo vệ bản quyền, bên cạnh hoàn thiện hành lang pháp lý và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, PHẠM THỊ KIM OANH cho rằng, cần sự chủ động hơn nữa của các nhà sáng tạo - chủ thể quyền.