Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách phát triển TP. Đà Nẵng

Tạo được môi trường đầu tư tốt, dòng đầu tư sẽ “đổ” về

Việc thí điểm thành lập khu thương mại tự do tại TP. Đà Nẵng sẽ góp phần cải thiện môi trường đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh của nước ta trong khu vực, từ đó thu hút được nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào Đà Nẵng.

Đây là một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến khi thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng.

Sẽ là đột phá nổi bật, dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận rủi ro

Thí điểm thành lập khu thương mại tự do là một trong nhóm chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng, được thể hiện trong dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội lần này. Theo các đại biểu, đây là một mô hình rất mới, không có tiền lệ ở nước ta. Tuy nhiên, trên thế giới đã và đang tổ chức thực hiện rất thành công, đặc biệt là những nước có ưu thế về cảng biển, như Singapore (có 9 khu thương mại tự do), Trung Quốc (có 21 khu thương mại tự do), Philippines, Indonesia, Malaysia...

Tạo được môi trường đầu tư tốt, dòng đầu tư sẽ “đổ” về -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Việt Nam hiện đã từng bước tiếp cận với mô hình kinh tế - thương mại tự do thông qua việc phát triển những mô hình tương tự có quy mô nhỏ hơn, như các khu chế xuất, khu phi thuế quan, cửa hàng miễn thuế nhằm tiến tới thành lập khu thương mại tự do ở nước ta. Khẳng định điều này, ĐBQH Trần Quốc Quân (Long An) nêu vấn đề, để hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc tế, dự thảo nghị quyết đề xuất phương án phát triển khu thương mại tự do Đà Nẵng gồm 3 khu chức năng: sản xuất, hậu cần cảng - logictics, thương mại và dịch vụ. “Quy định chính sách thí điểm tại khu thương mại tự do ở Đà Nẵng phù hợp với điều kiện, thể chế của nước ta. Đồng thời bảo đảm tính tuần tự, từng bước thí điểm kèm theo việc kiểm tra, giám sát, hạn chế tối đa rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện, triển khai thực hiện các chính sách về sau”, đại biểu Trần Quốc Quân nêu rõ.

Tạo được môi trường đầu tư tốt, dòng đầu tư sẽ “đổ” về -0
ĐBQH Trần Quốc Quân (Long An) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Còn theo ĐBQH Lã Thanh Tân (Hải Phòng), trong bối cảnh hiện nay, việc thí điểm thành lập khu thương mại tự do tại TP. Đà Nẵng "đã và đang hội tụ đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Đây là một trong những đột phá nổi bật - đột phá dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận rủi ro của Đà Nẵng khi đề xuất thí điểm mô hình, mặc dù đã được thực hiện thành công trên thế giới nhưng chưa có tiền lệ ở Việt Nam.

Do đó, đại biểu Lã Thanh Tân đề nghị, cần thiết phải có chính sách ưu đãi để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thí điểm khu thương mại tự do ở TP. Đà Nẵng, hướng tới các mục tiêu thu hút đầu tư tài chính, thương mại, du lịch, dịch vụ chất lượng cao. Khu thương mại tự do ở TP. Đà Nẵng cần được áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm tiền thuê đất và các ưu đãi khác, như khu kinh tế, áp dụng đồng bộ cơ chế quản lý hải quan, chính sách về thu phí hải quan, thuế quan. Cùng với đó, cần nghiên cứu bổ sung các cơ chế, chính sách, biện pháp dự báo, dự liệu quản lý, phòng ngừa và ứng phó với các tình huống rủi ro nếu xảy ra trong quá trình thực hiện, với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ Đà Nẵng thực hiện thí điểm thành công, nhất là trong bối cảnh mô hình này đang được một số địa phương dự kiến đề xuất trong thời gian tới.

Tạo được môi trường đầu tư tốt, dòng đầu tư sẽ “đổ” về -0
ĐBQH Lã Thanh Tân (Hải Phòng) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Nhấn mạnh, khu thương mại tự do góp phần cải thiện môi trường đầu tư cũng như tăng khả năng cạnh tranh của nước ta trong khu vực, từ đó thu hút được nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào Đà Nẵng, ĐBQH Nguyễn Hải Nam (Thừa Thiên Huế) đề xuất các chính sách ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, chính sách tạo điều kiện về đầu tư kinh doanh và phân cấp cho Đà Nẵng để có chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan, đặc biệt là cơ chế một cửa tại chỗ. Theo đại biểu Nguyễn Hải Nam, cần bảo đảm khả năng kiểm soát khu thương mại tự do, không chỉ về kinh tế mà cả quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Ủng hộ phương án như dự thảo nghị quyết, song đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) bày tỏ lo ngại về công tác bồi thường, thu hồi đất và đề nghị, "khi thu hồi đất để thành lập khu thương mại tự do cần tính đến lợi ích của người dân, đặc biệt là áp dụng theo giá đền bù mới của Luật Đất đai năm 2023”.

Cần khung pháp lý với mô hình khu thương mại tự do

Giải trình trước Quốc hội về chính sách thí điểm thành lập khu thương mại tự do tại Đà Nẵng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ: Khu thương mại tự do đối với nước ta là mới, nhưng với quốc tế đã thành lập từ rất lâu. "Quan trọng nhất là họ không chờ đợi, vì đây là cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư; nước nào tạo được môi trường đầu tư tốt, dòng đầu tư đó sẽ đổ về”. 

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nêu rõ, khu thương mại tự do là mô hình có chức năng, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách nhằm mục tiêu thu hút đầu tư, thu hút tài chính, thương mại, du lịch và dịch vụ chất lượng cao.

Tạo được môi trường đầu tư tốt, dòng đầu tư sẽ “đổ” về -0
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình trước Quốc hội về chính sách thí điểm thành lập khu thương mại tự do tại Đà Nẵng. Ảnh: Lâm Hiển

Hiện nay, ngoài các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, lao động, nguồn lực, Bộ trưởng cho biết, có hai chính sách Bộ "đang nghiên cứu và thấy rất quan trọng": một là, thủ tục hành chính, và hai là cho phép các tập đoàn lớn được thành lập văn phòng mà không cần dự án. Về thủ tục hành chính, Bộ trưởng cho biết, Đà Nẵng "có đề xuất và chúng tôi rất ủng hộ, phải thí điểm đưa cơ chế, chính sách thật sự đột phá, thủ tục hành chính một cửa tại chỗ; phân cấp triệt để và mạnh dạn, không nửa vời là cái này vẫn đưa về bộ này, bộ kia, cái này vẫn phải xin thủ tục này, thủ tục kia. Chúng tôi ủy quyền cho Đà Nẵng và ủy quyền cho Ban Quản lý quyết định thì giải quyết rất nhanh, tạo được môi trường tốt để thu hút đầu tư”.

Tạo được môi trường đầu tư tốt, dòng đầu tư sẽ “đổ” về -0
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình trước Quốc hội về chính sách thí điểm thành lập khu thương mại tự do tại Đà Nẵng. Ảnh: Lâm Hiển

Với việc cho phép các tập đoàn lớn được thành lập văn phòng mà không cần dự án, Bộ trưởng cũng cho biết, hiện “đã có những khái niệm "kinh tế văn phòng", tức là cho phép các doanh nghiệp đặt văn phòng mà không cần dự án và thực tế họ đã tạo nên sự đóng góp lớn cho phát triển". Theo Bộ trưởng, "người ta tìm ra các cơ hội để chúng ta đầu tư, tức là người ta có đóng góp rất nhiều chứ không hạn hẹp gì, nên không phải có dự án tôi mới cho ông lập văn phòng. Những nhà đầu tư lớn lập văn phòng đương nhiên sẽ có đóng góp, họ vào đây không phải để chơi, mà cũng sẽ lập dự án, nếu chúng ta lại ràng buộc ngay từ đầu thì mất cơ hội”.

Nhấn mạnh, thí điểm khu thương mại tự do là một mô hình mới, nhưng đã được nhiều nước áp dụng thành công, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, cần có khung pháp lý về quản lý nhà nước đối với mô hình này, có thể xem xét áp dụng cho một số địa phương với cơ chế phù hợp và giao Chính phủ về thẩm quyền trên một số lĩnh vực trong áp dụng như đề xuất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Diễn đàn Quốc hội

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Có giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số, tuy nhiên, thảo luận tại tổ về dự án Luật này, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn về nguồn nhân lực, hạ tầng cho phát triển công nghiệp công nghệ số. Đồng thời, hoạt động phát triển trí tuệ nhân tạo cần được quản lý chặt chẽ và tinh thần là "mức độ rủi ro đến đâu sẽ có mức độ quản lý cao đến đó".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất nguy hiểm

Hóa chất đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong phát triển các ngành sản xuất. Với mức độ phổ biến rộng khắp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất, nhất là hóa chất nguy hiểm.

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ)
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Từ thực tiễn nắm bắt các ý kiến, kiến nghị của cử tri và hoạt động giám sát tại địa phương, cơ sở, tham gia thảo luận tại Hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, bên cạnh việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thì Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, có chính sách cụ thể phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, chuyển đổi xanh… Đây là những động lực quan trọng để đưa đất nước vững vàng tiến bước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn
Diễn đàn Quốc hội

Có giải pháp chấn chỉnh kịp thời các vi phạm

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về quản lý thực phẩm chức năng tại Kỳ họp thứ Tám, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, vướng mắc nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến quảng cáo trên mạng internet và mạng xã hội. Trong đó, có những trang mạng đặt tại nước ngoài nên rất khó xử lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, hiệu quả

Với những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đã được nhận diện, Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm thực sự khắc phục tồn tại, hạn chế đã chỉ ra, bao gồm cả các văn bản mới ban hành, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và các nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực
Quốc hội và Cử tri

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực

Nhìn lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG (Nghệ An) cho rằng, phiên họp diễn ra sôi nổi, ngày càng đổi mới và đi vào thực chất. Đại biểu kỳ vọng, các "tư lệnh" ngành sẽ thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có các giải pháp đột phá, căn cơ hơn để biến những cam kết, lời hứa trên nghị trường thành hiện thực.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Có cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy

Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, tại phiên thảo luận chiều 13.11, đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy và xem xét khả năng huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện chương trình.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá kỹ hiệu quả tài chính, chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí đầu tư Dự án, song cũng đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính, chuẩn bị các phương án, nguồn lực để bảo đảm thực hiện dự án hiệu quả, đúng tiến độ.