Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa, đời sống nghệ thuật đối diện với thách thức chưa từng có. Sự thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ và cách thức sáng tạo buộc nghệ sĩ phải tìm kiếm luồng gió mới, định hình giá trị truyền thống trong kỷ nguyên mới.

Phá vỡ quy tắc và giới hạn

"Chưa bao giờ đời sống nghệ thuật lại chuyển động nhanh chóng đến vậy. Công nghệ số đã dân chủ hóa nghệ thuật, biến nó trở thành sân chơi mở rộng cho bất kỳ ai có đam mê sáng tạo". Nhận định như vậy, TS. Phạm Minh Quân, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội, phân tích thêm: nghệ thuật luôn phản ánh những biến chuyển của xã hội và con người. Trong bối cảnh đương đại, các quan niệm nghệ thuật truyền thống đang đối diện với áp lực lớn từ xu hướng số hóa và thị trường nghệ thuật toàn cầu. Thay đổi không chỉ diễn ra trong một lĩnh vực mà trải dài trên nhiều phương diện, từ văn học, hội họa đến âm nhạc…

TS. Phạm Minh Quân so sánh trong quá khứ, nghệ thuật được tạo ra trong bối cảnh đời sống diễn ra chậm hơn, có thể tồn tại nhiều thế kỷ vì xã hội không chịu tác động quá lớn từ những thay đổi thời gian ngắn. Điều này khiến các tác phẩm mang tính bền vững hơn cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, xã hội hiện đại chứng kiến sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là internet và các nền tảng kỹ thuật số, bất kỳ ai cũng có thể sáng tạo và chia sẻ tác phẩm. Chưa kể, nếu như trước đây, thị hiếu thẩm mỹ phần lớn chịu sự chi phối của những quy chuẩn văn hóa và xã hội cố định, thì ngày nay cả nghệ sĩ lẫn công chúng đều có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn tri thức, văn hóa đa dạng. Điều này dẫn đến sự bùng nổ của nghệ thuật trong không gian số, khiến số lượng tác phẩm trở nên phong phú nhưng cũng dễ dàng bị lãng quên nhanh chóng. Quan niệm giá trị nghệ thuật cũng phải thích nghi với tốc độ này.

s2.jpg
Kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và các nền tảng tương tác đã thay đổi cách thức tiếp cận nghệ thuật. Ảnh: The Outpost

Đặc biệt, trong thời đại công chúng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong diễn giải nghệ thuật, nghệ thuật không còn là lĩnh vực độc quyền của giới chuyên môn hoặc các nhà phê bình. Một tác phẩm có thể được đánh giá rất cao bởi một nhóm người vì tính sáng tạo hay thông điệp xã hội nhưng đồng thời có thể bị chối bỏ bởi một nhóm khác vì không phù hợp với chuẩn mực thẩm mỹ của họ. Khi công chúng trở thành người đồng sáng tạo, sự đa dạng phong cách và trường phái trở nên tự nhiên và tất yếu.

“Nghệ thuật ngày nay không bị giới hạn bởi các quy tắc hay chuẩn mực trước đây mà luôn thử nghiệm, kết hợp và phát triển. Ví dụ, các nghệ sĩ đương đại có thể pha trộn điêu khắc, hội họa, sắp đặt, trình diễn và nghệ thuật kỹ thuật số để tạo ra tác phẩm tổng hợp. Điều này không chỉ phá vỡ các khuôn khổ truyền thống về trường phái nghệ thuật mà còn mở ra không gian cho vô số cách diễn giải khác nhau. Nói chung, sự mở rộng cánh cửa tri thức cùng sự phát triển của công nghệ đã mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra những thách thức về việc gạn lọc, sáng tạo và xác định tiếng nói riêng”, TS. Phạm Minh Quân nhận định.

Thúc đẩy sáng tạo, phát triển bền vững

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện còn quá nhiều rào cản để nghệ thuật Việt Nam có thể phát triển, đứng vững, thể hiện bản sắc dân tộc trên trường quốc tế. Chủ tịch Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, GS.TS. Nguyễn Xuân Tiên chỉ ra: hoạt động nghệ thuật là quy trình liên tục, khép kín song hành với tiến trình lịch sử xã hội và tương tác lẫn nhau không ngừng giữa cuộc sống - nghệ sĩ - tác phẩm - công chúng. Các yếu tố này đều tác động trực tiếp, gián tiếp đến đời sống nghệ thuật.

Bởi vậy, muốn thúc đẩy sáng tạo, phát triển bền vững nghệ thuật ở Việt Nam, cần có những giải pháp, chiến lược cụ thể về quản lý nhà nước, đào tạo chuyên ngành, môi trường hoạt động, quảng bá tác phẩm, chính sách và trách nhiệm đối với văn nghệ sĩ, phê bình nghệ thuật, đồng thời nâng cao nhận thức thẩm mỹ của người dân… Để đào tạo nên những người có khả năng cảm thụ nghệ thuật, có kiến thức và hiểu biết về mỹ thuật, GS.TS. Trương Quốc Bình, Viện Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch Việt Nam, kiến nghị, cần thay đổi tận gốc giáo dục mỹ thuật ở các trường phổ thông; từng bước thay đổi chương trình đào tạo, bổ sung nguồn lực quan trọng của ngành mỹ thuật, bồi dưỡng tài năng mỹ thuật và đổi mới công tác đào tạo công chúng mỹ thuật.

Nhìn lại thế kỷ trước, thế hệ nghệ sĩ như Nguyễn Gia Trí hay Bùi Xuân Phái vừa là chủ thể sáng tạo khi họ sử dụng các chất liệu truyền thống như sơn mài để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật mang tính dân tộc, vừa là khách thể khi tiếp thu những ảnh hưởng từ hội họa phương Tây. Còn công chúng Việt, khi tiếp nhận các tác phẩm này, cũng trở thành khách thể chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa truyền thống. Sự tương hỗ này đồng thời cho thấy con đường phát triển nền nghệ thuật Việt trong chỉ thực sự bền vững khi giá trị truyền thống được kế thừa và phát huy những yếu tố mới của thời đại. Điều này càng quan trọng khi sự lên ngôi của nghệ thuật kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và các nền tảng tương tác đã thay đổi cách thức nghệ sĩ trẻ tiếp cận nghệ thuật, khuyến khích nghệ sĩ thời nay tự do kết hợp nhiều chất liệu, sáng tạo và phá vỡ giới hạn.

TS. Phạm Minh Quân khẳng định: “Sự vận động thẩm mỹ nghệ thuật trong bối cảnh đương đại không chỉ phản ánh sự biến đổi của bối cảnh văn hóa - xã hội mà còn thể hiện sự tương tác giữa các thế hệ. Nếu thế hệ trước đây làm nghệ thuật để thực hiện một chức năng mang tính mục đích luận nào đó, thì thế hệ sáng tạo trẻ ngày nay tìm kiếm sự tự do trong sáng tạo, phản tư nội tâm và đối thoại với bản thể. Trong dòng chảy đó, những giá trị tinh thần sâu sắc và bản sắc cá nhân vẫn luôn là điểm cốt lõi, dù cách tiếp cận có thay đổi, nhằm duy trì sự bền vững và sức ảnh hưởng của nghệ thuật trước mắt công chúng”.

Văn hóa - Thể thao

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

"Vạn trái tim - Một niềm tin”
Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức phát động Giải chạy “Vietcombank Run & Share 2025: Vạn trái tim - Một niềm tin” tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Việc ra mắt các sản phẩm chất lượng sẽ góp phần đưa du lịch tàu biển Việt Nam phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch tàu biển cần chiến lược tổng thể để bứt phá

Liên tiếp các siêu du thuyền quốc tế cập cảng Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch tàu biển. Theo các doanh nghiệp, cần có chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển bứt phá hơn nữa, trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Du khách trải nghiệm ứng dụng tìm kiếm và đặt phòng khách sạn tại các điểm du lịch
Du lịch - Thể thao

Thúc đẩy doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ

Nhằm tạo cơ hội để doanh nghiệp du lịch tiếp cận và ứng dụng công nghệ, tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội - VITM Hà Nội 2025 sẽ có gian hàng giới thiệu các ứng dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo (AI), robot trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn và dịch vụ du lịch.

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...