Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Tăng xúc cảm đồng điệu

Lần đầu tiên, chuỗi sự kiện Hà Nội Art Fair: Hội làng nghệ đa sắc được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (từ ngày 26 - 31.3) mang đến góc nhìn mới mẻ, đa dạng về đời sống nghệ thuật. Câu chuyện triển lãm Đa sắc được kể bởi 12 họa sĩ và các studio nghệ thuật, khắc họa cuộc gặp gỡ giữa truyền thống và đương đại. Mỗi nghệ sĩ mang đến thế giới riêng, thể hiện lăng kính khác nhau xoay quanh vẻ đẹp phong cảnh, con người, lịch sử Việt Nam…

Quầy trải nghiệm sản phẩm sáng tạo của họa sĩ tham gia “Hà Nội Art Fair: Hội làng nghệ đa sắc”. Ảnh: Thái Minh
Quầy trải nghiệm sản phẩm sáng tạo của họa sĩ tham gia “Hà Nội Art Fair: Hội làng nghệ đa sắc”. Ảnh: Thái Minh

Không chỉ vậy, nhịp đập sáng tạo còn được lan tỏa bởi hoạt động trải nghiệm gắn với workshop vẽ ký họa, vẽ nón lá, vẽ trên giấy dó, in nổi trên nhựa… 12 quầy trải nghiệm của các họa sĩ và studio nghệ thuật cũng được bố trí như “ngôi nhà mở”, chào đón công chúng bước vào giao lưu, khám phá thế giới sáng tạo.

Theo họa sĩ Nguyễn Thùy Anh, đồng sáng lập Nhau Studio, sự kiện như ngày hội ý nghĩa cho nghệ sĩ và đông đảo công chúng tham gia. Đặc biệt, với các họa sĩ trẻ, đây là cơ hội để quảng bá bản thân với khán giả, thúc đẩy động lực sáng tác, khơi nguồn năng lượng mới, góp phần vào sự sôi động của đời sống nghệ thuật. Đội ngũ họa sĩ bắt đầu lên kế hoạch cho sự kiện từ nhiều tháng trước, cùng thực hành, tạo ra tác phẩm hội họa, chuẩn bị sản phẩm mỹ thuật ứng dụng như postcard, lịch, túi xách, vật dụng mà mọi người có thể sử dụng hàng ngày…

“Điều quan trọng ở đây không chỉ là trưng bày hay giới thiệu sản phẩm của nghệ sĩ mà còn mang lại góc nhìn mới về nghệ thuật. Nghệ thuật có thể chính là những sản phẩm mà mọi người bắt gặp hàng ngày, cảm nhận và trải nghiệm, nhìn ngắm, sờ chạm một cách tự nhiên, tỉ mỉ và đầy tinh tế. Các tiếp xúc như vậy với nghệ thuật sẽ gia tăng xúc cảm đồng điệu, để mọi người đến gần nhau hơn và lan tỏa tình yêu nghệ thuật đến cộng đồng”, họa sĩ Nguyễn Thùy Anh nhận định.

Mang đến gian hàng trưng bày các sản phẩm ứng dụng từ nghệ thuật như tranh khắc gỗ, tranh khắc trên cao su, các đồ thủ công mỹ nghệ như móc chìa khóa, vòng đeo tay… họa sĩ Nguyễn Ngọc Phương cũng đồng thời giới thiệu 16 bức tranh. Là thành viên đồng sáng lập Câu lạc bộ Họa sĩ màu nước Hà Nội (HWA), anh tích cực đóng góp vào các hoạt động kết nối, lan tỏa cảm hứng và niềm đam mê màu nước. Anh cho biết tham gia Hanoi Art Fair vì điểm gặp kết nối, mang nghệ thuật đến với công chúng.

“Tất cả nghệ sĩ mang đến những bức tranh kích thước nhỏ, không đầu tư quá mức cầu kỳ mà vẫn giữ được giá trị nghệ thuật, với mức giá rất “mềm”, đi kèm các sản phẩm thủ công mang tính thẩm mỹ cao gắn với giá trị sử dụng hàng ngày… Đó là cách để công chúng yêu thích có thể tiếp cận, sở hữu nghệ thuật mà không phải lo lắng vấn đề kinh tế”, họa sĩ Nguyễn Ngọc Phương nói.

Mở hướng mới cho nghệ thuật

Thông thường, chúng ta hay bắt gặp nghệ sĩ làm việc độc lập, âm thầm nhưng các hoạt động trình diễn, giao lưu, tương tác trực tiếp với khán giả tạo nên sự kết nối mạnh mẽ hơn. Nhận định như vậy, người sáng lập câu lạc bộ Tôi vẽ Đinh Quang Huy phân tích, khác với trước đây, nghệ sĩ hiện đại ngày càng chủ động, nghiêm túc trong chia sẻ kiến thức hội họa với cộng đồng. Đặc biệt, khi tham gia sự kiện, họ thường cố gắng đơn giản hóa kỹ thuật và lối truyền đạt để phù hợp với từng đối tượng, giúp công chúng hiểu thêm về quá trình sáng tạo, trải nghiệm nghệ thuật, trân trọng giá trị gần gũi của hội họa.

Góc triển lãm trong chuỗi sự kiện "Hà Nội Art Fair: Hội làng nghệ đa sắc". Ảnh: Thái Minh

Góc triển lãm trong chuỗi sự kiện "Hà Nội Art Fair: Hội làng nghệ đa sắc". Ảnh: Thái Minh

Đơn cử như tại Hà Nội Art Fair, câu lạc bộ Tôi vẽ giới thiệu nghệ thuật sơn mài nhưng các quy trình kỹ thuật khó, phức tạp được chia ra các công đoạn ngắn để người trải nghiệm dễ nắm bắt, thực hành, hiểu hơn về vẻ đẹp của dòng tranh truyền thống Việt Nam. “Mặc dù ngày nay, công nghệ phát triển giúp nghệ sĩ dễ dàng chia sẻ tác phẩm tới đông đảo khán giả trong thời gian ngắn nhưng điều đó không thể thay thế hoàn toàn sự giao tiếp, kết nối trực tiếp. Bởi lẽ, hội họa không đơn thuần thể hiện tư duy mà còn là quá trình bộc lộ nội tâm. Càng có nhiều môi trường tương tác trực tiếp giữa nghệ sĩ và công chúng, việc truyền tải thông điệp càng dễ đồng điệu, sâu sắc hơn”, họa sĩ Đinh Quang Huy nói.

Thực ra, mô hình kết nối nghệ thuật và đời sống, nghệ sĩ và công chúng đã phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại châu Âu, nổi bật là Pháp hay tại các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… với các sự kiện có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Theo họa sĩ Minh Đàm, Trưởng ban tổ chức Hà Nội Art Fair, việc đưa mô hình này về Việt Nam là bước quan trọng để khởi phát chuỗi chương trình tương tự, tạo nên bầu không khí sôi động cho đời sống nghệ thuật.

“Những sự kiện như thế này cộng với hoạt động trải nghiệm cùng nghệ sĩ sẽ tạo môi trường gần gũi, thân thiện, giúp công chúng hiểu và yêu nghệ thuật hơn. Quan trọng là mang đến góc nhìn mới, xóa dần khoảng cách, để công chúng không có cảm giác nghệ thuật xa lạ, khó hiểu hay cao siêu mà nghệ thuật cũng rất đời thường, hiện diện trong đời sống hàng ngày, ai cũng có thể chạm tới, kết nối và sáng tạo, thực hành. Còn đối với nghệ sĩ, sân chơi này giúp tăng sự hiện diện của họ trước khán giả, mang lại cơ hội trưng bày tác phẩm, chia sẻ ý tưởng và kể câu chuyện trải nghiệm thực hành, qua đó khuyến khích phát triển cộng đồng sáng tạo”, họa sĩ Minh Đàm nhận định.

Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”
Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức phát động Giải chạy “Vietcombank Run & Share 2025: Vạn trái tim - Một niềm tin” tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Việc ra mắt các sản phẩm chất lượng sẽ góp phần đưa du lịch tàu biển Việt Nam phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch tàu biển cần chiến lược tổng thể để bứt phá

Liên tiếp các siêu du thuyền quốc tế cập cảng Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch tàu biển. Theo các doanh nghiệp, cần có chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển bứt phá hơn nữa, trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Du khách trải nghiệm ứng dụng tìm kiếm và đặt phòng khách sạn tại các điểm du lịch
Du lịch - Thể thao

Thúc đẩy doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ

Nhằm tạo cơ hội để doanh nghiệp du lịch tiếp cận và ứng dụng công nghệ, tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội - VITM Hà Nội 2025 sẽ có gian hàng giới thiệu các ứng dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo (AI), robot trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn và dịch vụ du lịch.

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.