Pháp luật mới nhất của Singapore về chống lừa đảo trực tuyến

Quốc gia đầu tiên cho phép đóng băng tài khoản để bảo vệ nạn nhân

Ngày 7.1.2025, Quốc hội Singapore đã thông qua luật mới với các biện pháp chưa từng có để bảo vệ nạn nhân của lừa đảo trực tuyến. Động thái pháp lý này đưa Singapore trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới trao quyền cho cảnh sát có thể kiểm soát tài khoản ngân hàng cá nhân nhằm sớm ngăn chặn hành vi lừa đảo trực tuyến.

Dự luật, được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Sun Xueling trình Quốc hội lần đầu vào ngày 11.11 năm ngoái, đã được thông qua trong lần trình thứ hai vào ngày 7.1. Phát biểu sau khi dự luật được thông qua, Bộ trưởng Sun Xueling cho biết, Dự luật Bảo vệ khỏi nguy cơ lừa đảo được đưa ra trong bối cảnh lừa đảo trực tuyến vẫn là “mối quan ngại nghiêm trọng” ở Singapore. “Dự luật này cho phép cảnh sát hành động quyết đoán và thu hẹp khoảng cách trong kho vũ khí chống lại những kẻ lừa đảo”.

Lệnh hạn chế được xây dựng như thế nào?

Dự luật cho phép cảnh sát ban hành Lệnh hạn chế giao dịch (RO) đối với các ngân hàng, yêu cầu các ngân hàng hạn chế giao dịch tài khoản của một cá nhân nếu thấy nghi ngờ cá nhân đang bị lừa đảo. Lệnh hạn chế sẽ vô hiệu hóa các hoạt động như chuyển tiền, rút tiền từ ATM, tất cả giao dịch tín dụng và các giao dịch trực tiếp không qua quầy giao dịch. Bảy ngân hàng lớn tại Singapore bao gồm: OCBC Bank, DBS Bank, UOB, Maybank, Standard Chartered, Citibank và HSBC sẽ mặc định áp dụng Lệnh hạn chế, song những ngân hàng khác cũng phải tuân thủ lệnh này khi được yêu cầu.

Lệnh hạn chế nhằm bảo vệ những người có nguy cơ bị lừa đảo thông qua các kênh kỹ thuật số và viễn thông như cuộc gọi và tin nhắn văn bản. Lệnh sẽ không áp dụng với các trường hợp gian lận thông thường liên quan tương tác trực tiếp như với các thành viên gia đình, bạn bè... Các trường hợp tranh cãi có thể kháng cáo đối với Lệnh hạn chế lên Ủy viên cảnh sát - người sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.

Cảnh sát sẽ yêu cầu các ngân hàng hạn chế giao dịch tài khoản của cá nhân nếu nghi ngờ họ đang bị lừa đảo. Ảnh: CNA

Cảnh sát sẽ yêu cầu các ngân hàng hạn chế giao dịch tài khoản của cá nhân nếu nghi ngờ họ đang bị lừa đảo. Ảnh: CNA

Lệnh hạn chế có hiệu lực tối đa 30 ngày, nhưng có thể được gia hạn nhiều nhất 5 lần, do đó có thể kéo dài tới 6 tháng. Cảnh sát có thể dỡ bỏ lệnh này trước thời hạn 30 ngày nếu đánh giá thấy cá nhân đó không còn nguy cơ bị lừa đảo.

Trong thời gian áp dụng Lệnh hạn chế, khách hàng vẫn có thể sử dụng tiền trong tài khoản vì những lý do chính đáng như thanh toán hóa đơn và mua các nhu yếu phẩm hằng ngày. Họ có thể nộp đơn lên cảnh sát để xin tiếp cận một khoản tiền cố định và xin thêm tiền bằng cách xuất trình bằng chứng như hóa đơn chi tiêu.

Giới chức Singapore nhận định rằng, một trong những thách thức lớn nhất mà chính quyền phải đối mặt là thuyết phục các cá nhân rằng, họ là nạn nhân hoặc có nguy cơ là nạn nhân của một vụ lừa đảo. Thông thường, các nạn nhân đều tự nguyện chuyển tiền và cảnh sát không thể ngăn cản nạn nhân làm những gì họ muốn với số tiền của mình, ngay cả khi có nhiều bằng chứng cho thấy họ sắp bị lừa. Chính vì vậy, dự luật đã được thông qua như một biện pháp phòng ngừa nhằm tạm thời đóng băng tài khoản của nạn nhân, ít nhất là giúp bảo vệ số tiền của họ nguyên vẹn trong thời gian cảnh sát tiếp tục điều tra và thuyết phục họ. “Lệnh hạn chế sẽ chỉ được ban hành như là phương sách cuối cùng sau khi các lựa chọn khác để thuyết phục các nạn nhân tỏ ra không hiệu quả", đại diện Bộ Nội vụ chia sẻ.

Dựa trên những báo cáo về các vụ lừa đảo hiện tại, sau khi dự luật có hiệu lực, hằng tháng có thể có ít nhất 10 Lệnh hạn chế được cấp.

Báo động về vấn nạn lừa đảo trực tuyến

Trong bài phát biểu vào cuối năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Sun Xueling cho biết, Singapore đang phải đối mặt tình trạng gia tăng các vụ lừa đảo trực tuyến với quy mô và thủ đoạn ngày càng tinh vi. Trong nửa đầu năm 2024, số vụ lừa đảo tăng 16,3% lên con số kỷ lục 26.587 vụ, so với 22.853 vụ trong cùng kỳ năm 2023. Nạn nhân của các vụ lừa đảo đã mất hơn 385,6 triệu USD, tăng 24,6%.

Trong 86% các trường hợp, những kẻ lừa đảo không kiểm soát được tài khoản ngân hàng của nạn nhân, nhưng đã thao túng nạn nhân chuyển tiền cho chúng.

Facebook, WhatsApp và Instagram của Meta là các nền tảng được những kẻ lừa đảo sử dụng nhiều nhất để tiếp cận nạn nhân. Theo đó, trong số hơn 7.700 trường hợp kẻ lừa đảo liên hệ với nạn nhân qua mạng xã hội, Facebook chiếm 64,4% và Instagram chiếm 18,6%.

Ngoài ra, trong số hơn 8.300 trường hợp kẻ lừa đảo tiếp cận nạn nhân thông qua nền tảng nhắn tin, WhatsApp chiếm 50,2% và Telegram chiếm 45%.

Trước tình hình đó, giới chức nước này đã ban hành nhiều sáng kiến chống lừa đảo trong những năm gần đây, bao gồm chiến dịch “Hành động chống lừa đảo” được Hội đồng Phòng, chống tội phạm quốc gia và Lực lượng Cảnh sát Singapore phát động vào năm 2023.

Các ngân hàng tại Singapore cũng đã giới thiệu một công cụ tắt cho phép khách hàng đóng băng tài khoản ngân hàng của họ nếu họ nghi ngờ tài khoản của mình đã bị xâm phạm và một tính năng khóa tiền nhanh cho phép khách hàng để dành số tiền không thể chuyển ra khỏi tài khoản ngân hàng của họ thông qua các phương tiện trực tuyến.

Ngăn chặn nạn nhân “tự nguyện” chuyển tiền

Bất chấp tất cả các biện pháp này, 86% trong số tất cả các vụ lừa đảo được báo cáo trong nửa đầu năm 2024 đều liên quan đến việc nạn nhân tự nguyện chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo. Nhiều trường hợp đã được cảnh sát, ngân hàng và người thân cảnh báo rằng họ đang bị lừa nhưng vẫn nhất quyết chuyển tiền. Đó là lý do thúc đẩy Chính phủ Singapore xem xét ban hành dự luật bảo vệ khỏi nguy cơ lừa đảo.

Bộ Nội vụ cho biết một cuộc tham vấn công khai về Dự luật đã được tiến hành thông qua trang web Reach từ ngày 30.8 đến ngày 30.9 và thông qua các cuộc thảo luận nhóm tập trung với đại diện từ nhiều nhóm tuổi khác nhau.

Kết quả sau quá trình tham vấn, hơn 90% số người được hỏi đều ủng hộ Dự luật và đưa ra các đề xuất và phản hồi, được tiếp thu, chỉnh lý.

Cũng có một số người cho rằng, cá nhân phải chịu trách nhiệm về hành động của mình thay vì để Chính phủ can thiệp vào các quyết định cá nhân. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến lo ngại dự luật mới nếu được áp dụng có thể ảnh hưởng tới các dữ liệu, thông tin riêng tư.

Trong khi đó, một số người đề xuất mở rộng phạm vi của Lệnh hạn chế để bao gồm cả các sàn giao dịch tiền tệ điện tử và các công ty kiều hối. Bộ Nội vụ cho biết họ sẽ xem xét liệu điều này có cần thiết trong tương lai hay không.

Bộ Nội vụ cho biết thêm: “Trong khi Chính phủ sẽ tiếp tục tăng cường nỗ lực, mọi người đều phải đóng góp phần của mình để ngăn chặn những kẻ lừa đảo”.

Nghị viện thế giới

X-Road hệ thống cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu phi tập trung được coi là vũ khí bí mật của hệ thống chính phủ điện tử
Nghị viện thế giới

Các trụ cột về hạ tầng của hệ thống Chính phủ điện tử

Nhìn lại quá trình phát triển Chính phủ điện tử tại Estonia có thể thấy, quốc gia này đã sớm tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt chú trọng vào hạ tầng cơ sở dữ liệu một cách đầy đủ, đồng bộ. Các hệ thống này là xương sống cơ bản để phát triển các dịch vụ số hiệu quả.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

e-Estonia và hành trình dẫn đầu thế giới về quản trị kỹ thuật số

Trong một kỷ nguyên mà các Chính phủ trên toàn thế giới đang vật lộn với những bất cập trong thủ tục hành chính và sự chuyển đổi số chậm chạp, Estonia nổi lên như một biểu tượng của sự đổi mới. Quốc gia Baltic với 1,3 triệu dân này đạt được một cột mốc phi thường khi trở thành quốc gia số hóa 100% các dịch vụ của Chính phủ, định nghĩa lại việc cung cấp dịch vụ công thông qua hệ sinh thái chính phủ điện tử e-Estonia tiên phong của mình. Thành tựu này đưa Estonia trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về quản trị kỹ thuật số và đặt ra chuẩn mực cho các quốc gia trên toàn thế giới.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.

Khẳng định vị thế Uzbekistan
Nghị viện thế giới

Khẳng định vị thế Uzbekistan

Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Á, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150) sẽ diễn ra tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Việc Uzbekistan đăng cai hội nghị lớn nhất của cơ quan nghị viện thế giới là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với hiệu quả của các cải cách đang được thúc đẩy ở Uzbekistan cũng như cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Uzbekistan trên trường quốc tế.

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện
Nghị viện thế giới

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện

Ngày 5.4 tới, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Đại hội đồng lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Đây là dịp để nhìn lại hành trình 136 năm qua của IPU, kể từ Đại hội đồng đầu tiên tại Paris năm 1889, nhìn lại những sự kiện tôn vinh tinh thần hợp tác bền bỉ giữa các nghị sĩ trên toàn thế giới cũng như một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí và phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng trên toàn cầu của IPU.

Nguồn ITN
Nghị viện thế giới

Phát triển đường sắt bằng công nghệ và pháp lý

Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống đường sắt phát triển nhất thế giới, đặc biệt nổi bật với mạng lưới đường sắt cao tốc Shinkansen. Thành công này không chỉ đến từ công nghệ tiên tiến bảo đảm an toàn hàng đầu, mà còn nhờ khung pháp lý chặt chẽ và chiến lược phát triển hợp lý.

thechinaproject.com
Nghị viện thế giới

“Rồng sắt” hiện đại - biểu tượng sức mạnh công nghệ

Từ Vạn Lý Trường thành - kỳ quan của quá khứ - đến mạng lưới đường sắt cao tốc - biểu tượng của thời đại mới, Trung Quốc không ngừng ghi dấu những thành tựu vĩ đại. Chỉ trong hơn một thập kỷ, đất nước gấu trúc đã tận dụng nguồn lực khổng lồ, công nghệ tiên tiến và năng lực triển khai vượt trội để xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất, hiện đại nhất thế giới. Không chỉ định hình lại giao thông trong nước, mạng lưới này còn trở thành biểu tượng cho sự phát triển, sức mạnh công nghệ và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu
Quốc tế

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu

Nhờ những nỗ lực bảo vệ dữ liệu cá nhân, Malaysia đã trở thành thành viên của Thỏa thuận thực thi quyền riêng tư xuyên biên giới của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2023. Vào năm 2024, quốc gia này tiếp tục sửa đổi Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) ban hành năm 2010. Được thiết kế để hiện thực hóa cam kết củng cố niềm tin trong nước và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, PDPA sửa đổi được kỳ vọng sẽ đưa Malaysia tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế và tìm kiếm sự công nhận từ các nước trong khu vực cũng như trên thế giới về bảo mật dữ liệu.

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số
Quốc tế

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số

Sau 3 năm có hiệu lực kể từ năm 2022, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) của Thái Lan đã chứng minh là một bước đi đúng đắn cần thiết, tạo ra một bộ tiêu chuẩn rõ ràng cho việc bảo vệ các thông tin cá nhân, giúp các doanh nghiệp địa phương nâng cao uy tín trên trường quốc tế.

Kết quả ấn tượng
Nghị viện thế giới

Kết quả ấn tượng

Năm 2015, Pháp ban hành Luật NOTRe nhằm cải cách chính quyền địa phương, giảm chi phí hành chính, tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý. Luật NOTRe được ban hành với các biện pháp chính như sáp nhập vùng hành chính, giảm số lượng hội đồng địa phương và tăng quyền tự chủ cho chính quyền cơ sở.

www.kl.dk
Nghị viện thế giới

Đan Mạch: Cải tổ cấu trúc mang tính lịch sử

Vào năm 2007, Đan Mạch đã trải qua một trong những cuộc cải cách chính quyền địa phương quan trọng nhất trong lịch sử đất nước, tạo ra một cấu trúc khu vực công hiệu quả và hiện đại hơn bằng cách giảm số lượng đô thị từ 271 xuống còn 98. Đồng thời, 14 tỉnh đã bị bãi bỏ và thay thế bằng 5 vùng hành chính lớn hơn.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Hoài bão trở thành vựa lương thực của thế giới

Indonesia đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại thông qua phát triển các cụm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chiến lược này nhằm giảm tối đa chi phí sản xuất lên đến 50% và tăng gấp đôi sản lượng, hướng đến mục tiêu trở thành vựa lương thực của thế giới.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Khung pháp lý toàn diện

Indonesia thiết lập một hệ thống pháp lý toàn diện để điều chỉnh và phát triển lĩnh vực nông nghiệp, tập trung vào tính bền vững, an ninh lương thực, cũng như tăng trưởng kinh tế. Trong đó, một số đạo luật, chính sách quan trọng có vai trò định hình ngành nông nghiệp của quốc gia này.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Thu hút thanh niên làm nông nghiệp công nghệ cao

Indonesia đang triển khai một chiến lược đầy tham vọng nhằm thu hút 50.000 thanh niên tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp hiện đại, với mục tiêu bảo đảm mức thu nhập tối thiểu 10 triệu rupiah (tương đương 640 USD) mỗi tháng. Đây là mức cao gấp 5 lần so với thu nhập trung bình hiện tại của nông dân Indonesia, thể hiện quyết tâm hiện đại hóa ngành nông nghiệp và giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trẻ trong lĩnh vực này.