Quốc hội thảo luận về công tác tư pháp

Phòng, ngừa tội phạm là trách nhiệm của toàn xã hội

Nhấn mạnh, công tác phòng, chống tội phạm đã có nhiều điểm sáng, đây không phải chỉ là kết quả của riêng năm 2023 mà là sự nỗ lực, cố gắng rất nhiều năm của các cơ quan tư pháp, tuy nhiên thảo luận về công tác tư pháp hôm nay, 21.11, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần tiếp tục chú trọng công tác phòng, ngừa, xác định đây không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan tư pháp mà là trách nhiệm của toàn xã hội.

Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến phức tạp

Theo ĐBQH Lý Thị Lan (Hà Giang), công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ vững trật tự an toàn xã hội đã góp phần quan trọng phục vụ nhiệm phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của đất nước. Các cơ quan tư pháp đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kiềm chế sự gia tăng và kéo giảm số vụ phạm tội về trật tự xã hội. Tỷ lệ điều tra khám phá án về trật tự xã hội rất nghiêm trọng đạt 93,2%; án đặc biệt nghiêm trọng đạt 96,62%, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao. Điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm tham nhũng, tiêu cực, thu hồi tối đa tài sản bị chiếm đoạt. Các cơ quan tư pháp cũng triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa, đấu tranh các hoạt động buôn bán, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của truyền thông, mạng xã hội, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật cũng nổi lên nhiều vấn đề rất đáng lưu ý. Đại biểu Lý Thị Lan cho biết, các vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đang diễn biến rất phức tạp, trong khi đó, tỷ lệ điều tra, xử lý, thu hồi tài sản đối với hành vi này rất thấp, vì phương thức, thủ đoạn của các đối tượng này tinh vi, phức tạp. Các đối tượng đều có kiến thức sâu về công nghệ thông tin nên khó thu thập tài liệu, chứng cứ, đặc biệt là chứng cứ điện tử rất dễ bị tẩy xóa, khó khôi phục và thường có yếu tố nước ngoài.

Dẫn thực tế bất cứ đại biểu nào cũng từng nhận được một cuộc gọi lừa đảo hay tin nhắn rác, ĐBQH Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) thẳng thắn, số lượng hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông, mạng internet đang ngày càng gia tăng với nhiều phương thức mới, thủ đoạn tinh vi hơn. Do vậy, để bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin người dùng, đại biểu đề nghị, Chính phủ và các bộ, ngành cần phải có giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ hơn để phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm trên không gian mạng, chuẩn hóa thông tin thuê bao di động, loại bỏ hoàn toàn sim rác. Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông cần tăng cường triệt phá các loại tội phạm lừa đảo qua các App, điển hình là những cuộc gọi mạo danh.

Cho rằng, đang có khoảng trống pháp lý trong việc tẩu tán tài sản lừa đảo trên không gian mạng, ĐBQH Hồ Thị Kim Ngân (Bắc Kạn) nêu rõ, nhiều người dân bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng và đã trình báo với cơ quan chức năng, nhưng luật hiện hành lại chưa có quy định và chưa có hướng dẫn về việc phong tỏa tài sản khẩn cấp.

Cụ thể, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân chỉ rõ, tại Điều 129, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định “Phong tỏa tài sản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. Phong tỏa tài sản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội”. Do đó, lực lượng chức năng không có cơ sở để ngăn chặn đối tượng lừa đảo tẩu tán số tiền vừa chiếm đoạt. Điều này gây khó khăn cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của cơ quan chức năng và thiệt hại cho người dân, cần được cơ quan chức năng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.

Còn khoảng trống pháp lý đối với tội phạm chiếm đoạt tài sản

Đại biểu Lý Thị Lan cũng cho rằng còn có khoảng trống pháp lý trong xử lý tội phạm chiếm đoạt tài sản. Tội danh này là hành vi lừa đảo, cố ý chuyển tài sản của người khác thành tài sản của mình một cách bất hợp pháp. Thủ đoạn của việc chiếm đoạt đó là hành vi gian dối, các yếu tố cấu thành tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gồm khách thể của tội phạm là quyền sở hữu tài sản, cụ thể các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ sở hữu tài sản đối với các tài sản bị chiếm đoạt. Đối tượng tác động là tài sản, bao gồm tiền, giấy tờ có giá và quyền về tài sản.

Theo đại biểu Lý Thị Lan, loại tội phạm này dùng các hành vi, thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản mà ngay lúc đó người bị chiếm đoạt tài sản không nhận ra hành vi gian dối. Đưa ra thông tin giả nhưng người khác tin đó là sự thật, đây chính là nguyên nhân trực tiếp khiến người bị hại tin tưởng mà giao tài sản cho người phạm tội, dẫn đến hậu quả là tài sản của người bị hại bị chiếm đoạt.

Trong khi đó, quá trình xác định tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay rất khó khăn, vì rất dễ nhầm lẫn giữa tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bộ luật Hình sự cũng chưa quy định pháp nhân thương mại là chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện nay pháp nhân thương mại chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi phạm tội tại các điều được liệt kê tại Điều 76 của Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản lại không được liệt kê trong số các tội đó.

Vì vậy, đại biểu Lý Thị Lan đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan cần có giải pháp ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về hành vi chiếm đoạt tài sản và thủ đoạn gian dối của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bổ sung quy định về pháp nhân thương mại là chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản để có cơ sở pháp lý giải quyết những vấn đề bất cập trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Hay như câu chuyện rất “nóng” hiện nay, nhiều người dân gửi đơn, thư đến cơ quan chức năng phản ánh về việc các công ty bảo hiểm để nhân viên ngân hàng tư vấn sai sự thật, mời gọi khách hàng chuyển tiền gửi tiết kiệm sang mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm đầu tư. Nhiều trường hợp nhân viên công ty bảo hiểm tư vấn mua bảo hiểm không thông tin đầy đủ về nội dung của hợp đồng hoặc sai lệch thông tin hợp đồng bảo hiểm, làm ảnh hưởng lớn đến lòng tin của người dân với hệ thống ngân hàng và bảo hiểm. Đại biểu Nguyễn Minh Tâm đề nghị, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước chủ động rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện các quy định liên quan đến lĩnh vực này, tích cực thanh tra, kiểm tra và chuyển cơ quan điều tra khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

Đánh giá công tác phòng, chống tội phạm đã có nhiều điểm sáng, đây không phải chỉ là kết quả của riêng năm 2023 mà là sự nỗ lực, cố gắng rất nhiều năm của các cơ quan tư pháp, tuy nhiên ĐBQH Trần Công Phàn (Bình Dương) cũng chỉ rõ, tội phạm vẫn tăng lên, đòi hỏi chúng ta phải chú trọng hơn nữa đến công tác phòng, ngừa. Nhấn mạnh đây không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật, không phải trách nhiệm của các cơ quan tư pháp mà là trách nhiệm của toàn xã hội, đại biểu Trần Công Phàn đề nghị, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, phải nhìn nhận rõ xã hội có 2 hiện tượng: tích cực và tiêu cực. Muốn làm giảm tiêu cực, tấn công trực tiếp vào tiêu cực thì phải tăng cường các giải pháp tích cực. Đồng thời, đã đến lúc phải nghiên cứu một cách căn cơ, đầy đủ về nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tội phạm để có biện pháp phòng, ngừa cho đúng.

Giải trình trước Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cũng cho rằng, việc cần quan tâm, coi trọng và tập trung là công tác phòng, ngừa để có thể chủ động ngăn chặn kịp thời tội phạm từ gốc. Công tác phòng, ngừa có liên quan đến cả công tác xây dựng pháp luật và cả cộng đồng xã hội phải cùng tham gia, với nhiều biện pháp, trong đó có cả câu chuyện đấu tranh, ngăn chặn, xử lý. Nhưng đồng thời mọi người cũng phải biết tự bảo vệ mình, có phòng ngừa, có cảnh giác… Có như vậy công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm sẽ hiệu quả hơn.

Phiên thảo luận ghi nhận 19 đại biểu phát biểu thảo luận tại Hội trường, phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định khẳng định, các đại biểu đã chỉ ra những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, phương hướng, giải pháp trong thời gian tới. Các giải pháp mà các đại biểu Quốc hội nêu đã gợi mở nhiều vấn đề để các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, thực hiện công việc tốt hơn trong thời gian tới.

Diễn đàn Quốc hội

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Có giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số, tuy nhiên, thảo luận tại tổ về dự án Luật này, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn về nguồn nhân lực, hạ tầng cho phát triển công nghiệp công nghệ số. Đồng thời, hoạt động phát triển trí tuệ nhân tạo cần được quản lý chặt chẽ và tinh thần là "mức độ rủi ro đến đâu sẽ có mức độ quản lý cao đến đó".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất nguy hiểm

Hóa chất đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong phát triển các ngành sản xuất. Với mức độ phổ biến rộng khắp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất, nhất là hóa chất nguy hiểm.

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ)
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Từ thực tiễn nắm bắt các ý kiến, kiến nghị của cử tri và hoạt động giám sát tại địa phương, cơ sở, tham gia thảo luận tại Hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, bên cạnh việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thì Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, có chính sách cụ thể phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, chuyển đổi xanh… Đây là những động lực quan trọng để đưa đất nước vững vàng tiến bước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn
Diễn đàn Quốc hội

Có giải pháp chấn chỉnh kịp thời các vi phạm

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về quản lý thực phẩm chức năng tại Kỳ họp thứ Tám, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, vướng mắc nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến quảng cáo trên mạng internet và mạng xã hội. Trong đó, có những trang mạng đặt tại nước ngoài nên rất khó xử lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, hiệu quả

Với những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đã được nhận diện, Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm thực sự khắc phục tồn tại, hạn chế đã chỉ ra, bao gồm cả các văn bản mới ban hành, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và các nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực
Quốc hội và Cử tri

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực

Nhìn lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG (Nghệ An) cho rằng, phiên họp diễn ra sôi nổi, ngày càng đổi mới và đi vào thực chất. Đại biểu kỳ vọng, các "tư lệnh" ngành sẽ thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có các giải pháp đột phá, căn cơ hơn để biến những cam kết, lời hứa trên nghị trường thành hiện thực.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Có cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy

Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, tại phiên thảo luận chiều 13.11, đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy và xem xét khả năng huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện chương trình.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá kỹ hiệu quả tài chính, chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí đầu tư Dự án, song cũng đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính, chuẩn bị các phương án, nguồn lực để bảo đảm thực hiện dự án hiệu quả, đúng tiến độ.