Ra mắt sách về cuộc đời, sự nghiệp Tổng đốc Hoàng Diệu

Sáng 19.3, tại Hà Nội đã diễn ra tọa đàm giới thiệu cuốn sách “Cuộc đời, sự nghiệp của Tổng đốc Hoàng Diệu và công cuộc giữ thành Hà Nội".

Sự kiện do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội và Chi Hội Di sản văn hóa Hồng Châu Hà Nội (Hội Di sản văn hóa Việt Nam) phối hợp tổ chức, hướng tới kỷ niệm 195 năm ngày sinh và tưởng nhớ 143 năm ngày hy sinh của Tổng đốc Hoàng Diệu (8.3 âm lịch).

Tổng đốc Hoàng Diệu (1829 - 1882) có nhiều công lao trong xây dựng vương triều Nguyễn, phụng sự dân tộc và Nhân dân. Trong cuộc tấn công Thành Hà Nội lần thứ 2 của thực dân Pháp (1882), do tương quan lực lượng chênh lệch, Thành Hà Nội thất thủ, Tổng đốc Hoàng Diệu đã tuẫn tiết, để lại tấm gương bi tráng trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc nói chung và công cuộc giữ thành Hà Nội nói riêng.

hoang-dieu.jpg
Tọa đàm ra mắt sách về Tổng đốc Hoàng Diệu sáng 19.3

Cuốn sách “Cuộc đời, sự nghiệp của Tổng đốc Hoàng Diệu và công cuộc giữ thành Hà Nội” của TS. Nguyễn Quang Hà và luật sư Hà Thị Thanh, do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành có dung lượng 376 trang. Sách sử dụng các phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận khoa học như: nghiên cứu văn bản học; thống kê, định lượng, kết hợp chặt chẽ việc khảo sát, sưu tầm, nghiên cứu thực địa và khai thác tư liệu lưu trữ tạo nên hệ thống tư liệu phong phú.

Tại tọa đàm, các diễn giả đã tập trung chia sẻ, thảo luận các nội dung lớn về Tổng đốc Hoàng Diệu gồm: bối cảnh lịch sử và quê hương; cuộc đời và sự nghiệp làm quan của Tổng đốc; Hoàng Diệu với trọng trách trông coi khu vực Hà Nội và Bắc bộ; công cuộc giữ thành Hà Nội và sự hy sinh của Tổng đốc Hà Nội; tri ân người anh hùng.

f19d7d6d-3aa4-4e55-b410-e6c94e30c058.jpg
Bìa cuốn sách “Cuộc đời, sự nghiệp của Tổng đốc Hoàng Diệu và công cuộc giữ thành Hà Nội"

Theo nguyên Viện trưởng Viện Sử học, PGS.TS Đinh Quang Hải, cuốn sách “Cuộc đời, sự nghiệp của Tổng đốc Hoàng Diệu và công cuộc giữ thành Hà Nội” là công trình dày dặn nhất, công phu nhất về Tổng đốc Hoàng Diệu cho đến ngày hôm nay.

Cuốn sách tập hợp, cập nhật hệ thống các nguồn tư liệu lịch sử, các tác phẩm, công trình nghiên cứu, văn bản lưu trữ nhằm làm rõ, sâu sắc thêm về cuộc đời, sự nghiệp của Tổng đốc Hoàng Diệu; góp phần khắc sâu công lao to lớn của Tổng đốc Hoàng Diệu; đồng thời đưa ra những đề xuất, nghiên cứu nhằm phát huy giá trị di sản của Tổng đốc Hoàng Diệu.

a8dc4454-7934-4f11-a896-754a5773b21a.jpg
Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Xuân Bắc phát biểu tại lễ ra mắt sách

Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Xuân Bắc cho biết, văn học, nghệ thuật đang thiếu các vở diễn nghệ thuật điện ảnh, sân khấu, âm nhạc ca ngợi, tôn vinh công lao to lớn của Tổng đốc Hoàng Diệu. Hy vọng cuốn sách sẽ là nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ sáng tác nhiều hơn các tác phẩm về tấm gương trung liệt của Thủ đô.

Tham luận và ý kiến của các nhà khoa học trên các lĩnh vực sử học, Hán Nôm, Bảo tàng... cũng kiến nghị các giải pháp tăng cường quy mô, tư liệu và tính khoa học trong sưu tầm, trưng bày liên quan đến di sản của Tổng đốc Hoàng Diệu ở một số bảo tàng, địa phương, trước hết ở Hà Nội và Quảng Nam (quê hương ông).

Bên cạnh đó, tôn tạo, xây dựng đền thờ Tổng đốc Hoàng Diệu tại Hà Nội; tăng cường các hoạt động, loại hình xây dựng hình ảnh, tuyên truyền giáo dục... phát huy di sản các anh hùng dân tộc nói chung và Tổng đốc Hoàng Diệu nói riêng trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Văn hóa - Thể thao

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.