Luồng gió mới, mở ra thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn giữa Việt Nam với Uzbekistan và Armenia

NHÂN KẾT THÚC TỐT ĐẸP CHUYẾN THAM DỰ ĐẠI HỘI ĐỒNG IPU-150, THĂM CHÍNH THỨC CỘNG HÒA UZBEKISTAN VÀ CỘNG HÒA ARMENIA CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN VÀ PHU NHÂN CÙNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU CẤP CAO VIỆT NAM:

Luồng gió mới, mở ra thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn giữa Việt Nam với Uzbekistan và Armenia

head.jpg

Sáng nay, 9.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Đại hội đồng IPU - 150, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Trả lời phỏng vấn báo chí, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội LÊ QUANG TÙNG khẳng định, chuyến thăm đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương nói chung, hợp tác đa phương nghị viện và vai trò của IPU nói riêng; đồng thời, thổi một “luồng gió mới” cho quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, mở ra một thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển của ta và hai nước bạn trong giai đoạn hiện nay.

Xung lực mạnh mẽ thúc đẩy quan hệ Việt Nam với Armenia và Uzbekistan

ctqh-tran-thanh-man11.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến dự Lễ khai mạc IPU-150. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc chuyến tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (Đại hội đồng IPU - 150) và thăm chính thức Armenia, Uzbekistan. Xin ông chia sẻ những kết quả nổi bật của chuyến thăm tới hai hai nước Armenia, Uzbekistan?

- Đến giờ phút này, có thể khẳng định chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU - 150 và thăm chính thức Armenia, Uzbekistan từ ngày 2 đến ngày 8.4.2025 đã thành công tốt đẹp.

anh-1.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Nghị viện các nước thành viên IPU tham dự Lễ khai mạc Đại hội đồng IPU-150. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Với sự tiếp đón nồng hậu và trọng thị của cả hai nước, Chủ tịch Quốc hội đã hoàn tất một lịch trình làm việc với nhiều nội dung phong phú, thực chất và hiệu quả, nổi bật là các cuộc hội đàm, hội kiến, gặp gỡ với tất cả các Lãnh đạo cấp cao nhất của hai nước, Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp hai nước... Có thể nói, chuyến thăm đã thổi một “luồng gió mới” cho quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp sẵn có giữa Việt Nam với hai nước, mở ra một thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển của ta và hai nước bạn trong giai đoạn hiện nay.

ctqh-tran-thanh-man1-44.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng IPU-150. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Kết quả chuyến công tác lần này có thể đúc kết thành 3 điểm nổi bật như sau:

Một là, chuyến thăm đã góp phần mạnh mẽ vào việc củng cố tin cậy chính trị, làm sống động lại và tạo xung lực để Việt Nam và Armenia, Uzbekistan tiếp tục thắt chặt và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với hai nước, hai dân tộc. Bày tỏ khâm phục những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội nổi bật của Việt Nam cũng như ấn tượng sâu sắc, tốt đẹp về đất nước và người Việt Nam trong quá trình giành độc lập dân tộc và phát triển đất nước, Lãnh đạo hai nước đánh giá cao vị thế ngày càng cao của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới, khẳng định coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á, là hình mẫu điển hình trong quá trình hội nhập quốc tế và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ với Việt Nam.

Hai là, Lãnh đạo ta và Lãnh đạo hai nước nhất trí cần tăng cường trao đổi, tiếp xúc các cấp, nhất là cấp cao, trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và giao lưu nhân dân. Lãnh đạo cấp cao của Armenia và Uzbekistan đều bày tỏ mong muốn sớm sang thăm Việt Nam đồng thời mong muốn đón Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí Lãnh đạo chủ chốt ta sang thăm trong thời gian tới.

anh-2.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dự Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng IPU-150. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Nhân chuyến thăm, Quốc hội Việt Nam đã quyết định thành lập Nhóm Nghị sĩ hữu nghị với Armenia và Uzbekistan. Chuyến đi cũng chứng kiến việc ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội Armenia và Uzbekistan, cũng như một số văn kiện, thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực khác. Qua đó góp phần củng cố cơ sở pháp lý để thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với hai nước trên tất cả các kênh và các lĩnh vực, cũng như quan hệ giữa các cơ quan lập pháp trong thời gian tới.

Các nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường trao đổi đoàn cấp cao của Lãnh đạo Quốc hội, các hoạt động hợp tác giữa các Cơ quan của Quốc hội, Nhóm Nghị sĩ hữu nghị, Nhóm Nghị sĩ trẻ, Nhóm nữ nghị sĩ, các Đại biểu Quốc hội của hai nước; tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm giữa các Ủy ban chuyên môn và các Đại biểu Quốc hội trong hoạt động nghị trường, đặc biệt trong lĩnh vực lập pháp, giám sát. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường giám sát và đôn đốc thực hiện hiệu quả các Thỏa thuận hợp tác song phương và đa phương mà Chính phủ hai nước đã ký kết hoặc tham gia, đặc biệt là các hiệp định giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại…

psa-dbqh1-1-66.jpg
Các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dự Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng IPU-150. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Chủ tịch Quốc hội và các nhà lãnh đạo Armenia, Uzbekistan cũng đã nhất trí tăng cường phối hợp, xem xét ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức quốc tế, diễn đàn khu vực và đa phương.

Ba là, Chủ tịch Quốc hội và Lãnh đạo hai nước đã thống nhất các biện pháp thúc đẩy hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, nhất trí tăng cường kết nối giao thông, đẩy mạnh vận tải đa phương thức để đưa hàng hóa đến với thị trường của nhau và các nước khu vực. Trong đó, các bên nhấn mạnh việc kết nối đường sắt từ Việt Nam đến Trung Á, Kavkaz và xa hơn theo các hành lang Đông – Tây và Bắc – Nam. Chủ tịch Quốc hội và các nhà Lãnh đạo Armenia và Uzbekistan nhất trí sẽ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo đà thuận lợi để các doanh nghiệp hai nước đầu tư, kinh doanh, nhất là trong các lĩnh vực hai bên có thế mạnh như y tế, dệt may, năng lượng -dầu khí, chế biến nông sản, nuôi trồng thủy sản…

psa-dbqh2-1.jpg
Các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dự Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng IPU-150. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Chủ tịch Quốc hội và Lãnh đạo hai nước đã thống nhất các biện pháp thúc đẩy hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, nhất trí tăng cường kết nối giao thông, đẩy mạnh vận tải đa phương thức để đưa hàng hóa đến với thị trường của nhau và các nước khu vực. Trong đó, các bên nhấn mạnh việc kết nối đường sắt từ Việt Nam đến Trung Á, Kavkaz và xa hơn theo các hành lang Đông – Tây và Bắc – Nam. Chủ tịch Quốc hội và các nhà Lãnh đạo Armenia và Uzbekistan nhất trí sẽ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo đà thuận lợi để các doanh nghiệp hai nước đầu tư, kinh doanh, nhất là trong các lĩnh vực hai bên có thế mạnh như y tế, dệt may, năng lượng -dầu khí, chế biến nông sản, nuôi trồng thủy sản…

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội và Lãnh đạo hai nước khẳng định Việt Nam và Armenia, Uzbekistan vẫn còn nhiều triển vọng và dư địa để thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực như giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, văn hóa, thể thao, du lịch…. Các nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường tổ chức các ngày văn hóa, hoạt động biểu diễn nghệ thuật để tăng cường hiểu biết giữa nhân dân hai nước, khôi phục và thúc đẩy hợp tác giáo dục – đào tạo, tăng cường quảng bá du lịch, mở các đường bay và tăng tần suất các chuyến bay…

ipu2-77.jpg
Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev chụp ảnh chung với các Trưởng đoàn Nghị viện, Quốc hội các nước tham dự Đại hội đồng IPU-150. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Ngoài ra, nhất trí giao các bộ, ngành, cơ quan liên quan khẩn trương đàm phán, ký mới hoặc sửa đổi bổ sung các hiệp định, thỏa thuận hợp tác song phương để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, thúc đẩy hơn nữa quan hệ trong giai đoạn mới.

Với những dấu ấn nổi bật nêu trên, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tạo xung lực mạnh mẽ và điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với Armenia và Uzbekistan.

- Thời gian tới, các Bộ ngành của ta sẽ tiến hành những biện pháp cụ thể nào để triển khai các kết quả tích cực đạt được từ chuyến thăm, thưa ông?

ctqh-tran-thanh-man21-1-88.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

- Để triển khai hiệu quả các kết quả chuyến thăm, trong thời gian tới, các Bộ, ngành của ta cần triển khai đồng bộ các biện pháp sau:

Thứ nhất, các bộ, ngành, cơ quan chức năng ta cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan của hai nước bạn sớm cụ thể hóa các kết quả và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước bằng các chương trình, kế hoạch, với các lộ trình và giải pháp khả thi, phù hợp với khả năng và lợi ích của cả hai bên.

Về chính trị, cần đưa vào chương trình, kế hoạch và chuẩn bị chu đáo, tổ chức hiệu quả các chuyến thăm, các hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao với hai nước trong thời gian tới. Về kinh tế, cần tận dụng và phát huy các cơ chế hợp tác hiện có, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế mới để hợp tác đầu tư, đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường hai nước và qua đó vào thị trường các nước trong khu vực. Các lĩnh vực khác cũng cần có kế hoạch đàm phán, ký kết các văn kiện tạo khuôn khổ pháp lý, đồng thời có lộ trình triển khai cũng như giám sát thực hiện các hoạt động xúc tiến hợp tác cụ thể.

d3.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong với các đại biểu tại cuộc gặp trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng IPU - 150 tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Cần đưa vào chương trình, kế hoạch và chuẩn bị chu đáo, tổ chức hiệu quả các chuyến thăm, các hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao với hai nước trong thời gian tới. Về kinh tế, cần tận dụng và phát huy các cơ chế hợp tác hiện có, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế mới để hợp tác đầu tư, đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường hai nước và qua đó vào thị trường các nước trong khu vực. Các lĩnh vực khác cũng cần có kế hoạch đàm phán, ký kết các văn kiện tạo khuôn khổ pháp lý, đồng thời có lộ trình triển khai cũng như giám sát thực hiện các hoạt động xúc tiến hợp tác cụ thể.

Thứ hai, các Bộ, ngành ta cần thường xuyên trao đổi thông tin, nâng cao hiệu quả việc phối hợp, tăng cường trao đổi với bộ, ngành, cơ quan hai nước để rà soát kết quả và tiến độ, kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn nhằm thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao ta và Lãnh đạo cấp cao hai nước, trong đó có các thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm lần này của Chủ tịch Quốc hội.

Thứ ba, bên cạnh sự quan tâm của Lãnh đạo hai bên, sự nỗ lực của các bộ ngành, cơ quan liên quan, rất cần sự chủ động tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân thông qua các hoạt động, các dự án hợp tác cụ thể. Các hiệp hội, tổ chức doanh nghiệp hữu nghị và các cán bộ, sinh viên Việt Nam đã từng học tập, sinh sống, kinh doanh tại Armenia và Uzbekistan có thể thúc đẩy kết nối, tăng cường giao lưu hiểu biết và khôi phục, mở rộng các lĩnh vực hợp tác, góp phần củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân hai Armenia và Uzbekistan, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các nước trong mọi lĩnh vực.

ctqh-01-trung-quoc-11.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Lạc Tang Giang Thôn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương, hợp tác đa phương nghị viện

- Xin ông cho biết những kết quả nổi bật trong chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự Đại hội đồng IPU-150?

- Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU-150 đã thành công tốt đẹp với những dấu ấn nổi bật sau:

Thứ nhất, đây là chuyến công tác đầu tiên của Người đứng đầu Quốc hội Việt Nam trong năm 2025 và tham dự Đại hội đồng IPU-150. Điều này đã gửi đi một thông điệp hết sức rõ ràng về sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương nói chung, hợp tác đa phương nghị viện và vai trò của IPU nói riêng. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh quốc tế hiện đang có những bất ổn, thách thức như cạnh tranh nước lớn, xung đột, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, suy giảm cam kết chính trị, nguồn lực cho các mục tiêu đa phương, nhất là cho thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc và trợ giúp cho các nước đang phát triển.

song-phuong-nga-a4.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc song phương với Chủ tịch Thượng viện Liên bang Nga Valentina Matvienko. Ảnh: Lam Giang

Đại hội đồng IPU-150 có khoảng 130 đoàn nghị viện thành viên IPU với hơn 700 Nghị sĩ Quốc hội tham dự, trong đó có 49 Chủ tịch Quốc hội/Nghị viện, 46 Phó Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch, Tổng Thư ký IPU; 8 thành viên liên kết và đại diện các Tổ chức quốc tế, quan sát viên của IPU.

Thứ hai, Chủ tịch Quốc hội đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên toàn thể của Đại hội đồng IPU-150 với những đánh giá sâu sắc về tình hình thế giới hiện nay, cùng các đề xuất cụ thể, kêu gọi nghị viện các quốc gia đồng hành, tăng cường hợp tác liên nghị viện, phát huy vai trò của IPU và các nghị viện thành viên trong điều phối các nỗ lực chung để giải quyết các thách thức hiện nay, nhằm thực hiện thành công các mục tiêu đề ra, đặc biệt là các mục tiêu về phát triển xã hội.

song-phuong-nga.jpg
Các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại buổi tiếp xúc. Ảnh: Lam Giang

Lãnh đạo IPU và các nước đánh giá cao thông điệp của Trưởng đoàn Việt Nam phù hợp với chủ đề của Đại hội đồng là Hành động của nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội, góp phần định hướng sự phối hợp hành động của nghị viện hướng tới Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về phát triển xã hội vào cuối năm nay.

Lãnh đạo IPU và các nước đánh giá cao thông điệp của Trưởng đoàn Việt Nam phù hợp với chủ đề của Đại hội đồng là Hành động của nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội, góp phần định hướng sự phối hợp hành động của nghị viện hướng tới Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về phát triển xã hội vào cuối năm nay.

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội cũng đã nêu bật nỗ lực của Đảng, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam về phát triển kinh tế-xã hội, lấy người dân làm trung tâm và không bỏ ai lại phía sau.

z6478768125678-193d62aaaf1f36da8fa7009a0b9d6bd5.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla và Đoàn đại biểu hai nước tại cuộc tiếp xúc song phương. Ảnh: Lam Giang

Thứ ba, nhân dịp dự Đại hội đồng IPU-150, Chủ tịch Quốc hội đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Chủ tịch và Tổng Thư ký IPU, Chủ tịch Quốc hội/Nghị viện các nước, bao gồm các nước ta có quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt hoặc là Đối tác chiến lược toàn diện của ta, nhằm trao đổi các biện pháp để thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với IPU và với các nước, các nghị viện thành viên IPU; phát huy tốt hơn vai trò của Nghị viện mỗi nước trong việc mở rộng và làm sâu sắc quan hệ hợp tác, đối tác trên tất cả các lĩnh vực: chính trị - đối ngoại, kinh tế, thương mại, đầu tư, năng lượng, khoa học công nghệ và chuyển đổi số, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân…; đôn đốc, giám sát và thúc đẩy triển khai các cơ chế hợp tác và các hiệp định, thỏa thuận hợp tác đã được ký kết giữa Chính phủ và các cơ quan, ban ngành của Việt Nam với các đối tác; cũng như trao đổi kinh nghiệm hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm tạo các khuôn khổ pháp lý thuận lợi về lâu dài cho hợp tác của Việt Nam với các đối tác.

pct-quangphuong-a3.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp Phó Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Julia Krondid. Ảnh: Lam Giang

Trong các cuộc trao đổi, tiếp xúc, các Lãnh đạo Quốc hội cũng đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có việc đóng góp vào thúc đẩy tăng trưởng bền vững, bao trùm và vào các nỗ lực của cộng đồng quốc tế về duy trì hòa bình, ổn định và phát triển trong một môi trường quốc tế ngày càng bất định, khó lường và diễn biến phức tạp.

Cùng với các hoạt động của Chủ tịch Quốc hội, các thành viên Đoàn Việt Nam đã có chương trình làm việc đa dạng, tích cực, hiệu quả với các đối tác song phương, đa phương và tại các cơ chế của IPU, được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao,

góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh của Quốc hội Việt Nam trong diễn đàn nghị viện đa phương.

- Xin ông cho biết, thời gian tới, Việt Nam và các nước sẽ tiến hành những biện pháp cụ thể nào tiếp tục đóng góp vào mục tiêu “Hành động của nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội” như chủ đề Đại hội đồng IPU- 150 đang thúc đẩy?

- Chủ đề Đại hội đồng IPU-150 là “Hành động nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội”; thể hiện sự đồng hành, đóng góp thiết thực của IPU và các nghị viện thành viên hướng tới Hội nghị Thượng đỉnh về phát triển xã hội của Liên Hợp Quốc vào tháng 11.2025.

Đảng và Nhà nước ta có chủ trương, chính sách hết sức tiến bộ, ưu việt về phát triển và công bằng xã hội. Các chỉ số phát triển con người của Việt Nam liên tục tăng những năm qua và ở mức cao hơn trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam, cũng như mặt bằng chung ở khu vực Đông Nam Á.

Với chức năng lập pháp và giám sát, Quốc hội sẽ tiếp tục hoàn thiện các thể chế, cơ chế pháp lý tạo khuôn khổ chặt chẽ, đồng bộ, thuận lợi cho việc triển khai các chủ trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch, thực thi các văn bản quy phạm pháp luật và có sự giám sát hiệu quả việc thực hiện các mục tiêu đề ra; lồng ghép các khuyến nghị trong các Nghị quyết của IPU về phát triển và công bằng xã hội trong quá trình lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng quốc gia.

Với chức năng lập pháp và giám sát, Quốc hội sẽ tiếp tục hoàn thiện các thể chế, cơ chế pháp lý tạo khuôn khổ chặt chẽ, đồng bộ, thuận lợi cho việc triển khai các chủ trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch, thực thi các văn bản quy phạm pháp luật và có sự giám sát hiệu quả việc thực hiện các mục tiêu đề ra; lồng ghép các khuyến nghị trong các Nghị quyết của IPU về phát triển và công bằng xã hội trong quá trình lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng quốc gia.

Cùng với đó các các hoạt động ngoại giao nghị viện song phương và đa phương phong phú, nhất là ở cấp cao sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các nghị viện và tại các khuôn khổ liên nghị viện vì lợi ích chung của các quốc gia và người dân trên toàn thế giới.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu
Chính trị

Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta

Lời Tòa soạn: Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc chiều 12.4. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm:

Bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Chính trị

Bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 12.4, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và tiến hành họp phiên bế mạc. Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị với tỷ lệ tuyệt đối. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc.

Xuất bản cuốn sách "Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chính trị

Xuất bản cuốn sách "Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890-19.5.2025), 80 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến (23.9.1945-23.9.2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới
Chính trị

Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam vào ngày 14 và 15.4.

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ
Thời sự Quốc hội

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Sở Nội vụ Hải Phòng kiến nghị cần có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu, giới thiệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ để thành phố triển khai thực hiện chính sách tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao...

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo
Thời sự Quốc hội

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo

Sáng 11.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Trường Giang, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh

Sáng 11.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp; khảo sát tình hình phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia.

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự
Thời sự Quốc hội

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Sáng 11.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp họp thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14 đến 15.4.2025.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác

Chiều 10.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về các nhiệm vụ, giải pháp điều hành phát triển kinh tế, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ, nhất là sau khi Tổng thống Hoa Kỳ D.Trump công bố áp dụng mức thuế 10% và tạm hoãn áp dụng thuế đối ứng với nhiều đối tác thương mại trong vòng 90 ngày.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh

Chiều 10.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.