Chuyển đổi số tại Quốc hội một số nước

Quốc hội Argentina: 3 trụ cột giá trị của chuyển đổi số

Trong quá trình theo đuổi một nền quản trị hiệu quả hơn, Quốc hội Argentina hướng tới 3 trụ cột giá trị là kim chỉ nam cho quá trình chuyển đổi số, bao gồm: đổi mới, minh bạch và tăng cường sự tham gia của công dân.

Kể từ năm 2019, Quốc hội Argentina đã khởi xướng quá trình đổi mới nhằm hướng tới một Quốc hội của tương lai. Quá trình chuyển đổi số càng được đẩy nhanh do một sự kiện bất ngờ: đại dịch Covid-19 năm 2020. Trước những điều kiện bất lợi của hoàn cảnh, Quốc hội Argentina đã phải thích nghi, sáng tạo và đưa ra các giải pháp bằng cách ứng dụng các công cụ công nghệ có sẵn để duy trì hoạt động lập pháp - một trong những nền tảng của nền Cộng hòa.

Kể từ đó đến nay, Quốc hội Argentina đã tập trung mạnh mẽ để tối ưu hóa quy trình và cải thiện hoạt động quản lý bằng cách ứng dụng công cụ kỹ thuật số. Quá trình này đã giúp Quốc hội ra quyết định dễ dàng hơn, xây dựng chính sách công thuận lợi, hiệu quả hơn. Trong quá trình theo đuổi một nền quản trị hiệu quả hơn, Quốc hội Argentina hướng tới 3 trụ cột giá trị chính - là kim chỉ nam cho mọi tiến bộ mà Tổng cục Đổi mới, Kế hoạch và Công nghệ mới của quốc gia đang thúc đẩy: đó là đổi mới (hiện đại hóa và số hóa các quy trình), minh bạch (công khai hóa các hoạt động của Quốc hội thông qua các nền tảng số) và sự tham gia của công dân vào quá trình ra quyết sách, rút ngắn khoảng cách Quốc hội và cử tri thông qua các nền tảng trực tuyến.

Trụ cột đổi mới

Ở trụ cột đổi mới, một trong những sự kiện nổi bật nhất là việc Quốc hội thành lập phòng thí nghiệm công nghệ mới (DipLab). Đây là nơi có thể thử nghiệm các phương pháp giải quyết vấn đề; khuyến khích nghiên cứu và thúc đẩy đào tạo. Tại DipLab, Quốc hội không chỉ thử nghiệm các công nghệ đột phá có thể áp dụng mà còn xem xét tác động của chúng đối với xã hội, nền kinh tế và chính trị nói chung, và lĩnh vực lập pháp nói riêng. DipLab là nơi hình thành nên Nghị viện thông minh, nơi trí tuệ nhân tạo được đưa vào thử nghiệm tại Hạ viện.

Một cột mốc quan trọng khác là phiên họp từ xa đầu tiên trong lịch sử Argentina. Đại dịch Covid-19 đã buộc Argentina phải sử dụng một hệ thống cho phép các nghị sĩ có thể làm việc từ xa và họp trực tuyến. Trên cơ sở hiệu quả đạt được, họ tiếp tục phát triển một hệ thống cho phép các thành viên Quốc hội bỏ phiếu thông qua các dự luật trực tuyến. Trong thời gian này, Quốc hội đã tiến hành 28 phiên họp ảo, 270 giờ thảo luận và thông qua 96 dự thảo luật.

Sau khi các quy định về giãn cách xã hội được dỡ bỏ, hệ thống bỏ phiếu trực tuyến đã được duy trì và nâng cấp, các nghị sĩ có thể đăng nhập bằng dấu vân tay để bỏ phiếu.

argentina-2.jpg
Quá trình chuyển đổi của Quốc hội số được thúc đẩy trong giai đoạn đại dịch Covid-19 với 28 phiên họp trực tuyến, 270 giờ thảo luận và 96 dự thảo luật được thông qua. Ảnh: asgp

Trong bối cảnh đó, quá trình triển khai chữ ký số, một quy trình đã được khởi động từ trước đó cũng thu được nhiều thành công. Tới nay, tất cả các nghị sĩ và cơ quan Hạ viện đều sử dụng kỹ thuật này.

Ngoài ra, lần đầu tiên trong lịch sử, Hạ viện Argentina đã tiến hành quá trình số hóa hơn 15 triệu tài liệu, bao gồm hồ sơ, biên bản họp Quốc hội từ giai đoạn 1854 đến 2019. 585.000 hồ sơ nhân viên của Quốc hội đã và đang được số hóa và lưu trữ trong 12.000 hộp lưu trữ. Điều này giúp tiết kiệm 70 tấn giấy sau khi chúng được chuyển đổi thành tệp kỹ thuật số.

Trụ cột minh bạch

Quốc hội Argentina cho rằng, để minh bạch hóa, Quốc hội phải cung cấp dữ liệu mở có sẵn và công khai để những người quan tâm có thể truy cập vào tài nguyên. Về khía cạnh này, biên bản các cuộc họp và bản ghi âm các cuộc họp của Hạ viện, các ủy ban luôn có sẵn trực tuyến để công dân dễ dàng truy cập. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng đưa vào sử dụng một nền tảng, tập hợp hơn 700 bài phát biểu, thuyết trình của các nhà lãnh đạo, các chuyên gia trình bày tại các cuộc thảo luận bàn về các dự án luật.

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng cũng phối hợp với các trường đại học công lập như Đại học Quốc gia Buenos Aires (UBA), Đại học Quốc gia San Martín (UNSAM), và mời họ sử dụng dữ liệu do Viện thu thập và phân tích cùng nghiên cứu và tìm cách cải thiện hoạt động của Quốc hội; đặc biệt là trong xây dựng các chính sách công.

Quốc hội cũng đạt được nhiều tiến bộ về truyền thông thông qua các phương tiện truyền thông tiên tiến. Trên cơ sở hợp tác với Văn phòng Dịch vụ để xác thực tài khoản phương tiện truyền thông xã hội của các nghị sĩ và xác thực kênh truyền thông chính thức an toàn cho người sử dụng trước các tài khoản giả mạo thông qua nền tảng "Diputados 2.0".

Sự tham gia của công dân

Sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách đóng vai trò vô cùng quan trọng về mặt quản lý cũng như đối với nền dân chủ. Đây là lý do tại sao Quốc hội Argentina tập trung cải thiện Cổng thông tin lập pháp mở để thúc đẩy công dân truy cập, tương tác với nghị sĩ và tham gia đóng góp ý kiến vào các dự án luật. Điều này nhằm huy động nguồn lực, trí tuệ trong cộng đồng, giúp đưa đến những dự luật và chính sách công toàn diện, bao trùm, sát với cuộc sống và nhu cầu của công dân. Từ đó, kiến tạo một Quốc hội của tương lai cởi mở hơn, minh bạch hơn và bao trùm hơn.

Dự án Quốc hội thông minh

Thế giới liên tục thay đổi, đòi hỏi các thể chế công phải nhanh chóng thích ứng với nhu cầu mới nổi và triển khai các cách thức quản lý do công nghệ mới cung cấp. Trong bối cảnh này, Hạ viện Argentina cũng đang xem xét đưa Trí tuệ nhân tạo (AI) vào các khâu trong hoạt động của Hạ viện. Cùng với một nhóm các nhà khoa học từ Hội đồng Nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quốc gia Argentina (CONICET), Argentina đang thí điểm "Quốc hội thông minh", một ứng dụng AI hoạt động với thuật toán LDA, được thiết kế và sử dụng để phân tích tất cả các phát biểu của các nghị sĩ kể từ năm 2005, xác định sự xuất hiện đồng thời của các từ khóa và trích xuất ra thành các chủ đề. Đây trở thành nguồn tài liệu quan trọng khi cần tra cứu hoặc xem xét một vấn đề liên quan. Hiện tại, kết quả tổng hợp và phân tích đã có sẵn và có thể truy cập miễn phí trên trang web của Quốc hội.

Nghị viện thế giới

5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025
Nghị viện thế giới

5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025

Trong năm 2025 và có thể là nhiều năm tiếp theo, kinh tế tăng trưởng chậm lại sẽ vẫn là thách thức dai dẳng nhất của thế giới, ảnh hưởng tới cả các nước phát triển và đang phát triển. Nền kinh tế của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản đều được dự báo sẽ tăng trưởng dưới 3%/năm - ngưỡng cần thiết tối thiểu để tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người trong vòng một thế hệ (25 năm). Các nền kinh tế mới nổi tiêu biểu như Brazil, Argentina và Nam Phi cũng được dự báo sẽ tăng trưởng chậm chạp trong thập kỷ tới.

insights.gostudent.org
Quốc tế

Định hướng cho giáo dục tại nhà

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường đang trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận về giáo dục tại Vương quốc Anh. Một trong những nội dung được quan tâm là các quy định mới liên quan đến giáo dục tại nhà (home schooling).

teachaway.com
Quốc tế

Xây dựng môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững

Dự luật Về phát triển toàn diện của trẻ em và trường học đánh dấu bước ngoặt trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Vương quốc Anh, trong đó đặc biệt chú trọng đến đội ngũ giáo viên thông qua các cải cách sâu rộng về đào tạo chuyên môn, chế độ lương thưởng và điều kiện làm việc, nhằm xây dựng một môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững.

Nguồn: The Independent
Quốc tế

Sẽ có những thay đổi bước ngoặt

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường, vừa được trình lên Nghị viện Vương quốc Anh tháng 12.2024, là bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hệ thống giáo dục và bảo vệ trẻ em tại xứ sở sương mù, nhằm bảo đảm mọi trẻ em đều nhận được nền giáo dục chất lượng, an toàn và được bảo vệ tối đa, đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hoặc có nhu cầu giáo dục đặc biệt.

Nguyên nhân và hệ quả chính trị
Nghị viện thế giới

Nguyên nhân và hệ quả chính trị

Chiều ngày 14.12, phe đối lập Hàn Quốc đã thành công thúc đẩy Quốc hội thông qua kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol, đưa ông trở thành vị tổng thống thứ ba bị luận tội trong lịch sử Hàn Quốc. Kiến nghị luận tội được thông qua với 204 phiếu thuận, 85 phiếu chống, 3 phiếu trắng và 8 phiếu không hợp lệ trong tổng số 300 phiếu. Như vậy có tới 13 nghị sĩ đảng cầm quyền bỏ phiếu chống lại Tổng thống Yoon. Câu hỏi đặt ra hiện nay là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và quyết định này ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của đất nước.

Để không ai đứng trên luật pháp
Nghị viện thế giới

Để không ai đứng trên luật pháp

Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia theo mô hình chính thể tổng thống quy định về thủ tục luận tội người đứng đầu. Cùng với Mỹ, quy định này trong Hiến pháp Hàn Quốc nhằm bảo đảm không có cá nhân nào đứng trên luật pháp và mọi quan chức đều phải tuân theo pháp quyền. Tuy nhiên, thủ tục luận tội Tổng thống cần thông qua ba bước khá ngặt nghèo. Việc quy định chặt chẽ như vậy nhằm bảo đảm các phe phái không lợi dụng quy trình luận tội để phục vụ những mục đích chính trị.

ITN
Nghị viện thế giới

Triết lý lấy con người làm trung tâm

Singapore, quốc gia nhỏ bé không chỉ được biết đến nhờ GDP bình quân đầu người cao mà còn nhờ vào nền công vụ minh bạch, hiệu quả và lấy con người làm trung tâm. Với khoảng 152.000 nhân sự tại 16 bộ và hơn 50 cục tác vụ (statutory board), đảo quốc sư tử đã xây dựng một mô hình công vụ dựa trên nguyên tắc sáng tạo, bền vững và hướng đến sự phát triển toàn diện.

todayonline.com
Nghị viện thế giới

Tinh giản biên chế để tối ưu hóa nguồn nhân lực

Nổi tiếng với bộ máy hành chính gọn nhẹ và hiệu quả, nền hành chính công vụ của Singapore đã trở thành hình mẫu tiêu biểu của quá trình tối ưu hóa nguồn nhân lực công. Với tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi mới, đảo quốc sư tử đã triển khai một loạt chính sách cải cách nhằm tinh giản biên chế, nâng cao năng suất, đồng thời duy trì chất lượng dịch vụ công hiệu quả hàng đầu. Những bước đi này không chỉ thể hiện tư duy quản lý hiện đại, mà còn mang lại nhiều bài học quý giá cho các nhà hoạch định chính sách toàn cầu.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Lương công chức - chìa khóa cho mọi cải cách

Singapore từ lâu được nhìn nhận như hình mẫu toàn cầu về việc xây dựng một hệ thống công vụ minh bạch, hiệu quả và có sức hút mạnh mẽ đối với nhân tài. Thành công này không chỉ đến từ những biện pháp cải cách táo bạo, mà còn nằm ở chiến lược cốt lõi: chính sách lương thưởng công chức. Đây được xem là nền tảng vững chắc và "chìa khóa vàng" thúc đẩy mọi thay đổi, từ nâng cao hiệu suất làm việc đến củng cố lòng tin của xã hội vào bộ máy công quyền.

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận
Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Viện Đại biểu (Hạ viện), Chủ tịch Hạ viện là người chủ tọa phiên họp và không được phép tham gia phát biểu tranh luận. Thời gian phát biểu của từng nghị sĩ trong quá trình thảo luận không bị Hạ viện khống chế, mà tùy thuộc vào sự điều hành của Chủ tịch Hạ viện. Vì thế có thể nói, ở vị trí này, người chủ tọa đóng vai trò như một vị "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc, điều khiển tiết tấu của cuộc thảo luận.

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp
Nghị viện thế giới

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp

Quốc hội Nhật Bản kể từ thời Hiến pháp Minh Trị cho đến sau khi Hiến pháp năm 1947 được ban hành, đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển, với cơ cấu và quyền lực không ngừng được đổi mới, củng cố, khẳng định vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả
Nghị viện thế giới

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả

Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với nền kinh tế phát triển và sự ổn định chính trị, sở hữu một hệ thống pháp luật được thiết kế chặt chẽ, gọn gàng và đặc biệt hiệu quả. Các chuyên gia pháp luật trên thế giới đánh giá, phong cách làm luật của Nhật Bản không chỉ phản ánh tư duy tổ chức khoa học mà còn thể hiện tính linh hoạt để thích nghi với thay đổi của thời đại.

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster
Nghị viện thế giới

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster

Cơ quan lập pháp Singapore là một nét biến thể độc đáo của mô hình Nghị viện Westminster của Anh quốc khi vẫn giữ phần lớn những đặc trưng của mô hình này song lại là cơ quan lập pháp đơn viện với các nghị sĩ không chỉ là do dân bầu mà còn có nghị sĩ được chỉ định.

Quốc hội đồng hành với Chính phủ
Nghị viện thế giới

Quốc hội đồng hành với Chính phủ

Để bảo đảm sự giám sát hiệu quả của Quốc hội đối với Chính phủ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngân sách và các chính sách quan trọng, hệ thống các Ủy ban Thường trực liên quan đến các bộ (DRSC) đã được thành lập. Với vai trò chính là đưa ra những khuyến nghị và gợi ý chính sách, hệ thống này đã chứng tỏ vai trò đồng hành của Quốc hội với Chính phủ.

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân
Nghị viện thế giới

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân

Một phần thiết yếu của hệ thống giám sát Quốc hội là bảo đảm trách nhiệm giải trình của cơ quan hành pháp trước cơ quan lập pháp và quyền của Quốc hội trong việc giám sát cách thức hoạt động của cơ quan hành pháp. Một trong những công cụ quan trọng để Quốc hội thực hiện chức năng đó là giám sát “túi tiền” của Chính phủ.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Định hướng lại cách tiếp cận đúng đắn

Tuần trước, các nhà lập pháp Trung Quốc đã thực hiện bước đi quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trẻ em trong độ tuổi mầm non khi thông qua Luật Giáo dục mầm non mang tính đột phá. Được Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc phê chuẩn, luật sẽ có hiệu lực từ 1.6.2025. Với 85 điều khoản chia thành 9 chương, văn bản pháp lý này hướng tới mục tiêu mở rộng, nâng cao chất lượng và tính phổ cập của giáo dục mầm non, đồng thời giảm thiểu bất bình đẳng và thúc đẩy mô hình giáo dục theo hướng phục vụ công ích.